Lê Trần Tiểu Trúc * , Nguyễn Thị Hồng Ngọc , Đặng Thị Thu Trang , Phạm Việt Nữ , Ngô Thụy Diễm Trang , Đặng Thị Thúy Ái Nguyễn Thị Bé Ly

* Tác giả liên hệ (ltttruc5594@gmail.com)

Abstract

The study aimed to evaluate the management and treatment status of derived wastes from whiteleg shrimp culture ponds in Soc Trang, Bac Lieu and Ca Mau provinces. Thirty small-scale farming households in each studied location were randomly selected for a questionnaire-based survey. There was an average of 35.7% used chlorine to treat wastewater at the end of farming seasons. The number of households treating wastewater prior discharging into the environment were 8/30 in Soc Trang, 4/30 in Bac Lieu and as many as 10/30 in Ca Mau. The remaining households discharged directly untreated-water into the environment. The number of households collecting sediment to designated areas were 6/30 in Soc Trang, 1/30 in Bac Lieu and as many as 23/30 in Ca Mau, whereas the remaining households simply placed sediment on dyke systems. The results suggested that the farmers of intensive whiteleg shrimp culture in Ca Mau had higher concern on managing and treating wastes than those in Soc Trang and Bac Lieu provinces.
Keywords: Chemical, intensive aquaculture, Litopenaeus vannamei, pond sediment, wastewater

Tóm tắt

Đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu hiện trạng quản lý và xử lý chất thải ao nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. Mỗi địa điểm nghiên cứu chọn ngẫu nhiên 30 hộ nuôi nhỏ lẻ để phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu phỏng vấn. Trung bình 35,7% hộ sử dụng chlorine để xử lý nước thải sau mỗi vụ nuôi. Chỉ có 8/30 hộ ở Sóc Trăng, 4/30 hộ ở Bạc Liêu và nhiều nhất là 10/30 hộ ở Cà Mau xử lý nước ao nuôi trước khi thải ra môi trường, còn lại xả thải không qua xử lý. Trung bình có 6/30 hộ ở Sóc Trăng, 1/30 hộ ở Bạc Liêu và 23/30 hộ ở Cà Mau cho bùn sau vụ nuôi vào khu chứa bùn còn lại bùn được ủi lên bờ phơi bỏ. Qua đó cho thấy, người nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng ở Cà Mau có sự quan tâm đến việc quản lý và xử lý chất thải hơn tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu.
Từ khóa: Bùn đáy ao, nuôi thâm canh, nước thải, hóa chất, tôm thẻ chân trắng

Article Details

Tài liệu tham khảo

Hình 2: Cách xử lý nước thải ao nuôi của 30 hộ phỏng vấn tại mỗi tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau (tỷ lệ % hộ được phỏng vấn)

Kết quảkhảo sát tại Sóc Trăng vàBạc Liêu có2 loại hình được sửdụng làủi bùnvàsên/vét bùn. Trong đó, loại hình cải tạo ao nuôi được lựa chọn nhiều nhất làủi bùn (lần lượt chiếm 90% và93,3%), các hộcòn lại thực hiện sên/vét bùn. Vìhình thức ủi bùn cóchi phíthấp hơn so với sên/vét bùn nên được nhiều người nuôi lựa chọn. Tại CàMau thực hiện cải tạo ao nuôi bằng cả3 hình thức: sên/vét, ủi bùn vàhút/sịt bùn. Trong đó, phương pháp được sửdụng nhiều nhất làsên/vét bùn, bởi theo người dân loại hình sên/vét bùn làm sạch được bùn đáy ao nhiều hơn 2 loại kia. Lượng bùn sên/vét sẽđược thải trực tiếp lên khu chứa bùn hoặc cóthểủilên bờđểđắpcho bờcao hơn (vào mùa nắng).

