Cao Quốc Nam * , Châu Quốc Mộng , Nguyen Thanh Dat Lại Duy Lâm Ngọc

* Tác giả liên hệ (cqnam@ctu.edu.vn)

Abstract

The investigation was conducted from July 2016 to May 2017 at Hoa An wetland, Phung Hiep district, Hau Giang province. The vascular plants were collected in six biotopes through standard square and investigation line sampling method. The list of vascular plants was constructed. There were 56 species belonging to 51 genera of 38 families in 2 phyla of the vascular plants. In the term of species diversity, the genera, family and the average of genera in family index of the vascular plants system at the Hoa An wetland were 1,1, 1,47 and 1,34, respectively. Of the 7 existing groups of life forms, the grass group has the highest percentage. There were 55 useful plants found, of which medicinal plants have the highest number of species and one species was listed for conservation by Vietnam Red Book (2007). In six biotopes, each biotopes has specific plant groups.
Keywords: Hoa An wetland, flora diversity, useful plants, wetland plants

Tóm tắt

Đề tài được thực hiện từ tháng 7 năm 2016 đến tháng 5 năm 2017 tại khu đất ngập nước Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Phương pháp điều tra thực địa, thu mẫu theo tuyến điều tra và ô tiêu chuẩn trong 06 sinh cảnh được áp dụng. Kết quả đã xây dựng được bảng danh lục các loài thực vật bậc cao gồm 56 loài thuộc 51 chi của 38 họ trong 2 ngành thực vật bậc cao. Hệ thực vật ở khu đất ngập nước Hòa An có các chỉ số đa dạng như sau: chỉ số chi là 1,1; chỉ số họ là 1,47 và số chi trung bình trong một họ là 1,34. Có 7 nhóm dạng sống được tìm thấy, trong đó nhóm dạng cây cỏ có tỷ trọng cao nhất. Có 55 loài cây có ích, trong đó nhóm cây dùng làm thuốc có số lượng loài nhiều nhất và có một loài có tên trong sách đỏ Việt Nam (2007). Trong 6 kiểu sinh cảnh, mỗi kiểu sinh cảnh có những nhóm thực vật đặc thù.
Từ khóa: Cây có ích, đa dạng hệ thực vật, đất ngập nước Hòa An, thực vật đất ngập nước

Article Details

Tài liệu tham khảo

Bộ Khoa học và Công nghệ, 2007. Sách đỏ Việt Nam. Phần II: Thực vật. NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ. Hà Nội, 611 trang.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2000. Tên cây rừng Việt Nam. NXB Nông Nghiệp. Hà Nội, 460 trang.

Brummitt R. K., 1992.Vascular plantFamilies and Genera. Royal Botanic Gardens. Kew, 804 pages.

Công ty cổ phần tư vấn xây dựng, ACI, 2009. Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 Trung tâm nghiên cứu - thực nghiệm – đa dạng sinh học và trung tâm giáo dục quốc phòng Trường Đại học Cần Thơ tại xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Hậu Giang, 60 trang.

Đỗ Tất Lợi, 2003. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB Khoa học Kỹ thuật. Hà Nội, 1274 trang.

Hoàng Chung, 2008. Các phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật. NXB Giáo Dục. Thành phố Hồ Chí Minh, 117 trang.

Nguyễn Nghĩa Thìn, 2007. Các phương pháp nghiên cứu thực vật. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Hà Nội, 160 trang.

Phạm Hoàng Hộ, 2003a. Cây cỏ Việt Nam.Quyển I. NXB Trẻ. Thành phố Hồ Chí Minh, 1023 trang.

Phạm Hoàng Hộ, 2003b. Cây cỏ Việt Nam.Quyển II. In lần thứ 2. NXB. Thành phố Hồ Chí Minh, 951 trang.

Phạm Hoàng Hộ, 2003c. Cây cỏ Việt Nam.Quyển III. In lần thứ 2 NXB Trẻ. Thành phố Hồ Chí Minh, 1020 trang.

Phạm Văn Ngọt, Nguyễn Thanh Nhàn và Đặng Văn Sơn, 2014. Thành phần loài và sự phân bố của thực vật đất ngập nước ở huyện Đức Huệ, tỉnh Long An. Tạp chí Khoa học Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. 58: 50-65.

Sebastian, T. Buckton, Nguyen Cu, Nguyen Duc Tu and Ha Quy Anh, 1999.The conservation of key wetland sites inthe Mekong delta. Conservation report. 12, 77 pages.

Võ Văn Chi và Trần Hợp, 1999. Cây cỏ có ích ở Việt Nam. Tập I. NXB Giáo dục. Thành phố Hồ Chí Minh, 817 trang.