Nguyen thi Thuy Duy * , Đinh Thị Thái Hà , Đỗ Thị Nhứt Nguyễn Hữu Hiệp

* Tác giả liên hệ (nttduy@ctu.edu.vn)

Abstract

The objective of this study was to isolate antibacterial endophytic bacteria from Physalis angulata L. Samples of roots, stems, leaves and fruits of Physalis angulata L from Ninh Kieu District in Can Tho City were used as materials to isolate bacteria. Antibacterial activity was tested by disc diffusion method. The results showed a total of 62 antibacterial endophytic bacteria were isolated from Physalis angulata L. Twenty five strains had the ability against Aeromonas hydrophila, 20 strains were  active  against  Escherichia  coli, and 13 strains  showed  antibacterial  activity against Staphyloccocus aureus. In addition, the results of the test about antibiotic resistance ability of the best 12 antimicrobial strains showed that 12 tested strains were able to resist to Streptomycin at various concentration varied from 0.125 to 256 mg.L-1. Eleven strains were able to resist to Penicillin V at various concentration ranked from 0.125 to 0.5 mg.L-1 and eight out of 12 strains showed their resistant to Cephalexin at various concentration varied between 0.125 to 256 mg.L-1. Based on recording of 16S rRNA gene sequences, these three bacterial strains including DL19, DR7 and DTR12 belong to Bacillus, Enterobacter and Bacillus and have a closest relationship to Bacillus amyloliquefaciens NBRC 15535, Enterobacter cloacae DSM 30054 and Bacillus subtilis IAM 12118, respectively.
Keywords: Antibacterial activity, antibiotic resistance, Bacillus sp, endophytic bacteria, medical plants, Physalis angulata L

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân lập vi khuẩn nội sinh trong cây Thù lù cạnh đã có chức năng kháng khuẩn. Các mẫu rễ, thân, lá và trái của cây Thù lù cạnh ở khu vực quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ được dùng làm nguyên liệu để phân lập vi khuẩn. Hoạt tính kháng khuẩn được khảo sát bằng phương pháp khuếch tán qua giấy lọc. Kết quả cho thấy tổng cộng có 62 dòng vi khuẩn nội sinh từ cây thù lù đã được phân lập. Trong đó, 25/62 dòng có khả năng kháng vi khuẩn gây bệnh Aeromonas hydrophila, 20/62 dòng kháng vi khuẩn Escherichia coli, 13/62 dòng kháng vi khuẩn Staphyloccocus aureus. Ngoài ra, kết quả khảo sát 12 dòng vi khuẩn kháng khuẩn cao nhất đối với khả năng kháng thuốc kháng sinh cho thấy 12 dòng vi khuẩn thử nghiệm đều có khả năng kháng Streptomycin ở nồng độ từ 0,125-256 mg.L-1, 11 dòng có khả năng kháng Penicillin V với nồng độ từ 0,125-0,5 mg.L-1 và 8/12 dòng có khả năng kháng Cephalexin ở nồng độ từ 0,125-256 mg.L-1. Kết quả định danh thông qua trình tự 16S-rRNA cho thấy 3 dòng vi khuẩn DL19, DR7 và DTR12 lần lượt thuộc chi Bacillus, Enterobacter và Bacillus, có quan hệ gần gũi nhất tương ứng với loài Bacillus amyloliquefaciens NBRC 15535, Enterobacter cloacae DSM 30054 và Bacillus subtilis IAM 12118.
Từ khóa: Bacillus sp, cây dược liệu, khả năng kháng khuẩn, kháng kháng sinh, thù lù cạnh, vi khuẩn nội sinh

Article Details

Tài liệu tham khảo

Nguyên lý: Các chấtkháng sinh có thể khuếch tán trên môi trường thạch, ức chế vi sinh vật mẫn cảm với chúng và tạo thành vòng vô khuẩn. Ngược lại, những vi khuẩn nào có khả năng kháng với chất kháng sinh sẽ sinh trưởng và phát triển bình thường và không bị ức chế bởi kháng sinh. Đường kính vòng vô khuẩn thể hiện mức độ mẫn cảm của vi khuẩn với từng loại kháng sinh thử nghiệm.

