Nguyễn Công Thuận * , Nguyễn Trường Thành , Huỳnh Công Khánh Nguyễn Xuân Hoàng

* Tác giả liên hệ (ncthuan@ctu.edu.vn)

Abstract

The research aims to define the status of plastic waste disposal and propose solutions for reducing plastic waste at Can Tho University. Types of plastic waste and plastic types in plastic waste were disposed from classrooms and on-campus that were surveyed from September 2020 to January 2021. The survey on the use of plastic products and solutions for reducing plastic waste disposal was also conducted by interviewing staff (n = 108), students (n = 600), and sellers (n = 15). The results showed that in terms of weight, plastic waste accounted for 11,4% of total weight of solid waste, and plastic with the type of LDPE was disposed of the most (44.3%) on campus. LDPE plastic bags were disposed of the most from classrooms which accounted for 31,9% of total types of plastic waste. Most (80%) of the sellers did not separate plastic for recycling or scrap. The limitation of propaganda, the convenience of plastic products, and the un-classification are the main difficulties in reducing plastic waste disposal. Integrated ways include propaganda, solid waste separation, reward and sanction such as lowering student’s grades for extra curriculum activities, and research on plastic waste recycling model need to be conducted to reduce plastic waste disposal.

Keywords: Awareness of students, disposal of plastic waste, plastic bag, solid waste separtaion

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm xác định thực trạng phát sinh rác nhựa và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế phát sinh rác nhựa tại Trường Đại học Cần Thơ. Loại rác thải nhựa, loại nhựa trong rác thải nhựa phát sinh từ các phòng học và trong khuôn viên trường đã được khảo sát từ tháng 9/2020 đến tháng 1/2021. Điều tra về sử dụng sản phẩm nhựa và biện pháp giảm phát sinh rác nhựa được thực hiện bằng cách phỏng vấn cán bộ (n = 108), người học (n = 600) và người kinh doanh dịch vụ (n = 15). Kết quả cho thấy về khối lượng, rác nhựa chiếm 11,4% tổng khối lượng rác và nhựa LDPE phát sinh nhiều nhất (44,3%) trong khuôn viên trường. Túi nhựa loại LDPE phát sinh nhiều nhất từ phòng học, chiếm 31,9% tổng số loại rác thải nhựa. Hầu hết (80%) các đơn vị kinh doanh không phân loại sản phẩm nhựa sau sử dụng để tái chế hay bán phế liệu. Sự hạn chế công tác tuyên truyền, sự tiện lợi của sản phẩm nhựa và việc phân loại rác nhựa chưa tốt là các khó khăn chính trong việc hạn chế phát sinh rác nhựa. Tổng hợp các biện pháp gồm: tuyên truyền, phân loại rác, khen thưởng và chế tài (trừ điểm rèn luyện người học), nghiên cứu mô hình tái chế rác nhựa cần được tiến hành để hạn chế phát sinh rác nhựa.

Từ khóa: Phát thải rác nhựa, phân loại rác, nhận thức người học, túi nhựa

Article Details

Tài liệu tham khảo

Adanza, E.G., Reyes, F.V., & Martinez, F.N. (2006). Research Statistics for Health Professionals. Modelue 3. Rex Book Store. Manila.

Chu Thế Cường, Bùi Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Thu Trang & Nguyễn Mỹ Quỳnh. (2020). Báo cáo Chương trình giám sát và đánh giá rác thải nhựa ở bờ biển Việt Nam.

Đặng Kim Chi. (2018). Vấn nạn ô nhiễm trắng. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 7, 40-42.

Thủ tướng Chính phủ. (2020). Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2020 về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa.

Trường Đại học Cần Thơ. (2021). Số liệu thống kê quý 1/2021. https://dap.ctu.edu.vn/so-lieu-thon/77-so-lieu-thong-ke-quy-3-2028.html.

UBND thành phố Cần Thơ. (2019). Kế hoạch số 30/KH-UBND ngày 30 tháng 01 năm 2019 về Thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa” trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

UBND thành phố Cần Thơ. (2019). Kế hoạch 66/KH-UBND ngày 3 tháng 4 năm 2019 về thực hiện chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến 2050 trên địa bàn thành phố Cần Thơ.