Nguyễn Phương Thảo * , Trần Thị Thúy Vân , Bùi Thị Nga Nguyễn Thị Lan Anh

* Tác giả liên hệ (npthao@ctu.edu.vn)

Abstract

“Research on using biogas effluent for planting maize (Zea mays L.)” was conducted to salvage nutrients from biogas effluent as liquid organic fertilizer for replacing chemical fertilizers that helped to reduce irrigated water quantity, limit biogas effluent quantity released directly into water bodies and reduce the cost of maize cultivating. The pot experiment consisted of 4 treatments: chemical fertilizers, biogas effluent in rate of 100%, 75% and 50% in order to choose reasonable rate for field experiment. The field experiment was arranged with 3 treatments: chemical fertilizers (control treatment), biogas effluent with nitrogen concentration 75%, and biogas effluent with nitrogen concentration 50%. The results showed that plant height, fruit length, fruit diameter, fruit weight, quantity of seed row per fruit, quantity of seed per fruit and productivity of maize in biogas effluent with nitrogen concentration 75% treatment were not statistically different from the control treatment. Using biogas effluent in cultivating maize helped to reduce 35 L/m2 of biogas effluent with nitrogen concentration 75% released to the environment, utilize 18.7 g/m2 of nitrogen, 4.47 g/m2 of phosphorus and 6.42 g/m2 ofkalium, decreased 1,147 VND/m2 of chemical fertilizers cost and 500 VND/m2 of pesticides. Base on such research results, farmers having biogas digesters are encouraged to use biogas effluent to replace chemical fertilizers in cultivating maize.
Keywords: Biogas effluents, chemical fertilizers, growth, maize, nitrogen, productivity

Tóm tắt

“Nghiên cứu sử dụng nước thải biogas trồng bắp (Zea mays L.)” được thực hiện nhằm tận dụng dinh dưỡng của nước thải biogas như phân hữu cơ dạng lỏng thay thế phân hóa học góp phần giảm lượng nước tưới, hạn chế lượng nước thải biogas xả trực tiếp ra thủy vực tiếp nhận và giảm chi phí trong canh tác bắp. Thí nghiệm trong chậu gồm 4 nghiệm thức: phân hóa học, nước thải biogas tỷ lệ 100%, 75% và 50% nhằm chọn tỷ lệ nước thải biogas hợp lý cho thí nghiệm ngoài đồng. Thí nghiệm ngoài đồng được bố trí với 3 nghiệm thức: phân hóa học (đối chứng), nước thải biogas hàm lượng đạm 75%, và nước thải biogas hàm lượng đạm 50%. Kết quả cho thấy chiều cao cây, chiều dài trái bắp, đường kính trái bắp, khối lượng trái, số hàng trên trái, số hạt trên trái và năng suất cây bắp ở nghiệm thức nước thải biogas hàm lượng đạm 75% khác biệt không có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng. Sử dụng nước thải biogas trồng bắp giúp giảm 35 L/m2 nước thải biogas với hàm lượng đạm 75% thải ra môi trường, tận dụng 18,7 g/m2 đạm, 4,47 g/m2 lân và 6,42 g/m2 kali, giảm chi phí phân bón hóa học 1.147 VNĐ/m2 và chi phí thuốc bảo vệ thực vật 500 VNĐ/m2. Đề tài khuyến khích nông hộ có mô hình khí sinh học sử dụng nước thải biogas thay thế phân hóa học canh tác cây bắp.
Từ khóa: bắp, đạm, năng suất, nước thải biogas, phân hóa học, sinh trưởng

Article Details

Tài liệu tham khảo

Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2015. QCVN 08 - MT:2015/BTNMT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2016. QCVN 62 - MT:2016/BTNMT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi.

Bùi Thị Nga, Nguyễn Thị Như Ngọc và Bùi Huy Thông, 2014. Khả năng sinh khí của bèo tai tượng và lục bình trong túi ủ biogas. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Kì 2: 17 – 25.

Bùi Thị Nga, Taro Izumi và Nguyễn Công Thuận, 2015. Sử dụng nước thải mô hình khí sinh học trồng cây vạn thọ (Tagetes patula L.). Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Kì 1: 55 - 60.

Bùi Thị Nga, Nguyễn Phương Thảo, Dương Trí Dũng, Nguyễn Hữu Chiếm, Nguyễn Công Thuận, Phạm Việt Nữ, 2016. Hoàn thiện quy trình sản xuất mô hình khí sinh học quy mô hộ gia đình tại nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long. Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ. Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Dương Minh, 1999. Giáo trình Hoa màu. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. Cần Thơ. 98 trang.

Đinh Thế Lộc, 2009. Sử dụng phân bón từ phụ phẩm khí sinh học (biogas) bón cho cây trồng. Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. Hà Nội. 123 trang.

