Ngô Thị Thu Thảo * , Lê Văn Bình Bùi Nhựt Thành

* Tác giả liên hệ (thuthao@ctu.edu.vn)

Abstract

Rearing system is one of important technical terms in seed production of blood cockle, Anadara granosa in practice. This study evaluated the effects of rearing systems including aeration way and substrate on growth and survival rate of blood cockle in juvenile stage. The experiment consisted of 4 treatments, each with triplications: 1) Muddy substrate with normal aeration (B-BT); 2) Non-muddy substrate with normal aeration (KB-BT); 3) Muddy substrate with up-welling aeration (B-T) and 4) Non-muddy substrate with up-welling aeration (KB-T). Blood cockle were fed daily with algae from Tilapia-green water system together commercial feed Lansy (ZM). After 60 days of rearing, the growth rate of the blood cockle in the treatment B-KT was significantly higher than others. Weight of cockle in treatment B-KT (77.8 ± 0.60 mg) was not significant difference from B-T (76.0 ± 1.25 mg). Survival of blood cockles was highest in B-T (82.9 ± 4.44 %) and lowest in the KB-KT treatment (67.0 ± 3.84 %). The findings showed that juvenile blood cockles (SL:4.88 mmand Wt: 30 mg) obtained higher survival rates in up-welling system, however, they also required muddy substrate to achieve better growth performance.
Keywords: Anadara ganosa, Blood cockle, growth, up-welling, substrate, survival

Tóm tắt

Hệ thống ương là một trong những yếu tố kỹ thuật quan trọng trong thực tế sản xuất giống sò huyết (Anadara granosa). Nghiên cứu này đánh giá ảnh hưởng của các hệ thống ương bao gồm kiểu sục khí và nền đáy đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của sò huyết giai đoạn giống. Thí nghiệm gồm có 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức có 3 lần lặp lại: 1) Nền đáy bùn kết hợp sục khí bình thường (B-BT), 2) Không có nền đáy kết hợp sục khí bình thường (KB-BT), 3) Nền đáy bùn kết hợp sục khí nước trồi (B-T), 4) Không có nền đáy kết hợp sục khí nước trồi (KB-T). Sò huyết được cho ăn hằng ngày bằng tảo thu từ hệ thống cá rô phi-nước xanh kết hợp với thức ăn tổng hợp Lansy (ZM). Kết quả sau 60 ngày ương cho thấy, tốc độ tăng trưởng của sò huyết ở nghiệm thức có nền đáy bùn cao hơn và khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức nền đáy không bùn. Khối lượng của sò huyết trong nghiệm thức B-BT (77,8±0,60 mg) khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) so với nghiệm thức B-T (76,0±1,25 mg). Tỷ lệ sống của sò huyết đạt cao nhất ở nghiệm thức B-T (82,9±4,44 %) và khác biệt so với nghiệm thức KB-BT (67,0±3,84 %). Nghiên cứu này cho thấy sò huyết giống với chiều dài 4,88 mm và khối lượng 30 mg ương trong hệ nước trồi đạt tỷ lệ sống cao, tuy nhiên cần có nền đáy bùn để đạt tăng trưởng tốt hơn.
Từ khóa: Anadara granosa, nền đáy, nước trồi, sò huyết, tăng trưởng, tỷ lệ sống

Article Details

Tài liệu tham khảo

Hình 1: Các hệ thống thí nghiệm (A: Sục khíbình thường; B: Sục khí nước trồi)

Sò huyết được cho ăn 2 lần/ngày vào lúc 8 giờ và 16 giờ. Thức ăn trong quá trình nuôi sò huyết là tảo xanh Chlorella(mật độ cho ăn từ 3,0-5,0 triệu tb/L nước trong bể nuôi) kết hợp với thức ăn công nghiệp Lansy (ZM, liều lượng 2 mg/bể/ngày) được lọc qua lưới có kích thước mắt lưới 50 m trước khi cho ăn.

Việc vệ sinh bể được thực hiện định kỳ 10 ngày/lần đồng thời với việc thay 30% nước trong bể ương, sau đó dùng nước đã pha sẵn có độ mặn 20‰ để cấp vào bể và duy trì trong suốt 60 ngày ương.

Nhiệt độ (oC) trong bể ương được đo 2 lần/ngày vào lúc 8h và 14h bằng nhiệt kế thủy ngân, các yếu tố môi trường khác (pH, độ kiềm, TAN, NO2-,…) được đo theo định kỳ 10 ngày/lần vào lúc 8h sángbằng các bộ test SERA của Đức.

