Nguyen Thi Kim Vui * , Nguyen Thi Thu Nga , Huynh Kim Dinh and Nguyen Huu Hue

* Corresponding author (ntkimvui@gmail.com)

Tóm tắt

Nghiên cứu đánh giá hiệu quả phòng trị bệnh cháy lá hành do vi khuẩn Xanthomonas sp. bằng thực khuẩn thể Ф31 (TKT Ф31), chất kích kháng CaSiO3, thuốc Starner 20WP và biện pháp phối hợp TKTФ31, chất kích kháng CaSiO3 và thuốc Starner 20WP được thực hiện ở điều kiện nhà lưới và ngoài đồng. Ở điều kiện nhà lưới, tất cả các nghiệm thức có xử lý đều cho hiệu quả giảm bệnh khác biệt có ý nghĩa thống kê so với đối chứng. Trong đó, nghiệm thức biện pháp phối hợp cho hiệu quả phòng trị bệnh tốt nhất với trung bình phần trăm diện tích lá bệnh (TBPTDTLB) thấp hơn và khác biệt có ý nghĩa với các nghiệm thức còn lại và đối chứng ở 11 ngày sau khi lây bệnh (NSKLB). Kế đến, bốn nghiệm thức TKT Ф31 kết hợp CaSiO3, TKT Ф31 kết hợp Starner 20WP, CaSiO3 kết hợp Starner 20WP và Starner 20WP, có hiệu quả giảm bệnh tương đương, khác biệt không có ý nghĩa qua phân tích thống kê. Kết quả thí nghiệm ngoài đồng, nghiệm thức biện pháp phối hợp cho hiệu quả giảm bệnh tốt với tỷ lệ bệnh và năng suất khác biệt có ý nghĩa đối với nghiệm thức đối chứng và các nghiệm thức có xử lý khác. Kế đến nghiệm thức Starner 20WP, TKT Ф31 kết hợp chất kích kháng CaO + SiO2, TKT Ф31 kết hợp Starner 20WP, chất kích kháng CaO + SiO2 kết hợp Starner 20WP và nghiệm thức nông dân đều cho hiệu quả giảm bệnh và năng suất tương đương nhau, khác biệt ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng.
Từ khóa: Allium fistilosum L., bệnh cháy lá, CaSiO3, thuốc Starner 20WP, thực khuẩn thể, Xanthomonas sp.

Article Details

References

Iriarte, F.B., Balogh B., Momol M.T., Smith L.M., Wilson M., and Jones J.B., 2007. Factors affecting survival of bacteriophage on tomato leaf surfaces. Applied and Environmental Microbiology. 73(6):1704-1711.

Balogh, B., CanterosB.I., Stall, R.E., and Jones, J.B., 2008. Control of citrus canker and citrus bacterial spot with bacteriophages. Plant Disease. 92 (7):1048-1052.

Black, L., Conn, K., Gabor, B., Kao, J., and Lutton, J., 2012. Onion Disease Guide, A Practical guide for seedmen, growers and Agriculture Advisors. SeminisGrow forward. 71 pages.

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Vĩnh Long, 2018. Báo cáo tiến độ sản xuất 9 tháng đầu năm 2018.

Cooke, B., 2006. Disease assessment and yield loss. In The epidemiology of plant diseases, 43-80: Springer.

Đặng Thị Cúc., 2007. Giáo trình Vi Sinh Đại Cương, Trường Đại học Nông Lâm, 47-48.

Heath, M.C., 1980. Reaction of nonsusceptsto fungal pathogenes. Annual Review Phytopathol, 18: 211-236.

Jones, J., B, 2007. Bacteriophages for Plant Disease Control, Annual Review of ofPhytopathology, 45: 245-262.

Lang, J. M., Gent, D. H., and Schwartz, H. F., 2007. Management of Xanthomonas leaf blight of onion with bacteriophages and a plant activator. Plant Disease. 91(7): 871-878.

Lecourieux, D., Ranjeva, R., and Pugin, A., 2006. Calcium in plant defence-signallingpathways. New Phytologist. 171(2):249-69.

Marschner, P. 2012. Marschner’sMineral Nutrition of Higher Plants. London: Academic Press. 672 pages

NguyễnBảo Vệ và NguyễnHuy Tài, 2010. Giáo trình Dinh dưỡng khoáng cây trồng. Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng. Trường Đại học cần Thơ.

NguyễnHoàng Phúc, 2017. Tuyển chọn các thuốc hóa học có hiệu quả trong phòng trị bệnh cháy lá trên hành trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới. Luận văn tốt nghiệp Đại học ngành Bảo vệ Thực vật, Trường Đại học Cần Thơ.

NguyễnThanh Long, 2017. Khảo sát các hợp chất kích kháng trong phòng trừ bệnh cháy lá hành do vi khuẩn Xanthomonas sp. trong điều kiện nhà lưới. Luận văn tốt nghiệp Đại học, ngành Bảo vệ Thực vật, Trường Đại học Cần Thơ.

Sarwar and Akhtar, 2009. Antibody Phage Display Assisted Identification of Junction Plakoglobin as a Potential Biomarker for Atherosclerosis. PLOS ONE. 7(10):1-13

Trần Thị Ba, 2015. Kỹ thuật trồng hành lá. Bộ môn Khoa học Cây Trồng, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng. Trường Đại học Cần Thơ.

Trần Ngọc Trân, 2016. Phân lập và bước đầu đánh giá hiệu quả của thực khuẩn thể trong phòng trừ bệnh cháy lá trên hành lá (Allium fistulosumL.) do vi khuẩn Xanthomonas sp. ở điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới. Luận văn tốt nghiệp Cao học, ngành Bảo vệ Thực vật, Trường Đại học Cần Thơ.