Hình 2: Sơ đồ phương pháp kiểm tra khả năng kháng kháng sinh của các dòng vi khuẩn nội sinh được tuyển chọn

Đánh giá kết quả: Khả năng kháng thuốc kháng sinh được đánh giá theo 3 mức độ, dựa vào đường kính vòng vô khuẩn ở các mức độ khác nhau gồm: Mức độ kháng(K): ≤13 mm, mức độ trung gian (T): 14 – 16 mm và mức độ nhạy cảm (N): ≥17 mm.

Sau khi khảo sát khả năng kháng khuẩn của các dòng vi khuẩn đã phân lập, chọn 3 dòng có đặc tính kháng khuẩn cao để giải trình tự gen 16S-rRNA. Trình tự nhận được dùng để so sánh với dữ liệu trên ngân hàng gene NCBI (National Center forBiotechnology Information) bằng chương trình BLAST để định danh vi khuẩn.

Các số liệu thu được được xử lý bằng phần mềm Excel 2007 và phần mềm thống kê Statgraphics plusXV.

Kết quả phân lập vi khuẩn nội sinh từ các bộ phận khác nhau của cây thù lù cạnh đã thu được 62 vi khuẩn nội sinh. Trong đó, 14 dòng được phân lập từ trái, 16 dòng từ lá, 15 dòng từ thân và 17 dòng từ rễ cây thù lù cạnh. Các dòng vi khuẩn phân lập được ký hiệu như sau: DRx, DLx, DTx, DTRx với TR: trái, L: lá, T: thân, R: rễ, D: ký hiệu mã hóa riêng của nhóm phân lập vi khuẩn cây thù lù cạnh, x: thứ tự dòng vi khuẩn phân lập. Đa số các dòng vi khuẩn phân lập được có dạng hình tròn (hoặc không đều), màu trắng đục (trắng ngà, vàng nhạt hay nâu nhạt), độ nổi môvà lài, bìa nguyên(hoặc răng cưa), đường kính dao động từ 0,1-7 mm (Hình 3). Ngoài ra, đặc điểm tế bào của các dòng này chủ yếu là hình que, một số có dạng hình cầu hoặc chuỗi và phần lớn là gram âmvà di động (Hình 4).

Hình 3: Đặc điểm hình thái khuẩn lạc của một số dòng vi khuẩn phân lậ

Hình 4: Đặc điểm hình thái tế bào của hai dòng vi khuẩn DT12 và DR23 (dòng DT12 - gram âm và dòng DR23 - gram dương)

Sử dụng phương pháp khuếch tán qua giấy lọc giữa các dòng vi khuẩn phân lập được với 3 dòng vi khuẩn gây bệnh E. coli, A. hydrophilavà S. aureus, quan sát sự hình thành vòng khángtrong 3 ngày liên tục.

Hình 5: Đường kính vòng kháng khuẩn của 20 dòng vi khuẩn phân lập đối với vi khuẩn gây bệnh E. coli sau 3 ngày thí nghiệm

Từ kết quả được trình bày ở Hình 5 cho thấy 20 trong tổng số 62 dòng vi khuẩn nội sinh phân lập thể hiện khả năng đối kháng với vi khuẩn gây bệnh E. colivà đường kính vòng vô khuẩn có xu hướng tăng và đạt cao nhất ở ngày thứ 2 sau khi ủ và giảm ở ngày thứ 3 (10/20 dòng). Nguyên nhân là do vi khuẩn E. coliphát triển lan rộng. Bên cạnh đó, có một số dòng vi khuẩn có khả năng đối kháng tăng dần qua các ngày 1, 2 và 3 (DL3, DR18, DR2, DR27, DR3, DR6, DT21, DT3 và DTR12). Trong khi đó, 3 dòng vi khuẩn ký hiệu DL22, DR4 và DT16 thể hiện tính kháng khuẩnvới vi khuẩn gây bệnh E. colicao nhất ở ngày đầu tiên và sau đó giảm dần theo thời gian thí nghiệm. Riêng dòng vi khuẩn ký hiệu DL13 và DR7 vẫn giữ được khả năng kháng khuẩn với vi khuẩn gây bệnh E. coli liên tục trong 3 ngày nuôi cấy thông qua việc đường kính vòng kháng vẫn không thay đổi sau 3 ngày ủ. Ba dòng vi khuẩn ký hiệu DR7, DR27 và DL3 có hiệu quả kháng khuẩn tốt nhất với đường kính vòng kháng khuẩncao nhất lần lượt đạt 6,33 mm, 5,33 mm và 4,67 mm (Hình 6). Bhoonobtong et al. (2012) đã phân lập được dòng vi khuẩn nội sinh từ cây dược liệu ở Thái Lan và xác định vi khuẩn này có khả năng kháng E. coli. Ngoài ra, các dòng vi khuẩn Bacillusphân lập trên cây nghệ có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn E. colivới đường kính vòng kháng đo được từ 11-14 mm (Kumar et al., 2016).