Trung bình có 6/30 hộ ở Sóc Trăng, 1/30 hộ ở Bạc Liêu và 23/30 hộ ở Cà Mau có khu chứa bùn do đó đa số người dân ủi bùn lên bờ phơi bỏ. Tại tỉnh Sóc Trăng theo người dân cho biết chính quyền địaphương quản lýrất chặt chẽlượng bùn ao nuôi nên 100% hộnuôi đều không xảthải bùnxuống sông mà thực hiện sên vét ao1 lần/năm (10% hộ), và ủi bùn (90% hộ) để cải tạo ao nuôi. Lượng bùnsau khi ủi sẽ được thải trực tiếp lên khu chứa bùn hoặc có thể ủi lên bờ để đắp cho bờ cao hơn (vào mùa nắng). Tại tỉnh Bạc Liêu, chỉcó6,7% hộsửdụng biện pháp sên/vét bùn còn đa sốhộdân đều ủi bùn lên bờ (93,3%) (Hình 3) do không cókhu chứa bùn thải. Riêng tỉnh CàMau, trên thực tếdiện tích khu chứa bùn của người nuôi nhỏkhông đủđểchứa hết lượng bùn sên/vét lên, nên người nuôi cómột cách làkhi sên/vét bùn vào khu chứa bùn thìtạomột đường rãnh nhỏcho lượng bùn chảytrực tiếp ra sông. Điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước trên sông và làm tăng quátrình lây lan mầm bệnh cho tôm nuôi do vậtchất hữu cơ, đạm(N), lân(P) tích lũy trong nước thải và bùn thải từ ao nuôi. Đánh giá của Briggs and Funge-Smith (1994) ghi nhận khả năng sử dụng N, P của tôm thấp, tương ứng chỉ khoảng 21% N và 6% P từ thức ăn cung cấp, còn lại tích lũy trong bùn (31% N và 84% P), phần còn lại trong nước. Trong đó, 22% N và 7% P được xả thải qua quá trình thay đổi nước trong vụ nuôi và 13% N và 3% P qua quá trình thải nước cuối vụ nuôi. Qua đó cho thấy bùn đáy ao nuôi là bểtích lũy chủ yếu lượng N, P từ thứcăn thừa và chất thải của tôm. Ngoài ra, bùn còn chứalượng lớn chất hữu cơ (63%) và chất rắn (93%). Nguyễn Văn Mạnh và Bùi Thị Nga (2014) đã ghi nhận được một vụ tôm thâm canh tại Cà Mau, lượng bùn thảilà 111-137 m3bùn/ha/vụ, trong đó lượng hữu cơ trung bình 1,35-2,2 tấn/ha/vụ; tổng đạmKjeldahl trong khoảng 33-79,8 kg/ha/vụ và lân tổnglà 24,7-50,2 kg/ha/vụ. Nếu bùn đáy ao tôm không được quản lý và xử lý triệt để thì lượng chất hữu cơ, đạm, lân này sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường lân cận. Ngoài ra, dư lượng một số chất kháng sinh như Trimethoprim, Sulfamethoxazole, Norfloxacin và Oxolinic acidđều được tìm thấy trong nước và bùn đáyở các ao nuôi tôm. Những hóa chất này đi vào hệ sinh thái rừngngập mặn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ độngthực vật tại đây đồng thời gây mất cân bằng sinh thái và suy thoái khu sinh thái vùng ven biển. Hơn nữa, việc sử dụng nhiều hóa chất sẽ tạo ra những dòngvi khuẩn kháng thuốc, hình thành dịch bệnh khó trị. Như vậy, có thể thấy việc sử dụng nhiều các loại thuốc, hóa chất, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh trong nuôi tôm có thể dẫn đến những tác động tiêu cực không nhỏ cho môi trường vùng nuôi(Le and Munekage, 2004).

Giữa 3 địa phương khảo sát, người nuôi tôm ở Bạc Liêu ít quan tâm đến việc xử lý và quản lý nước thải (Hình 2) và bùn thải (Hình 3) so với 2 tỉnh còn lại. Đây có thể là nguyên nhân làm cho sản lượng thu được ở các hộ nuôi tỉnh Bạc Liêu thấp hơn 2 tỉnh còn lại và làm giảm tỉ suất lợi nhuận của các hộ nuôi ở Bạc Liêu (Bảng 5).

Hình 3: Cách xử lý bùn thải ao nuôi của 30 hộ phỏng vấn tại mỗi tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau (tỷ lệ % hộ được phỏng vấn)

Kết quả ghi nhận trong một vụ nuôi có 35,7% người nuôi ở Sóc Trăng và 65% người nuôiở Cà Mau sử dụng chủ yếu là chlorine, trong khi đó, ở Bạc Liêu chỉ có 14,9% người nuôi sử dụng chlorinevà có tới 24,3% người nuôi sử dụng vôiđể xử lý nước đầu vào (Bảng 4). Ngoài ra, có đến 21,7% các loại hóa chất và men vi sinh khác sử dụng cho mục đích xử lý nước cấp nhưng do chiếm tỷ lệ thấp nên được liệt kê chung nhómví dụ như: Saponin, Formaline, thuốc tím (KMnO4), Zeolite, TKC, Minsofor, Super EDTA, TA-pondpro, đường mật, Virkon 03, Toxin Clear,…

