Ta Duc Tu *

* Corresponding author (tdtu@ctu.edu.vn)

Abstract

Tang poetry from its birth to present day has always been a special concern of scholars. That is probably dued to the variety in content and the artistic value of the poetry in general. In the evaluation process of arts in Tang poetry, it can be said that nearly no issue has not been mentioned, but the cultural codes of Tang poetry is relatively lack the necessary attention (some research and books have referred to the issue, but there is probably no works on its own). In this article, we focus mainly on analyzing some typical cultural codes of Tang poetry often appear, indicate systematic sense of them, as well as ralate those codes with Vietnamese medieval poetry to eventually give preliminary look about the cultural codes of Tang poetry in its own system.
Keywords: Tang poetry, cultural code

Tóm tắt

Từ khi ra đời đến nay, Đường thi luôn được sự quan tâm đặc biệt của giới nghiên cứu. Điều đó có lẽ do sự phong phú về nội dung và nghệ thuật của thơ Đường nói chung. Trong đánh giá nghệ thuật thơ Đường, có thể nói không vấn đề nào chưa từng được nhắc tới, nhưng riêng mã văn hóa Đường thi vẫn thiếu sự quan tâm cần thiết (có nhắc tới nhưng chưa có công trình nghiên cứu riêng về nó). ở tham luận này, chúng tôi tập trung phân tích một số mã văn hóa Đường thi tiêu biểu thường xuất hiện, chỉ ra ý nghĩa có tính hệ thống của chúng và liên hệ những mã này với thi ca trung đại Việt Nam nhằm đưa ra cái nhìn sơ bộ về mã văn hóa Đường thi trong hệ thống của nó.
Từ khóa: Thơ Đường, mã văn hóa

Article Details

References

Ngô Văn Phú (dịch), 2008, Đường thi tam bách thủ, NXB Văn học.

Thượng Hải từ thư xuất bản xã, 1989, Từ Hải.

Chú thích

(1) Ngũ phụng thơ Đường là Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Vương Duy và Lý Hạ… Còn ba cái hay của thơ Đường gồm “Thi trung hữu nhạc” (trong thơ có nhạc), “Thi trung hữu họa” (trong thơ có hoạ) và “Thi trung hữu hồn” (trong thơ có hồn). Bởi có nhạc, có họa, có hồn như vậy, mà thơ Đường được đứng đầu thơ xưa nay (khôi thủ cổ lai thi), cũng vì vầy mà khiến cho các nhà thơ Đường được danh bất hủ.

(2) Tên đây đủ là Trung Hoa Cộng hòa Dân quốc, ta gọi tắt thành Trung Quốc.

(3) Cổ Nhạc phủ có câu: Vi phong xuy nhuận, la vi tự phiêu dương nghĩa là: gió nhẹ thổi thì màn the tự lay động.

(4) Trong nhiều bản dịch thì Liêu Tây là địa danh (Đường thi tam bách thủ, tr 609, sđd)

(5) Trong thi ca trung đại Việt Nam cũng có hình ảnh giặt áo vào mùa thu, nhưng không dùng cụm động tân “đảo y” (đập áo), mà thường lấy dụng cụ giặt áo đông (cái chày) để miêu tả:

- Đinh đông châm chử thiên gia nguyệt (Ngẫu đề – Nguyễn Du)

- Tảo hàn dĩ giác vô y khổ

Hà xứ không khuê thôi mộ châm (Thu dạ (kỳ nhị) – Nguyễn Du)

- Thuỵ khởi châm thanh vô mịch xứ,

Mộc tê hoa thượng nguyệt lai sơ (Nguyệt – Trần Nhân Tông).