Hình 6: Khả năng kháng khuẩn của dòng vi khuẩn nội sinh phân lập ký hiệu DR7, DR27 và DL3 đối với dòng vi khuẩn E. colisau 2 ngày thí nghiệm

Kết quả khảo sát khả năng ức chế dòng vi khuẩn gây bệnh A. hydrophila của 25 trong tổng số 62 dòng vi khuẩn phân lập được trình bày trong Hình 7 cho thấy tổng cộng có 25 trong tổng số 62 dòng vi khuẩn phân lập có khả năng ức chế vi khuẩn gây bệnh A. hydrophilasau 3 ngày ủ. Hầu hết các dòng vi khuẩn có khả năng kháng vi khuẩn gây bệnh A. hydrophila, mạnh nhất ở ngày đầu tiên và sau đó có xu hướng giảm dần ở ngày thứ 2 và thứ 3, ngoại trừ dòng vi khuẩn DTR4 có xu hướng tăng dần từ ngày 1 đến ngày 3 (Hình 8). Dòng DL19 có tính kháng cao nhất với đường kính vòng kháng lớn nhất đạt 22,67 mm vào ngày 1, kế tiếp là 2 dòng vi khuẩn DT20 và DT3 có đường kính vòng vô khuẩn lớn thứ2, thứ 3 lần lượt đạt 21,00 mm, và 20,33 mm sau 1 ngày thí nghiệm. Theo nghiên cứu của Indu et al. (2006) về khả năng ức chế dòng vi khuẩn gây bệnh A. hydrophilacủa dịch trích tỏi50% và dịch trích 100% hạt nhụcđậu khấu cho thấy hai dịch trích này cho đường kính vòng kháng khuẩn với vi khuẩn gây bệnh A. hydrophilalần lượt đạt 17 mm và 15 mm. Nghiên cứu của Kumar et al. (2016) đã phân lập dòng vi khuẩn nội sinh từ rễ cây Azadirachta indicaA. Juss ở Ấn Độ cho thấy các dòng vi khuẩn phân lập được có khả năng kháng dòng vi khuẩn A. hydrophilaIMS/GN11.

Hình 7: Đường kính vòng kháng khuẩn của 25 trong tổng số 62 dòng vi khuẩn phân lập đối với vi khuẩn gây bệnh A. hydrophila sau 3 ngày thí nghiệm

Hình 8: Khả năng kháng khuẩn của dòng vi khuẩn nội sinh phân lập ký hiệu DL19, DT20 và DT3 đối với vi khuẩn gây bệnh A. hydrophila sau 1 ngày thí nghiệm

Kết quả khảo sát khả năng kháng khuẩn của 13 trong tổng số 62 dòng vi khuẩn nội sinh phân lập với vi khuẩn gây bệnh S. aureusđược trình bày trong Hình 9 cho thấy chỉ có 13 trong tổng số 62 dòng vi khuẩn phân lập được ghi nhận là có tính kháng đối với dòng vi khuẩn gây bệnh S. aureus. Trong đó có 4 dòng vi khuẩn phân lập từ lá, 4 dòng được phân lập từ rễ, 1 dòng từ thân và 4 dòng phân lập từ trái của Thù lù cạnh. Đa số các dòng vi khuẩn này có khả năng kháng khuẩn cao nhất ở ngày 1 và 2, sau đó, giảm xuống vào ngày thứ 3. Vòng kháng khuẩn của các dòng vi khuẩn có đường kính dao động từ 2,00-11,00 mm. Sau 2 ngày ủ, dòng DR6 và DL6 thể hiện tính kháng khuẩn với dòng vi khuẩn gây bệnh S. aureusmạnh nhất với đường kính vòng kháng khuẩn 11,00 mm (Hình 10) và khác biệt với các dòng còn lại. Kế đến là dòng DR7 có khả năng kháng vi khuẩn gây bệnh S. aureusvới đường kính vòng kháng khuẩn đạt9,33 mm (Hình 10). Các dòng vi khuẩn thử nghiệm còn lại có tính kháng khuẩn yếu hơn với đường kính vòng vô khuẩn dao động từ 2- 9 mm. Khả năng ức chế dòng vi khuẩn gây bệnh S. aureuscủa các dòng vi khuẩn nội sinh phân lập trong thân một loại cây thảo dược thuộc họ rau răm, Cốt khí (Polygonum cuspidatum) có đường kính vòng kháng khuẩn dao động từ 9- 15 mm (Sun et al., 2013). Một nghiên cứu khác của Pal and Paul (2013) đã phân lập được các dòng vi khuẩn nội sinh trên cây Hygrophila spinoseT, thuộc họ Ô rô với vòng vô khuẩn ức chế dòng vi khuẩn gây bệnh S. aureusdao động từ 3- 8 mm.