Mẫu nướcvà mẫu bùntrong các nghiệm thức được thu thập để xác định mật độ vi khuẩn tổng cộng vào ngày 20, 40 và 60 của quá trình thí nghiệm. Các ống nghiệm chứa 9 mLnước muối sinh lý (0,85%) được tiệt trùng ở 120oC trong 20 phútđược sử dụng để pha loãng mẫu nước. Thực hiện thao tác pha loãng, sau khi pha loãng đến nồng độ thích hợp dùng micropipete hút100µLdung dịch vi khuẩn cho vào các đĩa chứamôi trường NA, dùng quethủy tinh tán đều đến khi mẫu khôvà mỗi độ pha loãng lặp lại 3 lần. Các đĩa được đem ủở 28oC trong 24 - 48 giờ, sau đó đem ra đọc kết quả. Số khuẩn lạctổng cộng được đếm trên những đĩa petricó số khuẩn lạc >20 và <200. Mật độvi khuẩn được tính theo công thức:

Đơn vị hình thành khuẩn lạc (CFU/mL) = số khuẩn lạc × độpha loãng × 10

Tiến hành thu mẫu định kỳ 10 ngày từ khi bắt đầu cho đến kết thúc thí nghiệm, đếm số con sò còn sống trong bể để xác định tỷ lệ sống, đo chiều dài và cân khối lượng 40 con/bể của từng nghiệm thức để tính tốc độ tăng trưởng.

Tốc độ tăng trưởng chiều dài tương đối/ngày (%/ngày)

LGR= 100 × (ln(L1) - ln(Lo))/T

Tốc độ tăng khối lượng tương đối/ngày (%/ngày)

WGR=100 × (ln(W1) - ln(Wo))/T

Trong đó: Lo: Chiều dài ban đầu (mm) và L1chiều dài cuối (mm), T: Thời gian ương sò huyết (ngày), Wo: Khối lượng ban đầu (g) và W1khối lượng cuối (g), L: Chiều dài của sò huyết (mm).

Tỷ lệ sống

TLS (%) = (Sốsòcòn sống/số sò thảban đầu) ×100

Các số liệu thu thập được tính giá trị trung bình, độ lệch chuẩn bằng phần mềm Excel 2010, phân tích ANOVA một nhân tố với phép thửDucan để so sánh thống kê các giá trị trung bình giữa các nghiệm thức ở mức p<0,05 sử dụng phần mềm SPSS 23.0.

Trong khoảng thời gian thí nghiệm, nhiệt độ trung bình buổi sáng dao động khoảng 26,6-26,7oC,khác biệt không có ý nghĩa giữa các hệ thống ương (p>0,05), nhiệt độ trung bình buổi chiều cao nhất ở nền đáy bùn sục khí trồi(29,1oC) và khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) với các hệ thống ương còn lại (Bảng 1). Nguyễn Văn Mẫn (2013) thực hiện nghiên cứu cho thấy sinh trưởng và tỷ lệ sống của sò huyết giảm dần khi nhiệt độ tăng lên từ 28,0oC lên32,0oC hoặc 34,0oC.

Bảng 1: Các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm

Những giá trị trong cùng một hàng có chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05)

Trong quá trình thí nghiệm, giá trị pH nằm trong khoảng cho phép (7,71-7,82), giá trị pH trong các hệ thống có nền đáy bùn thấp hơn so với hệ thống không có nền đáy (p<0,05), điều này có thể do nền đáy bùn có sự hiện diện của các nhóm vi sinh vật, đặc biệt là vi khuẩn, quá trình phân hủy các vật chất hữu cơ từ thức ăn dư thừa lắng đọng xuống đáysẽ làm phát sinh CO2và làm cho giá trị pH giảm xuống.

Độ kiềmở các hệ thống ương dao động từ 61,5-73,7 mg CaCO3/L, độ kiềm ở các bể có nền đáy bùn luônthấp hơn và khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) so với kiềm ở các bể nền đáykhông bùn. Nguyên nhân có thể là do sò ở trong hệ thống này sinh trưởng tốt hơn các hệ thống khác nên sò đã hấp thu Canxi trong môi trường nước để tăng trưởng, mặt khác trong các hệ thống có đáy bùn, quá trình phân hủy chất hữu cơ sẽ làm phát sinh lượng CO2nhiều hơn, làm pH và độ kiềm giảm thấp. Nguyễn Văn Mẫn (2013) ghi nhận sò huyết giống sinh trưởng bình thường khi độ kiềm từ 100,0-103,0 mg CaCO3/L. Có thể thấy độ kiềm trong các hệ thống thí nghiệm là khá thấp và có khả năng hạn chế sinh trưởng của sò huyết trong quá trình thí nghiệm.

