Nguyễn Thùy Trang * , Cao Hoàng Thu Thảo Võ Hồng Tú

* Tác giả liên hệ (nttrang@ctu.edu.vn)

Abstract

Although Hau Giang province has many competitive advantages in sugarcane production, the frequent fluctuations of market price of sugarcane have prompted farmers to convert their farming systems. This conversion has greatly affected the sustainability and stabability of the raw material supply and livelihoods of sugarcane farmers. Therefore, it is necessary to investigate the sugarcane value chain in order to find out the solutions for developing sugarcane farmers’ livelihoods and sugarcane industry in Hau Giang province. Based on the data collected from face-to-face interviews with 325 observations of actors in the value chain, the study showed that the sugarcane value chain comprises of 13 distribution channels and they all are domestic ones.  Regarding  the profit allocation, the sugar processing company had the highest profit with VND 77.013 billion/year, accounting for 64.48%, followed by middlemen with 28.989 billion/year, farmers with VND 13.422 billion and sugar retailers with 0.016 billion/year. In order to achieve the stable development of sugarcane value chain, sugar processing companies need to support sugarcane farmers in transferring high yielding setts and promoting mechanization to reduce production cost and increase income for sugarcane farmers. Besides, sugarcane farmers should focus on managing and using inputs effectively, particularly the quantity of cane setts to reduce production cost.
Keywords: Added value, Sugarcane, Market, Value chain

Tóm tắt

Mặc dù Hậu Giang là tỉnh có nhiều lợi thế cạnh tranh về sản xuất mía nhưng do giá mía thường xuyên biến động dẫn đến nhiều nông hộ đã chuyển đổi mô hình sản xuất. Sự chuyển đổi này đã gây ảnh hưởng lớn đến tính bền vững của vùng nguyên liệu và sinh kế của nông hộ trồng mía. Do vậy, nhu cầu nghiên cứu về chuỗi giá trị mía đường nhằm góp phần đề xuất giải pháp ổn định sinh kế nông hộ trồng mía và phát triển ổn định ngành hàng mía đường tỉnh Hậu Giang là rất cần thiết. Nghiên cứu đã thực hiện thu thập số liệu bằng cách phỏng vấn trực tiếp 325 quan sát với các tác nhân tham gia chuỗi giá trị. Kết quả nghiên cứu cho thấy chuỗi giá trị mía đường của tỉnh gồm 13 kênh và đều là kênh nội địa. Về phân phối giá trị thì công ty chế biến đường có tổng lợi nhuận cao nhất với 77,013 tỷ đồng/năm, chiếm 64,48%, kế đến là thương lái với 28,989 tỷ đồng/năm, tiếp theo là người sản xuất với 13,422 tỷ đồng/năm và cuối cùng là người bán lẻ với 0,016 tỷ đồng/năm. Để phát triển ổn định chuỗi giá trị mía đường, các công ty chế biến đường cần đồng hành chia sẻ với nông dân trồng mía bằng hình thức đầu tư giống có năng suất cao và đẩy mạnh công tác cơ giới hóa để giảm giá thành và tăng thu nhập cho nông hộ trồng mía. Bên cạnh đó, nông hộ cần tập trung quản lý hiệu quả nguồn lực đầu vào, đặc biệt lượng giống để tiết giảm chi phí.
Từ khóa: Chuỗi giá trị, Giá trị gia tăng, Mía đường, Thị trường

Article Details

Tài liệu tham khảo

Becker, D., Tram, P.N., Tu, H.D., 2009. Value chain promotion as a tool for adding value to agricultural production, GTZ.

Can, N.D, 2014. Understanding "linking together the four houses" in rice production and commerce: a case study of AnGiang province, Vietnam and lessons learnt from Chiba prefecture, Japan. Institute of Developing Economies, Japan External Trade Organization, 486(2014), 47 pages.

Cục thống kê Hậu Giang, 2018. Niên giám thống kê Hậu Giang 2017, Hậu Giang

Dasgupta, S., Laplante, B., Meisner, C., Wheeler, D., & Yan, J., 2007. The Impact of Sea Level Rise on the Developing Countries: A Comparative Analysis, Climatic change, 93(3-4): 379-388.

Hiệp hội mía đường Việt Nam, 2018. Báo cáo một số tình hình liên quan đến ngành mía đường và hoạt động của hiệp hội mía đường Việt Nam trong vụ sản xuất 2017/2018. Hà Nội.

Higgins, A., Archer, A., Jakku, E., Thorburn, P. and Prestwidge, D., 2005. Increasing the capacity to identify and action value chain integration opportunities. Sugar Research and Development Corporation Final Report - CSE013, Brisbane, Australia. Retrieved from www.srdc.gov.au/ProjectReports/CSE013.htm.

Hồ Cao Việt, 2011. Báo cáo kết quả Hội thảo phát triển sản xuất mía, Hội thảo Khoa học – Viện Khoa học Nông nghiệp Miền Nam.

Huỳnh Văn Tùng và Lưu Thanh Đức Hải, 2015. Nghiên cứu thực trạng sản xuất và tiêu thụ mía đường Đồng Bằng Sông Cửu Long, Tạp chí Tài chính, 2(4): 77-80.

Loc, V.T.T., Bush, S., Sinh, L.X, Navy, H. and Khiem, N.T., 2009, Value chains for sustainable Mekong fisheries: the case of Pangasius hypopthalmusand enicorhynchus/Labiobarbusspp. in Vietnam and Cambodia. Final report submitted to Sumernet, research code: 6289 pages.

Lưu Thanh Đức Hải, 2009. Giải phápnâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh mía đường ở khu vục Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 12: 312-323.

Neves, M.F., Gustavo Trombin, V. and Alberto Consoli, M., 2010. Measurement of sugar cane chain in Brazil. International Food and Agribusiness Management Review, 13(3): 37-54.

NguyễnQuốc Nghi, Bùi Văn Trịnh và Lê Thị Diệu Hiền, 2009. Hiệu quả sản xuất mía nguyên liệu tỉnh Hậu Giang, Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 12: 305-311.

Võ Thị Thanh Lộc và NguyễnPhú Son, 2011, Phân tích chuỗi giá trị lúa gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 19a: 96-108.

Võ Tòng Xuân, 2011, Nghiên cứu ứng dụng chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ nông sản, Tạp chí tia sáng. Truy cập tại: http://tiasang.com.vn/-khoi-nghiep/nghien-cuu-ung-dung-chuoi-gia-tri-san-xuat-va-tieu-thu-nong-san-4146.

Wassmann, R., Hien, N. X., Hoanh, C. T., & Tuong, T. P., 2004, Sea level rise affecting the Vietnamese Mekong Delta: water elevation in the flood season and implications for rice production. Climatic change, 66(1-2), 89-107.