Hình 9: Đường kính vòng kháng khuẩn của 13 trong tổng số 62 dòng vi khuẩn nội sinh phân lập đối với vi khuẩn gây bệnh S. aureus sau 3 ngày thí nghiệm

Hình 10: Khả năng kháng khuẩn của ba dòng vi khuẩn nội sinh phân lập ký hiệu DR6, DL6 và DR7 đối với vi khuẩn gây bệnh S. aureus sau 2 ngày thí nghiệm

Tóm lại, từ 62 dòng vi khuẩn nội sinh phân lập được từ trong cây Thù lù cạnh, có 20 dòng vi khuẩn kháng với vi khuẩn E. coli, 25 dòng kháng với vi khuẩn A. hydrophilavà 13 dòng kháng S. aureus(Bảng 1). Trong đó, có 5 dòng vi khuẩn kháng cả 3 dòng vi khuẩn gây bệnh gồm các dòng có ký hiệu như sau: DL17, DL7, DR6, DTR10 và DTR12. Năm dòng kháng với hai dòng vi khuẩn gây bệnh E. coli, A. hydrophila gồmcác dòng có ký hiệu DL1, DL10, DL13, DR27 và DR4 và 6 dòng kháng với vi khuẩn gây bệnh A. hydrophilavà S. aureusgồmcác dòng có ký hiệu DL2, DR24, DR5, DT3, DTR12, DTR2 và DTR4. Ngoài ra, đa số các dòng vi khuẩn có khả năng kháng khuẩn chủ yếu được phân lập từ rễ và lá cây thù lù cạnh nhiều hơn so với các bộ phận khác như thân và trái. Từ các kết quả trên, 12 dòng vi khuẩn ký hiệu DR3, DR5, DR6, DR7, DR25, DL3, DL6, DL17, DL19, DT3, DTR10 và DTR12 được xem như là các dòng ưu tú nhất và do đó được chọn để đánh giá khả năng kháng 3 loại kháng sinh tuyển chọn.

Bảng 1: Số lượng vi khuẩn nội sinh phân lập từ cây thù lù cạnh có khả năng kháng khuẩn với 3 dòng vi khuẩn gây bệnh

Kết quả khảo sát khả năng kháng Penicillin V của 12 dòng vi khuẩn tuyển chọn được trình bày trong Bảng 2 cho thấy các dòng vi khuẩn khảo sát đều có khả năng kháng Penicillin V ở nồng độ từ 0,125-0,5 mg.L-1, chỉ riêng dòng DR25 đều biểu hiện nhạy cảm với kháng sinh này ở tất cả các nồng độ. Các dòng còn lại có khả năng kháng kháng sinh Penicillin V khác nhau ở các nồng độ dao động từ 1-256 mg.L-1.

Bảng2: Khả năng kháng kháng sinh Penicillin V ở các nồng độ khác nhau của 12 dòng vi khuẩn tuyển chọn

*Ghi chú: (-) Không tạo vòngvô khuẩn, (khđ) tạo vòng kháng hết đĩa, mức độ kháng (K): ≤13 mm, mức độ trung gian (T): 14 – 16 mm, mức độ nhạy cảm (N): ≥17 mm

Hình 11: Khả năng kháng kháng sinh Penicillin V của dòng DTR12 ở các nồng độ <8mg/L (A) và 32-256mg/L (B) sau 1 ngày thí nghiệm

