Nguyễn Thị Hồng Điệp * , Phan Kiều Diễm Vũ Hoàng Trung

* Tác giả liên hệ (nthdiep@ctu.edu.vn)

Abstract

Mangroves have an important role and great function in environmental protection and coastal ecosystem. Mangrove forest also has a role of climate regulation, reducing greenhouse gases and contributing to climate change mitigation. Therefore, forest biomass estimation is nescessary for suitable forest management. This study apply three types of low and medium resolution imagery (including MODIS, SPOT and LANDSAT) with the application of NDVI index (Normalized Difference Vegetation Index) to determine mangrove forest species distribution in the Dat Mui Commune, Ngoc Hien district, Ca Mau province. The study area are dominated by four main species of mangrove forest, including: Rhizophora apiculata blume, Avicenna alba, mixed forest and combination system of shirmp and mangrove forest. The result shows that two of three images used to determine mangrove forest are of high reliability (i.e. 94.72 % and 96.14 % of SPOT and LANDSAT images, respectively) and of low reliability (i.e. 34.3% of the MODIS image). Total mangrove area is 9.555,21 ha in which the shirmp and mangrove forest combination is of the greatest (approximately, 48,48%); next to that, rhizophora species (27,2%) and avicenna species (20,6%) are of the sequences while the lowest area is of the mixed forest (4,25%). Moreover, fresh biomass of each forest species is identified based on ages and trunk diameters with the greatest distribution on avicenna species (214,92 kg/ha/year), rhizophora species (188,42 kg/ha/year) and the combination system of shirmp and mangrove forest (113,05 kg/ha/year) with ratio between mangrove forest and shirmp at 6:4.
Keywords: Remote sensing, mangrove forest, biomass, vegetation index (NDVI)

Tóm tắt

Rừng ngập mặn có vai trò và chức năng to lớn trong việc bảo vệ môi trường và hệ sinh thái vùng ven biển, đồng thời rừng còn có vai trò điều hòa khí hậu, giảm lượng khí nhà kính và góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu toàn cầu, do đó việc ước tính sinh khối rừng là rất cần thiết trong công tác quản lý rừng. Nghiên cứu thực hiện sử dụng 03 loại ảnh viễn thám độ phân giải thấp gồm ảnh MODIS, SPOT và LANDSAT với phương pháp tạo ảnh chỉ số thực vật NDVI (Normalized Difference Vegetation Index) nhằm xác định hiện trạng phân bố rừng ngập mặn thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau với 4 loại rừng gồm rừng đước, rừng mắm, rừng hỗn giao và rừng kết hợp thủy sản. Kết quả nghiên cứu cho thấy với 3 loại ảnh được sử dụng để xác định hiện trạng rừng, ảnh SPOT và ảnh LANDSAT có độ tin cậy là 94,72% và 96,14% cao hơn so ảnh MODIS với độ tin cậy 34,3%. Tổng diện tích rừng phân bố là 9.555,21 ha trong đó rừng đước kết hợp với thủy sản chiếm diện tích cao nhất chiếm 48,48%; kế đến là diện tích rừng đước và rừng mắm chiếm 27,2% và 20,6% tổng diện tích và thấp nhất là rừng hỗn giao với 4,25% tổng diện tích phân bố. Đồng thời, nghiên cứu cũng xác định hàm lượng sinh khối tươi của từng loài rừng dựa theo các cấp tuổi và cấp đường kính khác nhau, trữ lượng sinh khối cao nhất phân bố trên rừng mắm với khoảng 214,92 kg/ha/năm, kế đến là sinh khối của rừng đước với 188,42 kg/ha/năm và thấp nhất phân bố trên rừng đước kết hộ với thủy sản là 113,05 kg/ha/năm (với tỉ lệ rừng:tôm là 6:4).
Từ khóa: Viễn thám, rừng ngập mặn, sinh khối, chỉ số thực vât (NDVI)

Article Details

Tài liệu tham khảo

Alongi, D. M, 2002. Present state and future of the world’s mangrove forests. Environmental Conservation.

Công ước Ramsar, 1971. Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế đặc biệt là nơi cư trú của loài chim nước.

Đặng Trung Tấn, 2001. Sinh khối rừng Đước (Rhizophora apiculata). Kết quả nghiên cứu khoa học và kỹ thuật lâm nghiệp giai đoạn 1996 - 2000, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

Lê Văn Trung, 2005. Giáo trình Viễn thám. NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

Nguyễn Hoàng Trí, 1996. Thực vật rừng ngập mặn Việt Nam. NXB Giáo dục, Hà Nội: 79 trang.

Nguyễn Ngọc Thạch và ctv, 1997. Viễn thám trong nghiên cứu tài nguyên và môi trường. NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

Phan Nguyên Hồng và ctv, 1988. Rừng ngập mặn. NXB Nông nghiệp.

Quyết định 08/2001/QĐ TTg ngày 11/1/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên.

Quyết định 24/2002/QĐ-UB ngày 12/9/2002 của UBND tỉnh Cà Mau quy định về quy hoạch đất Lâm nghiệp.

Viên Ngọc Nam, Nguyễn Thị Hà và Trần Quốc Khải, 2012. Phương trình sinh khối và carbon các bộ phận của loài Đước đôi (Rhizophora apiculata Blume) ở tỉnh Cà Mau. Tạp chí Rừng và Môi trường, số 48/2012, ISSN: 1859-1248.