Khương Nguyễn Quốc * , TraN Van HuNg , Le Phuoc Toan , Ngo Ngoc Hung and Nguyen Van Nghia

* Corresponding author (old_nqkhuong@ctu.edu.vn)

Abstract

The efficiency of phosphorus fertilizer use ranged about 10-25% during the first growing season because Fe2+ and Al3+ ions fixed phosphate ions under low pH conditions. The objective of this study was to evaluate the influence of phosphorus fertilizer rates and phosphorus application blended with DCAP on rice growth and yield of the wet season crop on acid sulphate soil areas in Hon Dat, Phung Hiep and Hong Dan districts. The on-farm research has been conducted in three farmer’s fields of each district. The treatments included (i) without phosphorus application; (ii) with 60 kg P2O5 ha-1; (iii) with 30 kg P2O5 ha-1and (iv) application of DCAP (2‰) coated on 30 kg P2O5 ha-1. Results showed that there were no response on rice growth in Hon Dat, Hong Dan soils and yield to applied phosphorus fertilizer at the three experimental sites. However, in case of phosphorus blended with DCAP at 30 kg P2O5 ha-1, the increased height, panicle per m2 and yield of rice in Phung Hiep has been recorded, equivalent to application of 60 kg P2O5 ha-1. It is needed to study the effects of phosphorus application blended with DCAP on the solubility of soil phosphate and P uptake of rice.
Keywords: Acid sulphate soils, blended phosphorus, dicarboxylic acid polymer, rice yield, Mekong Delta

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá ảnh hưởng của các mức lân và bón lân phối trộn “DCAP” đến sinh trưởng và năng suất lúa hè thu trên đất phèn Hòn Đất, Phụng Hiệp và Hồng Dân. Thí nghiệm đồng ruộng được thực hiện trên ba hộ nông dân khác nhau của mỗi vùng. Các nghiệm thức thí nghiệm cho từng hộ là (i) không bón lân; (ii) bón 60 kg P2O5 ha-1; (iii) bón 30 P2O5 ha-1 và (iv) bón 30 kg P2O5 ha-1 trộn DCAP. Kết quả thí nghiệm cho thấy không có sự đáp ứng về sinh trưởng tại Hòn Đất và Hồng Dân và năng suất đối với bón phân lân tại 3 vùng của thí nghiệm. Tuy nhiên, bón 30 kg P2O5 ha-1 trộn DCAP đã làm tăng chiều cao, số bông m-2 và năng suất lúa, đạt tương đương với bón 60 kg P2O5 ha-1 trên đất phèn Phụng Hiệp. Cần đánh giá ảnh hưởng của bón lân trộn DCAP đến khả năng hòa tan lân trong đất và hấp thu lân của cây lúa.
Từ khóa: đất phèn, dicarboxylic acid polymer, phân lân, năng suất lúa, ĐBSCL

Article Details

References

Hình 1: Ảnh hưởng của bón lân phối trộn hoạt chất DCAP đến năng suất lúa hè thu trên đất phèn tại Hòn Đất – Kiên Giang, Phụng Hiệp – Hậu Giang và Hồng Dân – Bạc Liêu

Ghi chú: CV - độ biến động; DCAP*: Dicarboxylic Acid Polymer

CVHòn đất = 12,13%; CVPhụng Hiệp = 10,08%; CVHồng Dân = 7,36%

Theo Phạm Văn Toản và Nguyễn Văn Linh (2014) bón Avail (có chứa hoạt chất DCAP) trộn với phân lân cho kết quả khá tốt ở liều lượng lân thấp (20 kg P2O5 ha-1) và đã dẫn đến gia tăng năng suất lúa 7-8% so với chỉ bón lân trên đất phèn nhẹ tại Cần Thơ và Tiền Giang. Phối trộn Avail với liều lượng 0,2% có thể tiết kiệm 20 kg P2O5 ha-1 tương đương với 40 -50% lượng lân theo khuyến cáo (Phạm Văn Toản và Nguyễn Văn Linh, 2014). Tuy nhiên, với lượng lân cao, việc phối trộn với Avail không đưa đến sự khác biệt về năng suất lúa (Dunn and Stevens, 2008; Phạm Văn Toản và Nguyễn Văn Linh, 2014). Kết quả không đưa đến sự khác biệt về năng suất giữa bón 30 kg P2O5 ha-1 so với bón 30 kg P2O5 ha-1 phối trộn DCAP có thể do lượng lân sử dụng trong thí nghiệm lớn (30 kg P2O5 ha-1) nên lượng này đủ cung cấp cho cây trồng trong khi theo thí nghiệm của Phạm Văn Toản và Nguyễn Văn Linh (2014) chỉ dụng 20 kg P2O5 ha-1. Tuy nhiên, trên đất phèn Phụng Hiệp có thể hiện đáp ứng khi bón lân phối trộn DCAP là do lân trong đất bị cố định bởi Fe2+ và Al3+ và hàm lượng độc chất này trong đất lớn nên khi bổ sung lân vào làm gia tăng năng suất

