Trần Văn Dũng , Cao Thị Mỹ Tiên , Võ Dương Lan Anh , Nguyễn Thiện Mỹ , Bùi Thị Minh Diệu , Thái Chí Phong , Nguyễn Phạm Anh Thi , Nguyễn Hoàng Hậu Đỗ Thị Xuân *

* Tác giả liên hệ (dtxuan@ctu.edu.vn)

Abstract

The aim of this study was to isolate bacterial strains that are capable of degrading protein and cellulose from different organic domestic waste resources. Effects of isolated bacteria on the survival of earthworms (Perionyx excavates) were also investigated under in vitro study. Seventy five organic waste samples were collected from bazaars, small restaurants and house-hold samples for isolating and screening their functions of protease, cellulase and earthworm survival. The results showed that 58 bacterial strains were isolated from domestic organic wastes. Among them, 46 bacterial isolates released protease activity and 12 bacterial isolates had cellulolytic activity. A quantitative evaluation of these functional bacterial isolates further selected three protein bacterial isolates of pAT3, pPT1, pTVC3 and three cellulolytic isolates of cAT1, cAT1 and cCR1 that had fast degradation of pork and fish meat wastes and vegetable waste samples, respectively. Based on the 16S rRNA sequence, 5 bacterial strains were identified at the species level and one unidentified bacterium. These 6 bacterial strains caused less odour of the organic matter than that of the control treatment and they did not affected on the survival and the growth of earthworms under invitro study.

Keywords: Cellulose degrading bacteria, domestic organic waste, organic waste degrading bacteria, protein-degrading bacteria

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu phân lập các dòng vi khuẩn (VK) có khả năng phân huỷ protein và cellulose từ các nguồn rác thải hữu cơ; và khảo sát ảnh hưởng của VK lên sự sống sót của trùn quế (Perionyx excavates). Mẫu rác thải hữu cơ được thu từ các chợ, quán ăn và các hộ gia đình để phân lập VK có khả năng tiết enzyme protease và cellulase. Kết quả phân lập được 58 dòng VK. Trong đó, 46 dòng có khả năng tiết ra enzyme protease và 12 dòng có khả năng tiết enzyme cellulase. Kết quả đánh giá khả năng phân hủy thịt vụn, cá vụn và rau cải thừa đã tuyển chọn được 6 dòng VK có tiềm năng là pAT3, pPT, pTVC3, cAT1, cTA1 và cCR. Năm dòng VK được định danh sử dụng phương pháp sinh học phân tử ở vùng gene 16S rRNA và xác định đến mức độ loài và 1 dòng chưa được định danh. Sáu dòng VK này giúp giảm mùi hôi của rác phân hủy và không ảnh hưởng đến sự sống sót và sinh trưởng của trùn quế trong điều kiện phòng thí nghiệm.

Từ khóa: Rác thải hữu cơ sinh hoạt, vi khuẩn phân giải cellulose, vi khuẩn xử lý rác thải hữu cơ, vi khuẩn phân giải protein

Article Details

Tài liệu tham khảo

Ariosa, Y., Carrasco, D., Leganés, F., Quesada, A. & Valiente E. (2005). Development of cyanobacterial blooms in Valencian rice fields. Biology and fertility of soils, 41(2), 129-133.

Chaudhary S. & Mishra S.  (2017). Food waste management: a global issue. International Journal of Current Research, 9(2), 47243-47245.

Hà Thanh Toàn, Cao Ngọc Điệp, Trần Lê Kim Ngân, Nguyễn Thu Phướng, Mai Thu Thảo & Bùi Thế Vinh. (2008). Phân lập vi khuẩn phân giải cellulose, tinh bột và protein trong nước rỉ từ bãi rác ở Thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 10, 195-202.

Hà Thanh Toàn, Trương Thị Nhật Tâm & Cao Ngọc Điệp. (2010). Khả năng phân hủy rác thải hữu cơ của vi khuẩn phân giải cellulose (cellulolytic bacteria). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 16b, 189-198.

Nguyễn Thành Phương, Nguyễn Văn Phước, Nguyễn Phước Dân & Vũ Nha Trang. (2011). Nghiên cứu quá trình ủ vi sinh rác thải hữu cơ bằng phương pháp ủ thiếu khí (cấp khí tự nhiên). Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, 14(2M), 76-82.

Ryckeboer, J., Mergaert, J., Coosemans, J., Deprins, K. & Swings, J. (2003). Microbiological aspects of biowaste during composting in a monitored compost bin. Journal of Applied Microbiology, 94(1),127-137.

Võ Thị Ngọc Cẩm,  Đỗ Thị Xuân, Dương Minh Viễn, Nguyễn Thị Kiều Oanh, Đỗ Hoàng Sang, Nguyễn Khởi Nghĩa & Nguyễn Thị Tố Quyên. (2015). Phân lập và tuyển chọn một số dòng nấm bản địa phân hủy một số vật liệu hữu cơ từ nền đất thâm canh lúa tại xã Phong Hòa, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 36, 1-11.

Võ Văn Phước Quệ & Cao Ngọc Điệp. (2011). Phân lập và nhận diện vi khuẩn phân giải cellulose. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 18a, 177-184.

Weisburg, W.G., Barns, S.M., Pelletier, D.A. & Lane, D.J. (1991). 16S ribosomal DNA amplification for phylogenetic study. J. Bacteriol, 173(2), 697–703.