Hàm lượng TAN cũng tương đối ổn định trong khoảng thời gian thí nghiệm, dao động từ 0,13-0,18 mg/L và ở những hệ thống có nền đáy bùn luôn cao hơn (p<0,05) so với không có nền đáy bùn.Nguyên nhân có thể là do sự phân hủy các chất hữu cơ trong bùn, chất hữu cơ là nguồn năng lượng khử nên dẫn tới nồng độ ammoniavà nititetăng cao. Ngô Thị Thu Thảo (2016) cho rằng hàm lượng TAN trung bình từ 0,41-0,42 mg/L không ảnh hưởng đến sinh trưởng của sò huyết giai đoạn giống. Như vậy, hàm lượng TAN trong quá trình thí nghiệm vẫn nằm trong khoảng cho phép đối với sinh trưởng của sò huyết. Hàm lượng NO2-trong quá trình thí nghiệm tương đối cao từ 3,14-3,43 và khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) giữa các hệ thống ương.

Kết quả Bảng 2 cho thấy mật độ vi khuẩn trong đáy bùn luôncao hơn trong nước và do đó quá trình phân hủy chất hữu cơ có thể đã diễn ra hiệu quả hơn. Các hệ thống sục khí khác nhau, có hoặc không có nền đáy bùn đều có mật độ vi khuẩn trong nước khá tương đồng với nhau và khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05).

Bảng 2: Trung bình mật độ vi khuẩn tổng cộng trong các nghiệm thứcthí nghiệm

Những giá trị trong cùng một cột có chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05)

Sò huyết với khối lượng ban đầu khá đồng đều giữa các nghiệm thức (30,1-31,8 mg/con). Sau 60 ngày thí nghiệm sò giống đạt khối lựợng lớn nhất khi ương bằng hệ thống B-BT (77,8 mg), tiếp theo là hệ thống B-T (76,0 mg) và khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) so với KB-BT (62,7 mg) và KB-T (67,8 mg). Kết quả cho thấy khối lượng sò huyết tăng liên tục ở tất cả các hệ thống và tăng nhanh ở các hệ thống ương có bùn trong khi ở các hệ thống ương không có bùn vào thời gian đầu tăng nhanh nhưng sau ngày thứ 30 thì tăng trưởng chậm lại. Kết quả này thấp hơn rất nhiều so với kết quả của Ngô Thị Thu Thảo (2016) theo đó, cho ăn tảoChaetocerossp lắngbằng chitosantrong 60 ngày đạt khối lượng lớn nhất (282 mg) và thấp nhất khi cho ăn tảo lắngbằng NaOH (148 mg) hoặc PAC (149 mg) với khối lượng sò huyết giống ban đầu là 64,0-65,0 mg. Chất lượng thức ăn có thể là một trong những nguyên nhân giải thích cho sự khác biệt giữa kết quả các nghiên cứu. Tảo thutừ hệ thống nước xanh cá rô phi có thể có giá trị dinh dưỡng thấp hơn và chất lượng không ổn định như tảo Chaetocerosđược nuôi thuầnvà thu hoạch theo từng đợt.

Bảng 3: Khối lượng của sò huyết theo thời gian (mg)

Những giá trị trong cùng một hàng có chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05)