Ở nồng độ 1 mg.L-1, tổng cộng có 9 trong tổng số 12 dòng vi khuẩn thử nghiệm biểu hiện kháng với kháng sinh Penicillin V, 2 dòng vi khuẩn DR6 và DL17 thể hiện mức độ trung gian và chỉ có dòng DR25 biểu hiện nhạy cảm với kháng sinh ở nồng độ này. Ở nồng độ 2 mg.L-1, tổng cộng có 8 trong tổng số 12 dòng vi khuẩn biểu hiện kháng với kháng sinh Penicillin V. Ở nồng độ 4 mg.L-1, có 5 trong tổng số 12 dòng vi khuẩn biểu hiện kháng với kháng sinh Penicillin V gồm các dòng có ký hiệu DR3, DL3, DL6, DT3 và DTR12. Ở nồng độ 8 mg.L-1, chỉ có dòng DTR12 là có khả năng kháng kháng sinh Penicillin V (Hình 11), 6 trong tổng số 12 dòng vi khuẩn thể hiện mức độ trung gian và các dòng còn lại đều biểu hiện mức độ nhạy cảm với kháng sinh. Trong khi ở nồng độ 16 mg.L-1, 12 dòng vi khuẩn thử nghiệm đều không có khả năng kháng với kháng sinh Penicillin V, có 4 dòng biểu hiệnmức độ trung gian và 8 dòng biểu hiện mức độ nhạy cảm với kháng sinh Penicillin V. Ở nồng độ 32 mg.L-1và 64 mg.L-1, chỉ có dòng vi khuẩn DR3 biểu hiện mức độ trung gian, trong khi các dòng vi khuẩn còn lại đều biểu hiện nhạy cảm với kháng sinh này. Cuối cùng ở nồng độ 128 mg.L-1và 256 mg.L-1, tất cả các dòng vi khuẩn đều biểu hiện nhạy cảm với kháng sinh này.

Kết quả khảo sát khả năng kháng kháng sinh Cephalexin của 12 dòng vi khuẩn tuyển chọn được trình bày trong Bảng 3 cho thấy 12 dòng vi khuẩn tuyển chọn đều có khả năng kháng kháng sinh Cephalexin với nồng độ dao động từ 0,125-64 mg.L-1.

Bảng 3: Khả năng kháng kháng sinh Cephalexin ở các nồng độ khác nhau của 12 dòng vi khuẩn tuyển chọn

*Ghi chú: (-)Khôngtạo vòng vô khuẩn, mức độ kháng (K): ≤13 mm, mức độ trung gian (T): 14 – 16 mm, mức độ nhạy cảm (N): ≥17 mm

Hình 12: Khả năng kháng kháng sinh Cephalexin của dòng vi khuẩn DTR12 (a), biểu hiện trung gian với Cephalexin của dòng DR7 (b) và biểu hiện nhạy cảm với Cephalexin của dòng DR6 (c) ở nồng độ 256 mg.L-1

Ở nồng độ 128 mg.L-1, chỉ có 2 dòng vi khuẩn DR6 và DR7 bắt đầu biểu hiện trung gian với kháng sinh Cephalexin, trong khi đó các dòng còn lại vẫn thể hiện tính khángvới kháng sinh này. Ở nồng độ Cephalexin 256 mg.L-1, có 8 trong tổng số12 dòng vi khuẩn thử nghiệm vẫn biểu hiện tính kháng với kháng sinh Cephalexin, 2 dòng vi khuẩn ký hiệu DR7 và DT3 biểu hiện trung gian và trong khi 2 dòng vi khuẩn còn lại ký hiệu DR6 và DL6 biểu hiện nhạy cảmvới kháng sinh này (Bảng 3 và Hình 12).

Kết quả khảo sát khả năng kháng kháng sinh Streptomycin của 12 dòng vi khuẩn tuyển chọn được trình bày trong Bảng 4 cho thấy tất cả 12 dòng vi khuẩn khảo sát đều có khả năng kháng Streptomycin nồng độ từ 0,125-256 mg.L-1, ngoại trừ dòng DL19 bắt đầu biểu hiện nhạy cảm với kháng sinh Streptomycin ở nồng độ 256 mg.L-1(Hình 13). Điều này cho thấy kháng sinh Streptomycin không ảnh hưởng đến sự phát triển của 12 dòng vi khuẩn nội sinh kháng khuẩn tuyển chọn này.