Kết quả nghiên cứu trên thế giới cũng cho thấy bón lân kết hợp Avail đã làm tăng năng suất lúa ở Mỹ (Dunn and Stevens, 2008) và Philippines (Cruz, 2008). Cùng với kết quả nâng cao năng suất lúa tại Phụng Hiệp cho thấy tiềm năng của việc ứng dụng “công nghệ nâng cao hiệu quả sử dụng lân”, mà cụ thể là phân lân được phủ bởi lớp DCAP bón cho lúa trong điều kiện đất phèn ở Việt Nam.

Không có sự đáp ứng về sinh trưởng tại Hòn Đất và Hồng Dân và năng suất đối với bón phân lân tại 3 vùng của thí nghiệm. Tuy nhiên, bón 30 kg P2O5 ha-1 trộn dicarboxylic acid polymer đã làm tăng chiều cao, số bông m-2 và năng suất lúa, đạt tương đương với bón 60 kg P2O5 ha-1 trên đất phèn Phụng Hiệp.

Cần nghiên cứu ảnh hưởng của bón lân phối trộn dicarboxylic acid polymer dài hạn đến khả năng hòa tan lân trong đất, khả năng hấp thu lân trong cây. Ngoài ra, cần đánh giá ảnh hưởng của bón lân phối trộn dicarboxylic acid polymer kết hợp với các liều lượng vôi lên sinh trưởng và năng suất lúa và cây trồng cạn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Cruz D. N. 2008. Evaluation of AVAIL®, P fertilizer enhancer, in increasing phosphorus use efficiency and yield of lowland transplanted rice. Technical Report, Central Luzon University, Bantung, Munoz, Nueva Ecija, Philippines.

Dunn D. J., and Stevens G. 2008. Response of rice yields to phosphorus fertilizer rates and polymer coating. Crop Management. Plant Management Network. Vol. 7 No. 1. June 10, 2008.

Gordon W. B. 2007. Management of enhanced efficiency fertilizers. Proc. 37th North Central Extension-Industry Soil Fertility Conference, Vol. 23, p. 19-23, IPNI, Bookings, SD, USA.

Hopkins B. G. 2013. Russet Burbank potato phosphorus fertilization with dicarboxylic acid copolymer additive (Avail®). Journal of Plant Nutrition 36 (8): 1287-1306.

Horneck D. A., SullivanD. M., Owen J. S., and Hart J. M. 2011. Soil Test Interpretation Guide. EC 1478. Corvallis, OR: Oregon State University Extension Service. pp:1-12.

Hou E., Chen C., Wen D., and Liu X. 2014. Relationships of phosphorus fractions to organic carbon content in surface soils in mature subtropical forests, Dinghushan, China (Abstract). Soil Research 52(1) 55- 63.

Keith S., Edward J., and Denis C. 2010. A new perspective on the efficiency of phosphorus fertilizer use. 19th World Congress of Soil Science, Soil Solutions for a Changing World. 1-3.

Mooso G. D., Tindall T. A., Jackson G., and Zhang H. 2012. Increasing the efficiency of MAP and urea applied to winter wheat in Montana with AVAIL and NutriSphere-N. In Proceedings of Great Plains Soil Fertility Conference 14:209-212. Denver, CO. International Plant NutrientInstitute. Brookings, SD.

Mortvedt J. J. 1994. “Needs for controlled-availability micronutrient fertilizers” Fertil. Res. 38(3): 213-221.

Phạm Văn Toản và Nguyễn Văn Linh. 2014. Nghiên cứu và phát triển phân bón Humix. Hội thảo quốc gia về nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng phân bón tại Việt Nam. Trang: 487-513.

Sanders J. L., Murphy L. S., Noble A., Melgar R. J., and Perkins J. 2012. Improving phosphorus use efficiency with polymer technology. Procedia Engineering 46: 178 – 184.

Stark J., and Hopkins B. 2013. Fall and spring phosphorus fertilization of potato using a dicarboxylic acid polymer (AVAIL). Journal of Plant Nutrition.

Summerhays J. S., Hopkins B. G., Jolley V. D., and Hill M. W. 2013. Enhanced phosphorus fertilizers (Carbond® P and AVAIL®) supplied to maize in hydroponics. Journal of Plant Nutrition.36.

Vo Tong Xuan and Matsui S. 1998. Development of farming systems in the Mekong delta of Vietnam Ho Chi Minh City Publ. House, Ho Chi Minh City.

Wiatrak P. 2013. Evaluation of phosphorus application with avail on growth and yield of winter wheat in Southeastern coastal plains. American Journal of Agricultural and Biological Sciences 8 (3): 222-229.