Vương Quốc Duy * Đặng Hoàng Trung

* Tác giả liên hệ (vqduy@ctu.edu.vn)

Abstract

Currently, the income of agricultural households in Viet Nam in general, and in Can Tho in particular, remains low leading to inadequate accumulation for reinvestment. In addition, investments in agriculture from the limited budget are even less because of shares for other areas of the economy, low foreign direct investment due to unattractive agriculture. Main capital sources, formal or informal, which are quite small and with high interests, could not be used for production. Thus, loans from credit institutions played a role of paramount importance to farm production. Husbandry households’ access to official credits seems to be the premise for economic development. This article provides insights about the factors that affect access to official credits for pig production in O Mon district, Can Tho city. Using data from a survey of 223 households and Probit models, the findings indicate that the properties of the household owner (including gender, education level, age) and the properties of households (such as income, social status) affect the accessibility to official credits.
Keywords: Production, probit, formal credit, Can Tho

Tóm tắt

Hiện nay, thu nhập của nông hộ Việt Nam nói chung và Thành phố Cần Thơ nói riêng còn chưa đủ tích lũy để tái đầu tư, vốn đầu tư từ ngân sách bị hạn chế vì phải san sẻ cho các khu vực khác của nền kinh tế, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp không đáng kể vì thiếu hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và nguồn vốn tín dụng bán chính thức hay phi chính thức thường lãi suất cao nên ít được sử dụng cho sản xuất. Do đó, vốn vay từ các tổ chức tín dụng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sản xuất của các nông hộ. Việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ chăn nuôi được xem như là tiền đề để phát triển kinh tế hộ. Bài viết này cung cấp cái nhìn khách quan về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ chăn nuôi heo ở quận Ô Môn, Thành phố Cần Thơ. Thông qua việc sử dụng số liệu sơ cấp và mô hình Probit, nghiên cứu chỉ ra rằng các thuộc tính của chủ hộ như giới tính, trình độ học vấn, độ tuổi và các thuộc tính của nông hộ như vị trí xã hội, thu nhập, ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ.
Từ khóa: Chăn nuôi, Probit, Tín dụng chính thức, Cần Thơ

Article Details

Tài liệu tham khảo

Frankellis, 1993. Kinh tế hộ gia đình nông dân và phát triển nông nghiệp. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Nông nghiệp.

Tổng cục thống kê, 2012. Niên giám thống kê 2012. Cần Thơ: Nhà xuất bản Thống kê.

Mai Văn Nam và ctv, 2004. Giáo trình kinh tế lượng. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Thống kê.

Vương Quốc Duy và Lê Long Hậu, 2012. Vai trò của tín dụng chính thức trong đời sống nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trường Đại học Cần Thơ: Kỷ yếu Khoa học 2012: 175 – 185.

Thái Văn Đại, 2007. Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Trường Đại học Cần Thơ: thư viện Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh.

Trang web quận Ô Môn: http://cantho.gov.vn/wps/portal/omon

Trang web ngân hàng CSXH: http://vbsp.org.vn/

Trang web Chính phủ: http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mode=detail&document_id=95027

Nguyễn Quốc Oánh và Phạm Thị Mỹ Dung, 2010. Khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông dân: trường hợp nghiên cứu ở vùng cận ngoại thành Hà Nội. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội: Tạp chí Khoa học và Phát triển 2010: Tập 8, số 1: 170 – 177.

Nguyễn Hoài Nhớ, 2012. Phân tích khả năng tiếp cận tín nguồn vốn tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện Trà Ôn- tỉnh Vĩnh Long. Trường Đại học Cần Thơ.

Bùi Thị Minh Thơ, 2010. Phân tích khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ trong sản xuất nông nghiệp ở huyện Trà Ôn – tỉnh Vĩnh Long. Trường Đại học Cần Thơ.

Trương Đông Lộc, Trần Bá Duy, 2010, “Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang”, Tạp chí Ngân hàng, số4, trang 29-32.