Mô hình nuôi thâm canh – bánthâm canh TTCT là mô hình ít hoặc không thay nước, do đó để chất lượng nước ao nuôi luôn đảmbảo cho tôm phát triển, người nuôi tại 3 địa điểm khảo sát sử dụng nhiều loại hóa chất và men vi sinh để duy trì chất lượng nước, ở đây người nuôi sử dụng BZT nhiều nhất (Bảng 4). Bên cạnh đó, trung bình có 34,6 % hóa chất và men vi sinh được liệt kê trong nhóm khác do tỷ lệ hộ sử dụng thấp như: Iodine, Mivimax, G230, Maxdine 7000, men EM sống, men ER 123, Aqua – bac, Super Clean, Soludine 50%, Zeolite, CP. Bioplus, AQUA BiO, men PROSHRIMP – SH, men PROSHRIMP – SW, ENVI – ZXME special, … Do nước sau mỗi vụ nuôi thường được để lại để nuôi vụ kế tiếp nên việc xử lý nước sau mỗi vụ nuôi tương tự như xử lý nước đầu vào. Cụ thể, chlorine là hóa chất được sử dụng nhiều nhất ở Sóc Trăng (21,2%) và Cà Mau (63%), ngoài ra ở Sóc Trăng còn sử dụng thuốc cá(21,2%) và tại Bạc Liêu sử dụng chủ yếu là vôi (24,3%). Ngoài ra, người nuôi còn sử dụng một số loại men và hóa chất khác để xử lý nước cuối vụ như: BKC, TCA 90 chlorine, Herobac, Toxin clear, Virkon 03, Minsofor, Cividine, Saponin, Vidine, Biona của Tiệp Phát,… chiếm trung bình cả nhóm là 24,7%.

Bảng 4: Tỷ lệ (% hộ) sử dụng hóa chất và men vi sinh (tên thương mại) trong nuôi thâm canh TTCT

Năng suất trung bình (kg/1000m2) ở tỉnh Cà Mau cao nhất dẫn đến tổng sản lượng thu hoạch hàng năm đạt cao nhất (p<0,05; Bảng 5). Tổng chi phíbao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi và phụ thuộc vào diện tích nuôi và mức độ đầu tưcủa các nông hộ. Tổng chi phí cho nuôi tôm ở Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau lần lượt là 607,2; 682,9 và 1546,3 triệu đồng/ha/năm. Sở dĩ chi phí đầu tư ở Cà Mau cao một phần là do các hộ nuôi tôm ở Cà Mau chú trọng đầu tư cải tạo ao và kiểm tra chất lượng nước ao nuôi hơn 2 tỉnh còn lại.Do đó, năng suất tôm đạt được ở các hộ thuộc tỉnhCà Mau cao nhất dẫn đến doanh thu và lợi nhuận ở Cà Mau cao hơn 2 tỉnh còn lại (p<0,05; Bảng 5). Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận giữa 3 tỉnh không có sự khác biệt (p>0,05; Bảng 5) và biến động từ 0,6-0,8 lần. Nguyễn Thanh Long và Huỳnh Văn Hiền (2015) ghi nhận tỷ suất lợi nhuận trên mô hình nuôi TTCT ở Cà Mau là 1,66 lần, trong khi Nguyễn Thanh Long và Nguyễn Thanh Phương (2010) ghi nhận trên mô hình nuôi tôm sú ở Sóc Trăng là 0,66 lần.

Bảng 5: Hiệu quả tài chánh của mô hình

a,,bKhác ký tự trong cùng một hàngthì khác biệt có ý nghĩa thống kê (kiểm định LSD, p<0,05)

Mô hình nuôi TTCT là mô hình nuôi mới mang lại nhiều lợi nhuận kinh tế, tuy nhiên theo ghi nhận từ ý kiến người dân tại điểmnghiên cứu cho rằng hiện nay mô hình nuôi gặpnhiều khó khăn như: chi phí thức ăn cao, dịch bệnh cùng với chất lượng nguồn nước ngày càng suy giảm. Quan trọng hơn hếtlà hiện trạng quản lý nước thải và chất thải sau khi thu hoạch của các hộ nuôi đang là vấn đề nan giải, do sự chủ quan cùng với thiếu ý thức về ô nhiễm môi trường của người nuôi và sự thiếu quan tâm của các ngành cơ quan chức năng có liên quan.