Tốc độ tăng trưởng tương đối đạt cao nhất ở hệ thống B-BT (1,92 %/ngày) và thấp nhất ở hệ thống KB-BT (1,33 %/ngày) trong 40 ngày đầu của thí nghiệm (Bảng 4). Từ ngày thứ 50 của quá trình thí nghiệm tốc độ tăng trưởng ở 2 hệ thống có đáy bùn đều cao hơn so với không có bùn (p<0,05). Tuy có giảm dần về tăng trưởng nhưng kết quả cho thấy sò huyết giống ở 2 hệ thống có nền đáy bùn vẫn tăng trưởng tốt cho đến khi kết thúc thí nghiệm (1,51 %/ngày). Mặt khác sò huyết ở hệ thống KB-T tăng trưởng đạt 1,35 %/ngày cao hơn so với hệ thống KB-BT (1,13 %/ngày) nhưng không có ý nghĩa (p>0,05). Có thể thấy hệ thống sục khí nước trồi có tác dụng làm luân chuyển nguồn nước trong bể, đem đến Oxy và phân phối thức ăn tốt hơn cho sò huyết, tuy nhiên quá trình hoạt động của các nhóm vi khuẩn trong nền đáy, ngoài tác dụng chuyển hóa chất hữu cơ còn đóng vai trò là nguồn thứcăn bổ sung cho sò huyết giống, hoặc chúng cũng có thể đóng vai trò nhất định thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn hiệu quả hơn, làm sinh trưởng của sò tốt hơn. Prado et al. (2010) xác định động vật thân mềm có khả năng lọc và sử dụng được vi khuẩn và chất thải của vi khuẩn trong môi trường nước.

Bảng 4: Tốc độ tăng trưởng khối lượng tương đối (%/ngày)

Những giá trị trong cùng một hàng có chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05)

Sau khoảng thời gian thí nghiệm 60 ngày thì chiều dài của sò huyết có tăng nhưng chậm hơn khối lượng (Bảng 5). Chiều dài của sò huyết đạt cao nhất ở hệ thống B-BT (6,37 mm), tiếp đến là B-T (6,27 mm) và thấp nhất ở KB-BT (5,92 mm). Kết quả này một lần nữa cho thấy nền đáy có khả năng đã đóng vai trò quan trọng hơn hệ thống sục khí trong bể ương trong điều kiện mật độ ương sòcòn thấp, thử nghiệm ương với mật độ cao hơn và sò giống với kích thước nhỏ hơn có thể đánh giá chính xác tác dụng của việc sử dụng hệ thống sục khí trồi trong ương giống sò huyết hoặc các loài động vật thân mềm ăn lọc khác.

Bảng 5: Chiều dài của sò huyết theo thời gian (mm)

Những giá trị trong cùng một hàng có chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05)

Trong 30 ngày đầu, tốc độ tăng trưởng tương đối của sò huyết đạt cao nhất ở hệ thống B-BT (0,43 %/ngày) và thấp nhất là ở hệ thống KB-BT (0,25 %/ngày), sự khác biệt này có ý nghĩa (p<0,05). Đến ngày 60 của quá trình thí nghiệm (Bảng 6), tốc độ tăng trưởng chậm hơn 30 ngày đầu tiên nhưng kết quả vẫn cho thấy ở những hệ thống có bùn cho kết quả tăng trưởng cao hơn (p<0,05) so với các hệ thống không bùn (0,45 %/ngày và 0,35%/ngày). La Xuân Thảo vàctv.(2001)nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn và chất đáyđến tỷ lệ sống và tăng trưởng của ấu trùng sò huyết cho thấy, sò huyết trong giai đoạn từ sống trôi nổi chuyển sang sống đáythích hợp nhất ở độ mặn 20 ‰ và chất đáy bùn đạttốc độ tăng trưởng cao nhất (3,72 %) và tỷ lệ sống cao nhất (37,61%).

Bảng 6: Tốc độ tăng trưởng chiều dài tương đối của sò huyết (%/ngày)

Những giá trị trong cùng một hàng có chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05)

Kết quả cho thấy sau 30 ngày thí nghiệm, tỷ lệ sống duy trì ở mức khá cao (Hình 2 và Bảng 7), ở hệ thống ương B-T (96,2%) thấp hơn và khác biệt (p<0,05) so với hệ thống KB-T (99,2%). Từ ngày 30 đến cuối thí nghiệm, tỷ lệ sống của sò huyết bắt đầu giảm ở tất cả các nghiệm thức, ở ngày 60 thì tỷ lệ sống đạt cao nhất ở hệ thống B-T (82,9%) tiếp đến là KB-T (77,1%). Kết quả tỷ lệ sống sau 30 ngày ương gần như tương đương với kết quả của Ngô Thị Thu Thảo và Trương Trọng Nghĩa (2001) thực hiện ương sò huyết giống trong hệ thống nước trồi kéo dài 28 ngày (95,0-100%). Tỷ lệ sống của sò huyết đạt thấp nhất (67,0%) ở hệ thống không có đáy bùn và sục khí bình thường và thấp hơn so với các hệ thống ương còn lại (p<0,05). Nguyên nhân của hiện tượng trên có thể là do lượng thức ăn dư thừa trong quá trình cho ăn tích tụ ở đáy bể đã ảnh hưởng đến khả năng sống sót của sò huyết. Những bể có nền đáy bùn có mật độ vi khuẩn cao hơn nên chúng có thể phân hủy lượng thức ăn dư thừa tốt hơn, từ đó giúp môi trường ổn định hơn. Mặt khác, vi khuẩn trong bùn đáy cũng đóng vai trò như nguồn dinh dưỡng hỗ trợ cho quá trình tăng trưởng và duy trì tỷ lệ sống của sò huyết. La Xuân Thảo và ctv.(2001) thu được kết quả tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của sò huyết giống với chiều dài 2,86 mm đạt67,82% và 0,71% sau 120 ngày ương tại ao vùng triều.

