Tran Van Dung * , Do Do Ba Tan and Vu Van Long

* Corresponding author (tvandung@ctu.edu.vn)

Abstract

The objective of this study was to evaluate the potential of rice farming models in Vi Thanh city, Hau Giang province. The quantitative approach was applied by FAO (1976) to assess the natural suitability and suitable land classification for land use types (S1, S2, S3 and N). The results showed that Vi Thanh city including seven soil groups: Anthropic-Regosols was about 5,371.42 ha (45.19%), Mollic-Gleysols was 2,630 ha (22.13%), Eutric-Gleysols was 1,814 ha (15.26%), Epi-ProtoThionic-Gleysols was 1,458 ha (12.27%), Epi-OrthiThionic-Gleysols was 238 ha (2.00%), Endo-OrthiThionic-Gleysols was 203 ha (1.71%) and Endo-ProtoThionic-Gleysols was 172 ha (1.44%). This study area had 11 soil units and 5 land suitability zones (I, II, III, IV and V). There were 4 land use types: double rice, triple rice, rice-upland crops and rice-fish. In general, all land suitability zones I, II, III, IV and V were adaptive capacity from high to the highest in all land use types in this site.
Keywords: Hau Giang, land evaluation, land suitability zoning, rice farming model

Tóm tắt

Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá tiềm năng đất đai và phân vùng thích nghi của các mô hình canh tác lúa tại Thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Phương pháp theo FAO (1976) được sử dụng để đánh giá thích nghi tự nhiên và phân hạng thích nghi cho từng kiểu sử dụng đất (S1, S2, S3 và N). Kết quả nghiên cứu cho thấy TP. Vị Thanh có 7 nhóm đất chính: nhóm đất xáo trộn (Anthropic-Regosols) có diện tích 5.371,42 ha (45,19%), đất phù sa có tầng nhiều mùn (Mollic-Gleysols) có diện tích 2,630 ha (22,13%), đất phù sa trung tính ít chua Eutric-Gleysols có diện tích 1.814 ha (15,26%), phèn tiềm tàng nông (Epi-ProtoThionic-Gleysols) có diện tích 1.458 ha (12,27%), phèn hoạt động nông (Epi-Orthi Thionic-Gleysols) có diện tích 238 ha (2,00%), phèn hoạt động trung bình (Endo-OrthiThionic-Gleysols) có diện tích 203 ha (1,71%) và đất phèn tiềm tàng trung bình (Endo-ProtoThionic-Gleysols) có diện tích 172 ha (1,44%). Thành phố Vị Thanh có 11 đơn vị đất được phân thành 5 vùng thích nghi đất đai I, II, III, IV và V. Có 4 kiểu sử dụng đất gồm: lúa 2 vụ, lúa 3 vụ, 2 lúa-1 màu và lúa-cá. Nhìn chung, tất cả các vùng thích nghi I, II, III, IV và V đều thích nghi trung bình (S2) đến thích nghi cao (S1) cho các kiểu sử dụng đất.
Từ khóa: Đánh giá đất đai, Hậu Giang, mô hình canh tác lúa, phân vùng thích nghi

Article Details

References

Cao Quốc Nam, Nguyễn Văn Nhiều Em, Lê Đăng Khoa và Phạm Thị Tố Anh, 2016. Đánh giá hiện trạng kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi cá trong ruộng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 47b: 24-37.

FAO, 1976. A Framework for Land Evaluation, Soil Bull., vol. 32 (1976), Rome, Italy.

Lê Hồng Việt, Châu Minh Khôi, Đỗ Bá Tân và Trần Huỳnh Khanh, 2016. Phân tích hiệu quảkinh tế của các mô hình canh tác thích ứng điều kiện xâm nhập mặn tại tỉnh Hậu Giang. Tạp chíKhoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Nông nghiệp (Tập 4): 22-28.

Lê Hồng Việt, Vũ Văn Long, Thị Tú Linh, Đỗ Bá Tân và Châu Minh Khôi, 2018. Ảnh hưởng của luân canh lúa-dưa hấu đến độ hữu dụng của đạm, lân trong đất và năng suất lúa trên nền đất phèn tại tỉnh Hậu Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54 (Số chuyên đề: Nông nghiệp): 235-240.

Lê Thái Bạt, Vũ Năng Dũng, Bùi Thị Ngọc Dung và ctv. 2015. Sổ tay điều tra, phân loại, lập bản đồ đất và đánh giá đất đai. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, Việt Nam.

Võ Văn Hà, Nguyễn Duy Cần và Đặng Kiều Nhân. 2004. Xác định mực nước tốt nhất cho lúa và cá trong hệ thống canh tác lúa-cá nước ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ.1: 137-146.

Vũ Văn Long, Nguyễn Văn Quí và Châu Minh Khôi. 2018. Ảnh hưởng của luân canh cây trồng cạn trên nền đất trồng lúa ba vụ đến khả năng cung cấp lân của đất. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 3+4: 97-101.