Hình 13: Mức độ nhạy cảm với kháng sinh Streptomyocin của dòng vi khuẩn DL19 ở nồng độ 0,125- 256 mg/L (a) và của dòng vi khuẩn DTR12 ở nồng độ 0,125-256 mg/L (b)

Bảng 4: Khả năng kháng kháng sinh Streptomycin ở các nồng độ khác nhau của 12 dòng vi khuẩn tuyển chọn

*Ghi chú: (-) Không tạo vòng vô khuẩn, mức độ kháng (K): ≤13 mm, mức độ trung gian (T): 14 – 16 mm và mức độ nhạy cảm (N): ≥17 mm

Ba dòng vi khuẩn nội sinh phân lập ký hiệu DL19, DR7 và DTR12 đã thể hiện khả năng kháng khuẩn và kháng với kháng sinh cao được chọn để trích DNA và giải trình tự đoạn gen 16S rRNA. Dựa vào các đặc điểm về hình thái khuẩn lạc và tế bào của vi khuẩn kết hợp với kết quả giải trình tự đoạn gen 16S rRNA của 3 dòng vi khuẩn ký hiệu DL19, DR7 và DTR12 thuộc hai chi Bacillusvà Enterobactervà có mối quan hệ di truyền gần gũi lần lượt với loài Bacillus amyloliquequefaciensNBRC 15535, Enterobacter cloacaeDSM 30054và Bacillus subtilisIAM 12118(Bảng 5)

Bảng 5: Kết quả định danh ba dòng vi khuẩn tuyển chọn

Sáu mươi hai dòng vi khuẩn nội sinh được phân lập từ rễ, thân, lá và trái cây Thù lù cạnh ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ đa số có khuẩn lạc dạnghình tròn, màu trắng đục, độ nổi mô, bìa nguyên, hình que, gram âm và di động. Trong số 62 dòng vi khuẩn nội sinh được phân lập, chỉ có 20 dòng vi khuẩn thể hiện tính kháng với vi khuẩn gây bệnh E. coli, 25 dòng vi khuẩn thể hiện tính kháng với vi khuẩn gây bệnh A. hydrophilavà 13 dòng vi khuẩn thể hiện tính kháng với vi khuẩn gây bệnh S. aureus. Trong đó, có 5 dòng vi khuẩn kháng cả 3 dòng vi khuẩn gây bệnh, 11 dòng kháng cả hai dòng vi khuẩn gây bệnh E. colivà A. hydrophila và6 dòng kháng với hai dòng vi khuẩn gây bệnh A. hydrophilavà S. aureus. Trong 12 dòng tuyển chọn để khảo sát khả năng kháng với 3 hoạt chất kháng sinh cho thấy tất cả đều có khả năng kháng Streptomycin ở nồng độ dao động từ 0,125-256 mg.L-1, 11 dòng vi khuẩn có khả năng kháng Penicillin V ở nồng độ dao động từ 0,125-0,5 mg.L-1và 8 dòng có khả năng kháng Cephalexin ở nồng độ từ 0,125-256 mg.L-1. Các dòng DL19, DR7 và DTR12 được nhận diện lần lượt tương đồng với loài Bacillus amyloliquequefaciensdòngNBRC, Enterobacter cloacaedòngDSM và Bacillus subtilisdòng IAM 12118với tỷ lệ đồng hình lần lượt đạt 97%, 97% và 98%.

Thử nghiệm đặc tính kháng khuẩn của những dòng vi khuẩn nội sinh phân lập trong nghiên cứu này với những dòng vi khuẩn gây bệnh khác phổ biến trên người và động vật. Đồng thời xác định thêm khả năng kháng vi khuẩn gây bệnh của các dòng vi khuẩn tuyển chọn là do dịch ngoại bào(các hoạt chất do vi khuẩn tiết ra trong quá trình sinh trưởng và phát triển) hay dịch nội bào(dịch có chứa tế bào vi khuẩn) có khả năng kháng khuẩn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bauer, R., Probstle, A., Lotter, H., Wagner-Redecker, W., and Matthiesen, U., 1996. Cyclooxygenase inhibitoryconstituentsfrom Houttuynia cordata.Phytomedicine, 2(4): 305-308.

Bhoonobtong, A., SawadsitangS.S.S. and MongkolthanarukW., 2012. Characterization of endophyticbacteria, Bacillus amyloliquefaciensfor antimicrobialagentsproduction. In: IPCBEE. InInternationalConference on Biological and Life Sciences, 2012. IACSIT press. Singapore, 40: 6-11.

