Nguyen Vo Chau Ngan * , Ho Trung Hieu , Nguyen Thanh Hau and Ngo Van Anh

* Corresponding author (nvcngan@ctu.edu.vn)

Abstract

In modern society, production and usage of plastic become popular; however, this creates a huge of plastic waste, which seriously causes damage to the environment. This study aims to test applicability of plastic waste to produce concrete to help reduce the flow of plastic waste into dump. The mixed concrete samples were prepared with cement, sand, water and plastic for testing of compressive strength, in which the plastic was applied as a replacement material for sand. The testing results show that optimum ratio for replacement plastic to sand was 5 - 30%. At this range, the testing concrete received good compressive strength compared to the control sample. Beside that, the cost for preparing the plastic to concrete production was high. Therefore, it is necessary to improve the preparation step to reduce the cost.
Keywords: Compressive strength, mixed concrete, plastic waste

Tóm tắt

Trong xã hội phát triển hiện đại, sản xuất và tiêu dùng bao bì nhựa đã trở nên phổ biến trong đời sống hàng ngày của con người, tuy nhiên cũng tạo ra lượng nhựa thải lớn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nghiên cứu này nhằm tận dụng lượng rác thải nhựa để sản xuất bê tông làm vật liệu xây dựng, hạn chế lượng nhựa thải đem đi chôn lấp. Các mẫu cấp phối bê tông với nguyên liệu xi măng, cát, nước và nhựa được chuẩn bị để thử nghiệm, trong đó thành phần nhựa được đưa vào để thay thế cho thành phần cát. Kết quả kiểm tra các mẫu cấp phối bê tông thử nghiệm đã xác định được tỷ lệ nhựa thay thế cát tối ưu trong khoảng từ 5 - 30% nhựa. Tỷ lệ này sẽ giúp tăng mà không ảnh hưởng đến cường độ chịu nén của mẫu bê tông. Tuy nhiên, quá trình gia công nhựa tốn chi phí sẽ làm tăng giá thành sản phẩm, vì vậy cần nghiên cứu thêm những phương pháp giúp giảm chi phí gia công mẫu.
Từ khóa: cấp phối bê tông, cường độ chịu nén của mẫu bê tông, rác thải nhựa

Article Details

References

Bộ Xây dựng (2007). Giáo trình Vật liệu Xây dựng. NXB Xây dựng Hà Nội. Tr 147–150.

Lê Hoàng Việt, Nguyễn Võ Châu Ngân, Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn Phúc Thanh (2011). Quản lý tổng hợp chất thải rắn - cách tiếp cận mới cho công tác bảo vệ môi trường. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ (20a) 39–50.

Nguyễn Danh Sơn (2012). Thực trạng sử dụng, quản lý chất thải túi nhựa ở Việt Nam và định hướng giải pháp từ góc độ kinh tế. Tham khảo từ trang web http://cie.net.vn/vn/Thu-vien/Bao-cao-Nghien-cuu-MT/Thuc-trang-su-dung-quan-ly-chat-thai-tui-nilon-o-Viet-Nam-va-dinh-huong-giai-phap-tu-goc-do-kinh-te.aspx, ngày 27/6/2016.

Nguyễn Võ Châu Ngân, Lê Hoàng Việt, Nguyễn Xuân Hoàng, Vũ Thành Trung (2014). Tính toán phát thải mê-tan từ rác thải sinh hoạt khu vực nội ô thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ (31) 99–105.

Bộ Khoa học và Công nghệ (2003). TCVN 3121:2003. Vữa xây dựng - Phương pháp thử.

Bộ Khoa học và Công nghệ (2006). TCVN 7570:2006. Cốt liệu cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật.

Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái (2001). Quản lý chất thải rắn, tập 1: Chất thải rắn đô thị. NXB Xây dựng Hà Nội. Tr 92–116.

Trần Hương (2016). Công nghệ biến rác thải thành năng lượng xanh. Tham khảo từ trang web http://tapchimoitruong.vn/pages/article.aspx?item== MBT-CD.08---Công-nghệ-biến-rác-thải-thành-năng-lượng-xanh-39280, ngày 29/6/2016.

Trần Thị Hường (2009). Phương pháp lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn thích hợp. Báo cáo Hội thảo “Công nghệ xử lý chất thải đô thị và khu công nghiệp”. Hà Nội.

Viện Vật liệu Xây dựng (2003). Báo cáo tổng kết nhiệm vụ công nghệ thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải nilon và chất thải hữu cơ. Bộ Xây dựng.