Hình 2: Tỷ lệ sống của sò huyết trong 60 ngày ương (%)

Sò huyết được ương ở hệ thống B-T cho năng suất cao nhất (33,0g/m2), kế tiếp là B-BT (30,9g/m2), khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) so với hệ thống KB-T (21,7g/m2) và KB-BT (19,5g/m2). Kết quả tỷ lệ sống cao hơn và kích thước sò lớn hơn sau thời gian ương ở hệ thống có bùn đáy và sục nước trồiđã dẫn đến năng suất thu được cao hơn và tương đương với hệ thống ương có nền đáy bùn nhưng sục khí theo kiểu thông thường

Bảng 7: Tỷ lệ sống (%) và năng suất (g/m2) của sò huyết trong các hệ thống ương

Những giá trị trong cùng một hàng có chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05)

Sau 60 ngày ương, sò huyết có tỷ lệ sống cao nhất ở hệ thống nền đáy bùn sục khí trồi(82,9%) và thấp nhất là ở hệ thống không nền đáy sục khí thường(67,0%).

Tăng trưởng của sò huyết ở hệ thống ương có nền đáy bùn luôn cao hơn và khác biệt có ý nghĩa so với hệ thống ương không có đáy bùn (p<0,05).

Nghiên cứu ương sò huyết với nền đáy bùn kết hợp sục khí nước trồi với qui mô lớn hơn và với kích thước sò nhỏ hơn để xem xét khả năng ứng dụng trong thực tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

FAO. 2005. Hatchery Culture of Bivalves: FAO Fisheries Technical Paper 471. 1st ed.: 200 pages.

La Xuân Thảo, Nguyễn Thị Xuân Thu, Hứa Ngọc Phúc, Mai Duy Minh, Phan Đăng Hùng, Lê Trung Kỳ và Nguyễn Văn Nhâm. 2001. Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống sò huyết Anadara granosa.Hội thảo khoa học động vật thân mềm toàn quốc lần thứ 3, Trung tâm Nghiên cứu Thủy sản III Nha Trang. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội: 139-154 trang.

Ngô Thị Thu Thảo và Trương Trọng Nghĩa. 2001. Ảnh hưởng của các độ mặn khác nhau đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và khả năng chịu đựng stress của sò Anadara granosagiai đoạn giống. Tuyển tập báo cáo khoa học Hội thảo động vật thân mềm toàn quốc lần thứ 4. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội: 137-142 trang.

Ngô Thị Thu Thảo. 2016. Đánh giá hiệu quả lắng và chất lượng tảo Chaetoceros spđược lắng với các nồng độ chitosan khác nhau. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ. 43B: 106-115.

Nguyễn Văn Mẫn. 2013. Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ mặn đến tỉ lệ sống và sinh trưởng của sò huyết (Anadara granosa). Luận văn tốt nghiệp cao học ngành Nuôi trồng Thủy sản, Khoa Thủy Sản, Đại học Cần Thơ: 36 trang.

Prado S., Romalde J.L. and Barja J.L. 2010. Review of probiotics for use in bivalve hatcheries. Vet. Microbiol. 145(3-4): 187-197.

Võ Minh Thế và Ngô Thị Thu Thảo. 2013. Đặc điểm kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi sò huyết (Anadara granosa) ở hai tỉnh Kiên Giang và Cà Mau. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 5: 75-82.

Tổng cục Thủy sản. 2016. Tình hình nuôi biển, định hướng và giải pháp phát triển. Hội nghị Phát triển nuôi trồng thủy sản biển. Nha Trang ngày 11/11/2016. Ngày truy cập 20/10/2017. https://tongcucthuysan.gov.vn/vi-vn/.