Cao Thanh Hoàn * , Nguyễn Hữu Hưng Nguyễn Hồ Bảo Trân

* Tác giả liên hệ (cthoan@nomial.com)

Abstract

The objective of this study was to investigate the prevalence of coccidiosis in broilers in Vinh Long province uing the method of fecal examination and post mortem examination. Two thousand and four hundred fecal samples of broilers from the first to the sixth weeks of age were collected from 4 broiler farms and examined microscopically for the presence and identification of oocyst and asexual forms of Eimeria. The results showed that the overall rate of coccidiosis in broilers in Vinh Long province was 38.33%. The infected rate tended to rise fast from the second week of age (7%) to the 4th week (100%) and then descended. The infected rate in chickens with 5 and 6 weeks old was only 37% and 35%, respectively. Eimeria infected chickens manifested symtoms such as droopiness and listlessness, low appetite, thirsty and mucosal or bloody droppings. The prevalence of Eimeria oocysts in bloody, brown, mucosal and normal feces was 76.79%, 48.38%, 33.52% and 15.35%; respectively. In addition, Eimeria acervulina, Eimeria tennella and Eimeria maxima were detected in surveyed broilers. Normally, broilers infected with  ratio of 2 species/ individual contributed 37.83%; following by 1 species/ individual with 34.78% and 3 species/ individual at 27.39%. This is the first report of coccidiosis rate in broiler chicken in Vinh Long province and further studies are needed to develop for better prevention and treatment against coccidiosis in the broiler farms of the region.
Keywords: Broilers, Eimeria spp., Prevalence, Vinh Long province

Tóm tắt

Đề tài “Tình hình cầu trùng trên gà công nghiệp tại tỉnh Vĩnh Long” được thực hiện từ tháng 12/2015 đến tháng 04/2016. 2400 mẫu phân gà thu thập từ tuần tuổi đầu tiên đến tuần tuổi thứ 6 được kiểm tra bằng phương pháp phù nổi, rồi tiến hành đo kích thước noãn nang, đếm số lượng noãn nang và theo dõi thời gian sinh bào tử để phân loại theo phương pháp của Eckerk (1995). Kết quả kiểm tra cho thấy, những đàn gà nuôi theo kiểu chuồng kín tại các trại chăn nuôi gà công nghiệp tỉnh Vĩnh Long bị nhiễm cầu trùng với tỷ lệ chung là 38,33%. Tỷ lệ nhiễm cầu trùng có khuynh hướng tăng nhanh ở tuần thứ 2 (7%) đến tuần thứ 4 (100%), sau đó giảm dần. Ở tuần thứ 5 và 6, tỷ lệ nhiễm ở đàn gà chỉ còn 37% và 35%. Gà bị nhiễm cầu trùng có biểu hiện: ủ rũ, ít vận động, uống nhiều nước, gà đi phân có màng nhày, có bọt máu, phân sáp nâu, hậu môn dính đầy phân. Sự hiện diện của noãn nang cầu trùng trong các mẫu phân nhuốm máu chiếm tỷ lệ cao nhất (76,79%), kế đến là mẫu phân sáp nâu (48,38%), mẫu phân màng nhày (33,52%) và trong những mẫu phân bình thường hiện diện noãn nang cầu trùng chiếm tỷ lệ thấp nhất (15,35%). Về thành phần loài, đàn gà nuôi trong kiểu chuồng kín ở Vĩnh Long nhiễm ít nhất 3 loài cầu trùng là Eimeria acervulina, Eimeria tenella và Eimeria maxima. Trong đó, 2 loài trên 1 cá thể là phổ biến nhất, chiếm tỷ lệ 37,83%, kế đến là nhiễm ghép cả 3 loài chiếm tỷ lệ 27,39% và tỷ lệ gà chỉ nhiễm 1 loài cầu trùng là 34,78%. Kết quả khảo sát này là báo cáo đầu tiên về tình hình nhiễm cầu trùng trên gà thịt nuôi công nghiệp tại tỉnh Vĩnh Long và cần thiết thực hiện những nghiên cứu tiếp theo để phát triển các biện pháp phòng trị bệnh cầu trùng có hiệu quả ở những trại chăn nuôi gà thịt trong khu vực.
Từ khóa: Gà thịt, cầu trùng gà, tỷ lệ nhiễm, tỉnh Vĩnh Long

Article Details

Tài liệu tham khảo

Calnek B.W, Jonhn B. H., Beard W. C., Larry McDougald, Saif Y.M., 1997. Disease of poultry, Iowa state university, USA, pp 865- 878.

Eckert, J. et. Al, R. Braun, M.V. Shirley, P. Coudert, 1995. Biotechnology Guideline on techniques in coccidiosis Research, ECSC-EC-EAEC, Brussels, Luxembourg, Belgium.

Kolapxki, N.A. – Paskin, P.I., (1980). Bệnh cầu trùng ở gia súc gia cầm (Nguyễn Đình Chí và Trần Xuân Thọ dịch). NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Trang 100 – 136.

Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân (2002). Bệnh ký sinh trùng ở gia cầm và biện pháp phong trị. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Trang 5 – 15.

Lê Văn Năm, 2003. Bệnh cầu trùng ở gia súc – gia cầm. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. Trang 29 – 55.

Nguyễn Hữu Hưng, 2011. Giáo trình bệnh ký sinh trùng gia súc gia cầm. NXB Đại học Cần Thơ. Trang 246– 283.

Trịnh Văn Thịnh và Đỗ Dương Thái (1982). Công trình nghiên cứu ký sinh trùng ở Việt Nam – Tập 4. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. Trang 184 – 210.

Lương Tố Thu, Phạm Quốc Doanh, Kiều Lan Hương, (1993). Tình hình nhiễm cầu trùng (coccidia) của gà và hiệu lực của sulphamethoxypyriazine (SMP), Viện Thú y Quốc gia. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, trang 99 – 105.

Hồ Thị Thuận (1985). Điều tra và điều trị bệnh cầu trùng tại một số trại gà công nghiệp. Tạp chí nghiên cứu khoa học. Trung tâm Thú y Nam Bộ, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Trang 291 – 302.