Các hộ nuôi thâm canh TTCT tại 3 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau có diện tích mặt nước nuôi trung bình từ 0,77 – 0,93 ha/hộ với độ sâu mực nước từ 1,3 – 1,6 m. Sau mỗi vụ, nước từ ao nuôi không được xử lý mà thải bỏ trực tiếp ra môi trường chiếm tỷ lệ khá cao, 80% hộ ở Bạc Liêu > 35,1% hộ ở Cà Mau > 23,3% hộ ở Sóc Trăng. Điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nước nuôi tôm tại khu vực và theo ý kiến người dân đây chính là vấn đề khó khăn hiện nay của các hộ nuôi. Ngoài ra, 20% hộ nuôi ở Sóc Trăng, 3,3% hộ nuôi ở Bạc Liêu và 78,9% hộ nuôi ở Cà Mau cho lượng bùnsau xử lý vào khu chứa bùn, còn lại bùn được ủi lên bờ phơi bỏ.

Khuyến khích người dân có diện tích ao nuôi và số ao nuôi nhiều nên sử dụng một phần diện tích để xây dựng và hoàn thiện hệ thống ao xử lý nước thải và chất thải.

LỜI CẢM TẠ

Nghiên cứu này được hỗ trợ kinh phí từ đề tài Nghiên cứu Khoa học Công nghệ cấp Bộ B2016-TCT-10ĐT.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Anh, P.T., C., Kroeze, S.R., Bush, A.P.J., Mol, 2010. Water pollution by intensive brackish shrimp farming in south-east Vietnam: Causes and options for control. Agricultural Water Management, 97(6): 872- 882.

Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2010. Quy định điều kiện cơ sở, vùng nuôi tôm sú, tôm chân trắng thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm - 45/2010/TT-BNNPTNT.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2013. Đề án kiểm soát ô nhiễm môi trường nuôi trồng thủy sản (tôm, cá tra) đến năm 2020. 31 trang.

Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2014. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Cơ sở nuôi tôm nước lợ - Điều kiện bảo đảm vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm - QCVN 02-19: 2014/BNNPTNT.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2015. Báo cáo tổng hợp. Quy hoạch nuôi tôm nước lợ vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, tầm nhìn 2030. 139 trang.

Bùi Thị Nga và Nguyễn Văn Mạnh, 2014. Đánh giá và biện pháp quản lý ô nhiễm bùn đáy ao nuôi thâm canh tôm tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 23: 91-98.

Briggs, M.R.P., and S.J., Funge-Smith, 1994. A nutrient budget of some intensive marine shrimp ponds inThailand. Aquaculture Fisheries and Management, 25:789–811.

Dương Hạo Nguyệt, 2015. Hiện trạng quản lý chất thải trong ao nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Luận văn tốt nghiệp Đại học Chuyên ngành Khoa học Môi trường. Trường Đại học Cần Thơ. 48 trang.

Hội Nông dân Việt Nam, 2016. Ô nhiễm môi trường nước từ nuôi tôm. Truy cập tại http://mtnt.hoinongdan.org.vn/sitepages/news/1110/43973/o-nhiem-moi-truong-nuoc-tu-nuoi-tom. Truy cập ngày 10/07/2016.

Le, T.X., and Y. Munekage, 2004. Residues of selected antibiotics in water and mud from shrimp ponds in mangrove areas inVietnam. Marine Pollution Bulletin, 49 (11–12): 922–929.

Lê Thanh Hùng và Ong Mộc Quý, 2010. Hiện Trạng sử dụng và quản lý thức ăn nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) ở Việt Nam. Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh.

Lê Thị Phương Mai, Dương Văn Ni và Trần Ngọc Hải, 2014. Phân tích khía cạnh kỹ thuật và tài chánh của mô hình nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh ở Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Sốchuyên đề Thủy sản số 2: 114-122.

Nguyễn Thanh Long và Huỳnh Văn Hiền, 2015. Phân tích hiệu quả kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Cà Mau. Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ, 37b (1): 105-111.

Nguyễn Thanh Long và Nguyễn Thanh Phương, 2010. Phân tích khía cạnh kinh tế và kỹ thuật của các mô hình nuôi thủy sản ven biển ở tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 14: 222-232.

Trần Viết Mỹ, 2009. Cẩm nang nuôi tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei). Trung tâm khuyến nông. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố Hồ Chí Minh. 30 trang.

Võ Nam Sơn, Trương Tấn Nguyên và Nguyễn Thanh Phương, 2014. So sánh đặc điểm kỹ thuật và chất lượng môi trường giữa ao nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng thâm canh tại tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ, Số chuyên đề Thủy sản số 2: 70-78.