Nguyen Phan Chi * , Nguyễn Minh Hải , Phạm Minh Hiền Phạm Thanh Vũ

* Tác giả liên hệ (pcnguyen132@gmail.com)

Abstract

The research was aimed to identify sustainable land use types in agricultural production, which could be a proper foundation for proposing zones to improve argicultural land use effectiveness in the future. Data of agricultural land use and associated advantages and disadvantages in cultivation were collected through interviews of 391 farmers practicing four main typical production patterns. The research was determined physical and economic suitability of each land use type based on the FAO approaches (1976 and 2007). It was identified that aquaculture is the main activity in Phu Tan district, and shrimp-forest farming system is the most sustainable type of cultivation while intensive shrimp farming system is the least. Four zones of agricultural production towards sustainable agricultural production were proposed based on the assessment of physical and economic potentials. The findings of this research could be a scientific base to help managers plan strategies for sustainable agricultural production for Phu Tan district.
Keywords: Agricultural production, land evaluation, Phu Tan, reasonable cultivation, sustainable agriculture

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm xác định các kiểu sử dụng đất mang tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp, từ đó, làm cơ sở đề xuất vùng có khả năng phát triển nông nghiệp một cách hợp lý để nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong tương lai. Nghiên cứu đã thu thập các số liệu về tình hình sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau. Xác định các thuận lợi, khó khăn trong quá trình canh tác nông nghiệp bằng cách phỏng vấn nông hộ (391 phiếu cho 04 mô hình sản xuất nông nghiệp). Xác định sự phù hợp về tự nhiên và kinh tế bằng phương pháp đánh giá thích nghi đất đai FAO (1976 và 2007). Kết quả đánh giá thực trạng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Tân chủ yếu là nuôi trồng thủy sản. Nghiên cứu đã xác định được tôm-rừng là mô hình canh tác mang tính bền vững cao nhất, và tôm thâm canh là mô hình có tính bền vững thấp nhất. Nghiên cứu cũng đã đề xuất được 04 vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất nông nghiệp bền vững dựa trên việc đánh giá tiềm năng đất đai về tự nhiên và kinh tế. Đây là cơ sở khoa học nhằm giúp các nhà quản lý hoạch định chiến lược định hướng sản xuất nông nghiệp bền vững cho huyện Phú Tân.
Từ khóa: Canh tác hợp lý, đánh giá đất đai, huyện Phú Tân, nông nghiệp bền vững, sản xuất nông nghiệp

Article Details

Tài liệu tham khảo

Bộ Môn Tài nguyên Đất đai, Đại học Cần Thơ, 2014. Khảo sát, cập nhật và điều chỉnh Bản đồ đất vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong Chương trình KHCN-BĐKH/11-15 về Nghiên cứu sử dụng hợp lý đất phèn Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.

Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, 2008. Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, 71 Trang. Hà Nội: Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.

Chaudhry, P., and Ruysschaert, G., 2007. Climate Change and Human Development in Vietnam. A case study for the Human Development Report 2007/2008, 18 pages.

FAO, Food and Agriculture Organization of the United Nations, 1976. A framework for land evaluation. FAO Soil Bulletin 32. FAO. Rome.

FAO, Food and Agriculture Organization of the United Nations, 2007. Land Evaluation towards a revised framework. Land and Water Discussion Paper 6. Rome, Italy: Food and Agriculture Organization.

Lê Anh Tuấn, 2010. Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng lên tính đa dạng sinh học và xu thế di dân vùng bán đảo Cà Mau, Đồng bằng sông Cửu Long. Hội thảo khoa học “Bảo tồn các giá trị dự trữ sinh quyển và hỗ trợ cư dân vùng ven biển tỉnh Cà Mau trước biến đổi khí hậu”. Thành phố Cà Mau, 25/4/2010.

Lê Thị Linh, Lê Quang Trí, Võ Phước Khải, Phạm Thanh Vũ, Võ Quang Minh, 2011. Đánh giá việc xây dựng phân cấp yếu tố kinh tế làm cơ sở cho phân hạng thích nghi đất đai định lượng kinh tế thông qua kiểm chứng thực tế tại huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số 20b. Trang 169 - 179.

IMHEN và UNDP, United Nations Development Programmeand Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate change (IMHEN), 2015. Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về Quản lý rủi ro thiên tai và hiện tượng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với biến đổi khí hậu [Trần Thục, KoosNeefjes, Tạ Thị Thanh Hương, NguyễnVăn Thắng, Mai Trọng Nhuận, Lê Quang Trí, Lê Đình Thành, Huỳnh Thị Lan Hương, Võ Thanh Sơn, NguyễnThị Hiền Thuận, Lê Nguyên Tường], NXB Tài Nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam.

NguyễnĐức Tôn và Trương Văn Tuấn, 2014. Biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của nó đến sản xuất nông nghiệp Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. Số 64. Trang 163-171.

Hanh, P.T.T., and Furukawa, M., 2007. Impact of sea level rise on coastal zone of Vietnam. Bull. Fac. Sci. Univ. Ryukyus, 84: 45-59.

Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phú Tân, 2018. Báo cáo tình hình sản xuất nông nghiệp năm 2018 và kế hoạch thực hiện năm 2019.

Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Tân, 2018. Báo cáo thuyết minh kết quả thống kê đất đai năm 2018 trên địa bàn huyện Phú Tân.

Trần Thị Lệ Hằng, NguyễnLê Trạng, NguyễnThái Ân và Văn Phạm Đăng Trí, 2018. Ảnh hưởng của sự suy giảm nguồn nước dưới đất đến sản xuất nông nghiệp tại vùng ven biển thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(6A): 12-19.