Dang Quoc Cuong * , Truong Thi Nga and Nguyen Thi Kim Dung

* Corresponding author (dangpham2003@gmail.com)

Abstract

The study “Amelioration of nitrogen, phosphorus polution by rice fields from wastewater of intensive catfish (Pangasianodon hypophthalmus) ponds” were developed to enhance recycling nutrients in wastewater from fish ponds for rice irrigation and reducing inorganic fertilizer application. The experiments were carried out in farmer’s rice fields with four treatments, including: (1) wastewater on the bare soil; (2) wastewater without applying fertilizers; (3) wastewater in combination of NPK fertilizers (60N – 40P25 – 40K2O); and, (4) wastewater in combination with NPK fertilizers (90N – 60P2O5 – 60K2O). The results showed that using wastewater from fish ponds for irrigating rice field reduced nutrients effectively in all treatments. The highest total Kjeldahl nitrogen (TKN) and total phosphorus (TP) concentrations removed in the treatment No. (2) were 10.14 mg/L and 2.88 mg/L, respectively and the lowest could be found in the treatment No. (4) where the removal concentrations were 7.75 mg/L and 1.99 mg/L, respectively. The lowest removal efficiency of TKN was 45.99% in seeding and the highest eficiency was recorded in fruiting (72.33%). Similarly, the highest treating performance of TP was 70.92% in fruiting and lowest in seeding (37.23%). Besides, the use of wastewater from fish ponds for irrigating rice fields could reduce at least one third the amount of fertilizer applied but still maintaining the yield of rice.
Keywords: Pangasianodon hypophthalmus, wastewater, intensive farming, nutrients

Tóm tắt

Nghiên cứu “Khả năng hấp thu đạm, lân từ nước thải ao nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) thâm canh của cây lúa” được thực hiện trong vụ lúa Đông Xuân tại huyện Vĩnh Thạnh – Cần Thơ nhằm nghiên cứu tính khả thi của việc tận dụng dinh dưỡng nước thải ao nuôi cá tra để tưới lúa, hạn chế việc sử dụng phân hóa học trên ruộng. Thí nghiệm được bố trí trên ruộng lúa của nông dân tại khu vực nghiên cứu gồm bốn (4) nghiệm thức: (1) nước thải + đất ruộng không trồng lúa, (2) nước thải + đất ruộng có trồng lúa và không bón phân, (3) nước thải + bón phân NPK (60N – 40P2O5 – 40K2O), (4) nước thải + bón phân NPK (90N – 60P2O5 – 60K2O). Kết quả nghiên cứu cho thấy:Tổng nitơ Kjeldahl (TKN) và tổng lân (TP) được xử lý cao nhất ở nghiệm thức (2) lần lượt là 10,14 mg/L và 2,88 mg/L và thấp nhất ở nghiệm thức (4) là 7,75 mg/L và 1,99 mg/L. Trong các giai đoạn sinh trưởng, hiệu suất xử lý thấp nhất ở giai đoạn cây mạ đạt 45,99% (TKN) và 37,23% (TP) và cao nhất ở giai đoạn cây lúa vào hạt đạt 72,33% (TKN) và 70,92% (TP). Bên cạnh đó, khi sử dụng nước ao nuôi cá tra thâm canh để tưới cho cánh đồng lúa có thể giảm ít nhất 1/3 lượng phân bón sử dụng trên đồng ruộng mà vẫn duy trì năng suất lúa.
Từ khóa: Cá tra, nước thải, thâm canh, dinh dưỡng

Article Details

References

Cao Văn Phụng và ctv, 2010. Tưới lúa bằng nước thải để làm giảm ô nhiễm môi trường do sản xuất cá da trơn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng. Trường Đại học Cần Thơ.

Cao Văn Thích, 2008. Biến đổi chất lượng nước và tích lũy vật chất dinh dưỡng trong ao nuôi cá tra thâm canh. Luận văn tốt nghiệp cao học ngành Nuôi trồng Thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ. Cần Thơ.

Châu Thị Đa, Ken Phillips, Thái Huỳnh Phương Lan, 2012. Một số vấn đề về môi trường và những cơ hội cho giáo dục đại học liên quan đến việc sử dụng nguồn nước từ các trang trại nuôi cá tra (Pangasius hypopthlamus) ở Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam.

De Datta, S.K., I.R.P.Fillery and E.T. Craswell, 1983. Result from recent studies on nitrogen fertilezer efficiency in wetland rice, Outlook Agric (12), pp. 125-134.

Lê Hoàng Việt, 2002. Phương pháp xử lý nước thải. Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên. Trường Đại học Cần Thơ. 306 trang.

Nguyễn Ngọc Đệ, 2008. Giáo trình cây lúa. Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long. Trường Đại học Cần Thơ.

Standard Methods for the examination of Water and Wastewater, 2005. American Public Health Association, American Water Works Association, Water Pollution Control Federation.

Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 2012. Hướng dẫn quản lý dinh dưỡng cho cây lúa tùy theo đặc trưng ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp.