Ly Van Khanh * , Pho Van Nghi , Tran Ngoc Hai and Vo Nam Son

* Corresponding author (lvkhanh@ctu.edu.vn)

Abstract

The study aimed to evaluate the efficiency of seed production of white-leg shrimp postlarvae in the Mekong Delta and to propose solutions for sustainable development. The study was carried out in Can Tho, Ben Tre, Tra Vinh, Soc Trang, Bac Lieu and Ca Mau provinces through interviewing key informant persons from Aquaculture Departments and 48 hatcheries. The results showed that there were 48 hatcheries in surveyed area. The actual production of model 1 was the lowest at 47.5 million PL/year, and the highest one was model 3 with 1,873 million PL/year. Model 1 and Model 2 mainly used nauplii purchased from the central provinces and model 3 used imported broodstocks from oversea (100%) for spawning and larval rearing. Productivity of shrimp PL was in range of 96,700 - 100,000 PL/m3. The total production cost was lowest in model 1 (48.8 million VND/million PL) and highest in model 3 (61.2 million VND/million PL). Net income was lowest in model 2 (31.8 million VND/million PL), and was highest in model 3 (36.0 million VND/million PL). However, the cost effectiveness and cost benefit ratio was highest in model 1 (1.72 and 0.72, respectively). The cost effectiveness and cost benefit ratio was lowest in model 3 (1.6 and 0.6, respectively).
Keywords: Litopenaeus vanamei, white-leg shrimp, production

Tóm tắt

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá khía cạnh kỹ thuật và các chỉ tiêu tài chính của mô hình sản xuất giống tôm chân trắng ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) làm cơ sở đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế, phát triển bền vững nghề sản xuất giống tôm chân trắng ở ĐBSCL. Nghiên cứu được thực hiện thông qua khảo sát tại tỉnh Cần Thơ, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang bằng cách phỏng vấn trực tiếp các Chi cục NTTS và 48 cơ sở sản xuất giống tôm chân trắng. Kết quả nghiên cứu cho thấy toàn vùng khảo sát có khoảng 48 cơ sở sản xuất giống tôm chân trắng. Công suất sản xuất thực tế của mô hình 1 là thấp nhất (47,5 triệu PL/năm) và mô hình 3 là cao nhất (1.873 triệu PL/năm). Mô hình 1 và mô hình 2 chủ yếu mua ấu trùng Nauplius từ các trại ở miền Trung về ương, riêng mô hình 3 nhập tôm bố mẹ từ nước ngoài cho đẻ và ương ấu trùng (100%). Năng suất PL trên đơn vị thể tích ở 3 mô hình khác nhau không lớn, dao động từ 96.700 – 100.000 PL/m3. Tổng chi phí sản xuất của mô hình 1 thấp nhất (48,8 triệu đồng/triệu PL), và cao nhất là mô hình 3 (61,2 triệu đồng/triệu PL). Lợi nhuận mô hình 2 thấp nhất (31,8 triệu đồng/triệu PL). Mô hình 3 có lợi nhuận cao nhất (36,0 triệu đồng/triệu PL). Tuy nhiên, hiệu quả chi phí và tỷ suất lợi nhuận mô hình 1 cao nhất (1,72 và 0,72) và thấp nhất là mô hình 3 (1,6 và 0,6).
Từ khóa: Litopenaeus vanamei, tôm chân trắng, sản xuất giống, mô hình

Article Details

References

Bô Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2008. Quyết định về việc ban hành một số quy định về điều kiện sản xuất giống, tôm thẻ chân trắng. Số:456/QĐ-BNN-NTTS.

Bùi Thị Thanh Hà, 2011. Phân tích ngành hàng tôm sú (Penaeus monodon) ở tỉnh Bạc Liêu. Luận văn thạc sĩ khoa học. Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ.

Bùi Hữu Lộc, 2013. Ảnh hưởng của thức ăn khác nhau lên sự thành thục và sinh sản của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei). Luận văn tốt nghiệp cao học. Khoa Thủy sản-Trường Đại học Cần Thơ.

Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Bạc Liêu, 2013. Báo cáo về nhu cầu giống tôm nước lợ năm 2014 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Bến Tre, 2013. Báo cáo tổng kết thực hiện kế hoạch công tác năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2014.

Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Cà Mau, 2013. Báo cáo kết quả hoạt động năm 2013 và kế hoạch năm 2014.

Đào Văn Trí, 2005. Nghiên cứu áp dụng quy trình sản xuất giống và cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch vùng nuôi tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei). Báo cáo đề tài cấp Bộ. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III.

Đào Văn Trí, 2012. Nghiên Cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản nhân tạo và công nghệ sản xuất giống tôm he chân trắng Litopenaeus vanamei (Boone, 1931). Luận án tiến sĩ Nông nghiệp. Trường Đại học Nha Trang, 162 trang.

Lê Thị Hồng Nương, 2012. Phân tích ngành hàng tôm sú (Penaeus monodon) ở tỉnh Trà Vinh. Luận văn tốt nghiệp cao học. Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ.

Lê Xuân Sinh và Đỗ Minh Chung, Nguyễn Thanh Toàn, và Nguyễn Thị Kim Quyên, 2011. Phân tích chuỗi giá trị tôm sú (Penaeus) ở ĐBSCL. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học thủy sản lần 4. Nhà xuất bản Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, trang 524-536.

Nguyễn Thanh Phương, Huỳnh Hàn Châu và Châu Tài Tảo, 2006. Tình hình sản xuất giống tôm sú (Penaeus monodon) ở tỉnh Cà Mau và thành phố Cần Thơ. Tạp chí Nghiên cứu Khoa học. Khoa Thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Tiến Diệt, 2011. Phân tích tình hình sản xuất và cung cấp giống tôm sú (Penaeus monodon) ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Luận văn tốt nghiệp cao học. Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ.

Phùng Thị Hồng Gấm, 2014. Phân tích hiệu quả sản xuất các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm sú thâm canh tỉnh Ninh Thuận. Luận văn tốt nghiệp cao học. Khoa Thủy sản-Trường Đại học Cần Thơ.

Tổng cục Thủy sản, 2013. Báo cáo đánh giá về hiện trạng nghề nuôi tôm nước lợ tại Việt Nam. Hội thảo về định hướng chiến lược phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững tại Việt Nam.