Trần Trọng Dũng * , Phạm Văn Sol , Lê Văn Vàng , Trần Vũ Phến Châu Nguyễn Quốc Khánh

* Tác giả liên hệ (dungp0314001@gstudent.ctu.edu.vn)

Abstract

Citripestis sagittiferella is a newly serious insect pest which is damaging citrus fruits in the Mekong delta of Vietnam. In order to establish basic information for integrated pest management, its damage status and major morphological and biological characteristics had been studied by farmers’ interviews and field and laboratory investigations, researches in laboratory and field condition. There were 14 insects and one mite species attacked Nam Roi pomelo trees, in which C. sagittiferella, Phyllocnistis citrella, Prays endocarpa, and Bactrocera dorsalis appeared with frequency of appearance >50%. Ratios of infected pomelo fruits varied from 2.28% - 3.63%, in which damage ratio of fruits at 5 - 10 cm diameter was 3.52% while these ratios of fruits at <5 cm diameter and at >10 cm diameter were 1.95% and 2.96%, respectively. In laboratory condition, a life cycle of C. sagittiferella was averagely 29.54 days with four stages including egg stage (4.09 days), 5 instar larval stage (13.44 days), pupal stage (10.13 days) and eclosion to laying egg stage (1.85 days).
Keywords: Citripestis sagittiferella, damage status, life cycle, citrus fruit moth

Tóm tắt

Sâu đục trái cây có múi (Citripestis sagittiferella) là loài dịch hại mới được ghi nhận đã xuất hiện và gây hại nặng trên cây có múi tại Đồng bằng sông Cửu Long. Nhằm cung cấp thông tin cơ bản cho các chương trình quản lý phòng trừ loại dịch hại này, một số đặc điểm cơ bản về tình hình gây hại, đặc điểm hình thái và sinh học của sâu đục trái cây có múi đã được khảo sát qua việc phỏng vấn trực tiếp nông hộ; nghiên cứu ngoài đồng và trong phòng thí nghiệm. Kết quả điều tra ngoài đồng cho thấy có 14 loài côn trùng và một loài nhện tấn công bưởi Năm Roi, trong đó các loài C. sagittiferella, Phyllocnistis citrella, Prays endocarpa và Bactrocera dorsalis xuất hiện nhiều nhất với tần suất >50%. Tỷ lệ trái bị nhiễm dao động trong khoảng 2,28 – 3,63%, trong đó tỷ lệ trái bị hại có đường kính 5-10 cm là 3,52% trong khi tỷ lệ trái bị hại có đường kính <5 cm và > 10 cm lần lượt là 1,95% và 2,96%. Trong điều kiện phòng thí nghiệm, vòng đời của C. sagittiferella trung bình là 29,54 ngày, trong đó giai đoạn trứng là 4,09 ngày, ấu trùng là 13,44 ngày, nhộng là 10,13 ngày và thành trùng cái từ vũ hóa đến đẻ trứng đầu tiên là 1,85 ngày.
Từ khóa: Citripestis sagittiferella, đặc điểm sinh học, sâu đục trái cây có múi, vòng đời

Article Details

Tài liệu tham khảo

Muniappan R., Sherpa B.M., Carner G.R. and Ooi P.A.C., 2012. Arthropod pests of horticultural crops in Tropical Asia: Pests of citrus. CABI Publishing, pp: 74 – 85.

Nguyễn Thị Thu Cúc, 2015. Côn trùng, nhện gây hại cây ăn trái tại Việt Nam và thiên địch. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ, 623 trang.

Nguyễn Văn Hòa, Trần Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Thị Kim Thoa và Lê Quốc Điền, 2013. Đặc điểm sinh học và biện pháp quản lý sâu đục trái cây có múi (Citripestis sagittiferella). Hội thảo chuyên đề: Giải pháp quản lý sâu đục trái bưởi, tháng 3 năm 2013 tại Bến Tre, trang: 10-15.

Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011. Côn Trùng gây hại cây trồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 274 trang.

Plant Health Australia Ltd (2014) Biosecurity Manual for the Citrus Industry (Version 2.0 December 2014). Plant Health Australia, Canberra, ACT. http://www.planthealthaustralia.com.au/wp-content/uploads/2015/01/Biosecurity-Manual-for-Citrus-Producers.pdf

Triệu Văn Quý, 2015. Điều tra về tình hình gây hại, khảo sát đặc tính sinh học và biện pháp phòng trừ sâu đục trái cam quýt tại huyện Kế Sách (Sóc Trăng). Luận văn Thạc sĩ BVTV, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ.

Vũ Bá Quan, Lâm Hồng Vũ và Triệu Văn Quý, 2014. Khảo sát diễn biến sự gây hại của sâu đục trái cây có múi (Citripestis sagittiferella Moore.) trên cây bưởi tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Nông nghiệp: 142-153.

Waterhouse, D.F., 1993. The major arthropod pests and weeds of agriculture in Southeast Asia. ACIAR. http://aciar.gov.au/files/node/2136/mn21_pdf_16395.pdf.