Lê Thị Thanh Chi, Võ Thị Gương và Joachim Clemens, 2010. Tác dụng của phân hữu cơ từ hầm ủ biogas trong cải thiện độ phì nhiêu của đất và năng suất cây trồng. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ. Số 13:160 – 169.

Ngô Kế Sương và Nguyễn Lân Dũng, 1997. Sản xuất khí đốt biogas bằng kỹ thuật lên men kỵ khí. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. Hà Nội. 178 trang.

Ngô Quang Vinh, 2010. Nghiên cứu sử dụng nước xả của các công trình khí sinh học làm phân bón cho rau cải xanh và xà lách ở Đồng Nai. Báo cáo tổng kết. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2004. Giáo trình dinh dưỡng khoáng cây trồng. Tủ sách Đại học Cần Thơ. Cần Thơ.

Nguyễn Hồng Nhật, 2011. Nghiên cứu thử nghiệm xử lý nước thải chăn nuôi theo quy trình hầm ủ biogas – bèo tấm (Lemnoideae) – lúa – bắp. Luận văn Thạc sĩ ngành Quản lý môi trường. Đại học Cần Thơ. Cần Thơ.

Nguyễn Minh Đông, Võ Thị Gương, Châu Minh Khôi, 2009. Chất lượng chất hữu cơ và khả năng cung cấp đạm của đất thâm canh lúa ba vụ và luân canh lúa – màu. Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ. Số 11: 262-269.

Nguyễn Như Hà, 2006. Giáo trình phân bón cho cây trồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. Hà Nội.

Nguyễn Quang Dũng, 2011. Khảo sát người sử dụng khí sinh học 2010 – 2011. Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam 2007 – 2012. Hà Nội.

Nguyễn Quốc Khương và Ngô Ngọc Hưng, 2014. Ảnh hưởng của bón phân rơm hữu cơ lên phát thải khí CH4, N2O và năng suất lúa trong điều kiện nhà lưới. Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ. Số 32: Phần B: Nông nghiệp, Thủy sản và Công nghệ Sinh học: 46-52.

Nguyễn Thị Thanh Thùy, 2014. Khảo sát khả năng hút thu và biện pháp giảm thiểu lượng Cadimi và thạch tín trong cây lúa, bắp, đậu xanh trồng trên đất An Phú, tỉnh An Giang. Thạc sĩ ngành Khoa học cây trồng. Đại học Cần Thơ. Cần Thơ.

Nguyễn Thị Trường, 2005. Giáo trình trồng trọt cơ bản. Nhà xuất bản Hà Nội. Hà Nội.

Phạm Việt Nữ, Bùi Thị Nga và Taro Izumi, 2015. Sử dụng nước thải túi ủ biogas có vật liệu nạp là phân heo và bèo tai tượng (Pistia stratioes) canh tác cây ớt (Capsicum frutescens L.). Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề Môi trường và Biến đổi khí hậu: 35 – 40.

Tạ Thu Cúc, 2005. Giáo trình kỹ thuật trồng rau. Nhà xuất bản Hà Nội. Hà Nội. 83 trang.

Trần Bá Linh và Võ Thị Gương, 2013. Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến khả năng giữ nước và độ bền cấu trúc của đất trồng cây ăn trái, cây tiêu và rau màu ở Đồng bằng sông Cửu Long, Bình Dương và Đà Lạt. Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ. Số 25: 208-213.

Trịnh Thị Thu Trang và Nguyễn Mỹ Hoa. 2007. Ảnh hưởng của việc bón chất thải biogas, urê, vôi đến lượng đạm khoáng trên đất phèn trung bình canh tác lúa và mối tương quan giữa hàm lượng đạm khoáng trong đất và sự hấp thu đạm của cây. Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ. Số 7: 58 – 66.

Võ Hoài Chân, 2008. Hiệu quả của phân hữu cơ từ mụn dừa trên năng suất bắp trồng trên đất nghèo dinh dưỡng. Luận văn Thạc sĩ ngành khoa học đất. Đại học Cần Thơ. Cần Thơ.

Võ Thanh Phong, Trần Thanh Phong, Nguyễn Minh Đông và Nguyễn Mỹ Hoa, 2015. Ảnh hưởng của các dạng phân đạm đến sự phân bố NH4+ trong đất và bốc thoát NH3 trong canh tác lúa ở Tam Bình, Vĩnh Long. Tạp̣ chı́ Khoa học Đại học Cần Thơ. Số 40 (2015) (2) Phần B: Nông nghiệp, Thủy sản và Công nghệ Sinh học: 128-135.

Võ Thị Bích Thủy, Trần Thị Ba và Trần Thanh Phong, 2010. Khảo sát sự sinh trưởng và năng suất của năm giống cà chua ngoài đồng. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Phát triển Nông nghiệp bền vững Phần I. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 139 – 145.