Đặng Thị Thanh Quỳnh * , Đặng Kiều Nhân Trần Văn Hiếu

* Tác giả liên hệ (dttquynh@agu.edu.vn)

Abstract

Integrated agro-forestry farming is considered a way to improve livelihoods of farmers and performance of mountainous agro-ecological systems. The aim of the present study is to evaluate the current situation and identify factors that affect the efficiency of mountainous agro-forestry systems in An Giang province in order to identify solutions to further develop these farming systems. Agro-ecological system analysese and household surveys were conducted. Ninety farmers practicing integrated agro-forestry farming systems in Tri Ton and Tinh Bien districts were interviewed. Fruit and forest tree inter-cropping system is dominant with an average rate in inter-cropping area of 80:20, respectively. In this way, farmers can maintain the forest area covering about 14,2%. Inter-cropping pomelo or mango with forest trees helped improving farming income of farmers, compared to other fruits. Irrigation water and fruit growing density were important factors of economic efficiency of the farming system. Providing irrigation water, exploiting the efficiency of forest trees and improving fruit cropping techniques are of great importance in improving resource use efficiency while reducing economic and environmental trade-offs in the agro-ecological system.
Keywords: An Giang province, Integrated agro-forestry farming, mountainous agro-ecological system

Tóm tắt

Hệ thống canh tác nông-lâm kết hợp là phương thức để cải thiện sinh kế nông dân và hệ sinh thái nông nghiệp vùng núi. Mục đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá hiện trạng và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hệ thống canh tác nông-lâm kết hợp (NLKH) vùng núi tỉnh An Giang, từ đó đưa ra những giải pháp để phát triển các hệ thống canh tác này. Phân tích hệ sinh thái nông nghiệp và phỏng vấn nông hộ được áp dụng. Có 90 hộ nông dân đang canh tác NLKH ở huyện Tri Tôn và Tịnh Biên được phỏng vấn. Hệ thống trồng xen cây ăn trái và cây rừng chiếm ưu thế, trồng xen với tỷ lệ tương ứng là 80:20. Bằng cách đó, người dân giữ được hệ sinh thái rừng phòng hộ với độ che phủ rừng là 14,2%. Trồng bưởi hoặc xoài dưới tán rừng giúp cải tiến thu nhập nông nghiệp cho nông dân, so với các loài cây ăn trái khác. Nguồn nước tưới và mật độ cây rừng là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của hệ thống canh tác. Cung cấp nước tưới, khai thác hiệu quả cây rừng và cải thiện kỹ thuật trồng cây ăn trái rất quan trọng trong việc cải thiện hiệu quả sử dụng tài nguyên, đồng thời giảm sự đánh đổi giữa kinh tế và môi trường trong hệ sinh thái nông nghiệp.
Từ khóa: Hệ thống canh tác nông-lâm kết hợp, hệ sinh thái nông nghiệp vùng núi, tỉnh An Giang

Article Details

Tài liệu tham khảo

Chi cục Kiểm lâm tỉnh An Giang, 2010. Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2009 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2010. Tỉnh An Giang.

Chi cục Kiểm lâm tỉnh An Giang, 2018. Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2018 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2019. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh An Giang.

Chi cục thống kê huyện Tịnh Biên, 2018. Niên giám thống kê Tịnh Biên năm 2017. Tỉnh An Giang.

Chi cục thống kê huyện Tri Tôn, 2018. Niên giám thống kê năm 2017. Tỉnh An Giang.

Cục thống kê tỉnh An Giang, 2018. Niêm giám thống kê tỉnh An Giang năm 2017. Tỉnh An Giang.

De Groot, R., Brander, L., Van Der Ploeg, S., et al., 2012. Global estimates of the value of ecosystems and their services in monetary units. Ecosystem Services, 1:50-61.

Dương Ngọc Thành và Nguyễn Vũ Phong, 2014: Đánh giá hiệu quả tài chính của hai mô hình sản xuất xoài cát ở tỉnh Đồng Tháp. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 33(2014): 2011-2010.

Lê Quan Bảo, 2007. Giáo trình nông lâm kết hợp. NXB nông nghiệp, Hà Nội.

Lê Thanh Phong và Phạm Thành Lợi, 2014. Đánh giá tác động môi trường trong canh tác bưởi (Citrus maxima Merr.) và xoài (Mangifera indica L.) ở đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 31 (2014): 2039-2050.

Lundgren, B. and Raintree, J. B., 1983. Sustained agroforestry. ICRAF Nairobi.

MA, Millennium Ecosystem Assessment, 2005. Ecosystems and Human Well-being. Synthesis, Island Press, Washington D.C.

Nguyễn Viết Khoa, Võ Đại Hải và Nguyễn Đức Thanh, 2008. Kỹ thuật canh tác trên đất dốc. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Nguyen, V. K. and Howie, C., 2018. Conservation and development of the floating rice based Agro-Ecological farming systems in the Mekong delta. Agriculture Publishung House, Hanoi.

Phạm Thu Thủy, Bennett, K., Vũ Tấn Phương, Brunner, J., Lê Ngọc Dũng và Nguyễn Đình Tiến, 2013. Chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam: Từ chính sách đến thực tiễn. Center for International Forestry Research (CIFOR), Bogor, Indonesia.

Thái Phiên và Nguyễn Tử Siêm, 2002. Sử dụng bền vững đất miền núi và vùng cao ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Torralba, M., Fagerholm, N., Burgess, P. J., Moreno, G. and Plieninger, T., 2016. Do European agroforestry systems enhance biodiversity and ecosystem services?. A meta-analysis. Agriculture, ecosystems & environment, 230:150-161.

Võ Hồng Tú, Huỳnh Thị Thúy, Nguyễn Quang Tuyến và Nguyễn Thùy Trang, 2018. Đánh giá tiềm năng phát triển vườn cây ăn trái đặc sản với du lịch tại huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ,1D(2018): 2203-2209.