Chiang HC , Jaw SM. , Chen CF. and Kan WS., 1992. Antitumor agent, physalinF from Physalis angulataL..Anticancer Research, 12(3): 837-843.

Choi JeeYoung, 2010. Anti-Inflammatory Activity of Houttuynia cordataagainst Lipoteichoic Acid-Induced Inflammation in Human Dermal Fibroblasts. Chonnam Medical Journal, 46(3): 140-147.

Dung, T.T., Haesebrouck, F., Tuan, N.A.,Sorgeloos, P., Baelem, M. and Decostere, A., 2008. Antimicrobial susceptibilitypatternof Edwarsiellaictaluriisolatefrom naturaloutbreaksof bacillarynecrosisof Pangasianodonhypophthalmusin Vietnam. Microbial Drug Resistance, 14(4): 311-316.

Đỗ Thanh Tuân, 2017. Nghiên cứu tài nguyên cây thuốc các huyện ven biển của tỉnh Thái Bình và đề xuất biện pháp bảo tồn, phát triển bền vững. Luận văn tiến sĩ sinh học. Học viện khoa học và công nghệ. Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam. Hà Nội.

Gon Sup Kim, Kim Dong Hyeok, Lim JeongJu and et al, 2008. Biological and antibacterial activities of the natural herbHouttuynia cordatawater extract against the intracellular bacterial pathogenSalmonellawithin theRAW 264.7 macrophage. Biological and Pharmaceutical Bulletin, 31(11): 2012-2017.

Indu, M. N., Hatha, A. A. M., Abirosh, C., Harsha U. and VivekanandanG., 2006. Antimicrobial activity of some of theSouth Indian spices against serotypes ofEscherichia coli, Salmonella, Listeria monocytogenes, Aeromonas hydrophila. Brazilian Journal of Microbiology, 37: 153-158.

Januário, A.H., Filho, E.R., Pietro, R. C. L. R., Kashima, S., Sato, D.N., and França, S.C., 2002. Antimycobacterial physalinsfromPhysalis angulataL. (Solanaceae). PhytotherapyResearch, 16(5): 445-448.

Kumar, A., Singh, R., Yadav, A., Giri, D.D., Singh, P.K., and Pandey, D., 2016. Isolation and characterization of bacterial endophytes ofCurcuma longaL. 3 Biotech. 6 (60): 2-8.

Silva, M.T., Simas, S.M., Batista, T. G.F.M., Cadarelli, P., and Tomassini, T.C.B., 2005. Studies on antimicrobial activity, in vitro, of Physalis angulataL. (Solanaceae) fraction and physalinB bringing out the importance of assay determination. Memoriasdo Instituto Oswaldo Cruz, 100(7): 779-782.

Milena B.P.Soares, MoemaC.Bellintani, IvoneM.Ribeiro, TherezinhaC.B.Tomassini, RicardoRibeirodosSantos, 2003. Inhibition of macrophage activation and lipopolysaccaride-induced death by seco- steroids purified fromPhysalis angulataL. European Journal of Pharmacology, 459(1):107 – 112.

NguyễnChính, 2005. Đánh giá tình hình sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi cá tra (Pangasius hypophthalmus) thâm canh ở An Giang và Cần Thơ. Luận Văn thạc sĩ khoa học. Khoa Thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ. Thành phố Cần Thơ.

Osho, A., Adetunji, T., Fayemi, S.O and Moronkola, DO., 2010. Antimicrobial Activity of Essential Oils of Physalis Angulata. L. AfrJ TraditComplement AlternMed, 7(4): 303–306.

Pal, A. and Paul, A.K., 2013. Bacterial endophytes of the medicinal herbHygrophilaspinosaT. Anders and their antimicrobial activity. British Journal of Pharmaceutical Research, 3(4): 795-806.

Sun, H., He, Y., Xiao, Q., Ye. R and Tian, Y., 2013. Isolation, characterizationand antimicrobial activityof endophytic bacteria from Polygonum cuspidatum. African Journal of Microbiology Research, 7(16): 1496-1504.

Suryani, N.I.M., 2017. Isolation and identification of lactic acid bacteria inhibit alpha glucosidase of kersenfruit(MuntingiacalaburaL.) and ciplukanfruit(Physalis angulataL.). Thesis Biology. Digital Library.