Nguyễn Trọng Nghĩa * , Phạm Anh Tuấn , Trương Quốc Phú Đặng Thị Hoàng Oanh

* Tác giả liên hệNguyễn Trọng Nghĩa

Abstract

Acute hepatopancreatic necrosis syndrome (AHPNS) on shrimp is considered as a dangerous disease on shrimp. In Vietnam, the disease appeared in 2010 and caused significant damage to shrimp farming in the Mekong Delta. The study was carried out to isolate, identify and determine the ability to cause AHPNS of bacterial strains isolated from shrimp collected in intensive shrimp ponds in Bac Lieu province which displayed typical pathology of AHPNS such as hepatopancreatic atrophy, empty gut and showed hepatopancreaic changes including disfunction of hepatopancreatic cells, hemocytic infiltration and bacterial infection in histopathological diagnosis. The isolated bacteria were gram-negative, short rod-shaped, motile, positive with oxidase and catalase, fermentation of glucose in both aerobic and anaerobic conditions, colonies grow on thiosulfate citrate bile salt agar with green colored, round, convex and 2-3 mm in diameter. All 3 strains revealed beta hemolysis. The bacteria were identified as Vibrio parahaemolyticus (99.9% ID) by using API 20E kit (BioMerieux). Results of experimental infection in the white leg shrimp (Litopenaeus vannamei) at 104 CFU/g, 105CFU/g, 106CFU/g showed that bacteria are capable of causing AHPNS pathology similar in shrimp collected from cultured ponds in the groups injected with 105CFU/g (after 9 days) and 106CFU/g (after 6 days).
Keywords: Acute hepatopancreatic necrosis syndrome, Vibrio parahaemolyticus, Litopenaeus vannamei

Tóm tắt

Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS) đang được xem là bệnh nguy hiểm trên tôm nuôi. Ở Việt Nam, bệnh được phát hiện vào năm 2010 và gây thiệt hại đáng kể cho tôm nuôi ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân lập, định danh và xác định khả năng gây hoại tử gan tụy của chủng vi khuẩn được phân lập từ tôm thu ở những ao nuôi tôm thâm canh tại tỉnh Bạc Liêu có dấu hiệu lâm sàng của bệnh hoại tử gan tụy như gan tụy teo dai, ruột rỗng kèm theo một số biến đổi mô bệnh học trên vùng gan tụy như sự thoái hóa cấp tính của các tế bào gan, sự tập trung của tế bào máu cùng với nhiễm khuẩn thứ cấp. Các chủng vi khuẩn phân lập được đều là vi khuẩn Gram âm, hình que ngắn, có thể di động, dương tính với các chỉ tiêu oxidase và catalase, lên men đường trong điều kiện hiếu khí và kỵ khí, có khả năng phát triển trên môi trường thiosulfate citrate bile salt với khuẩn lạc màu xanh, tròn, lồi và đường kính 2-3 mm. Cả 3 chủng đều có khả năng gây tan huyết dạng beta. Các chủng vi khuẩn được định danh là Vibrio parahaemolyticus (99,9% ID) bằng kit API 20E (BioMerieux). Kết quả gây cảm nhiễm trên tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) khỏe với bốn nghiệm thức (tiêm 1,5% NaCl, 104 CFU/g, 105CFU/g, 106CFU/g) cho thấy vi khuẩn này có khả năng gây hoại tử gan tụy ở nghiệm thức tiêm 105 CFU/g (sau 9 ngày) và 106 CFU/g (sau 6 ngày) với dấu hiệu bệnh lý và mô bệnh học giống như tôm bệnh thu từ tự nhiên.
Từ khóa: hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính, Vibrio parahaemolyticus, tôm thẻ chân trắng

Article Details

Tài liệu tham khảo

Buller, B.N., 2004. Bacteria from fish and other aquatic animals, Senior Microbiologist Department of Agriculture South Perth Western Australia. 394p.

Đặng Thị Hoàng Oanh và Nguyễn Thanh Phương, 2012. Các bệnh nguy hiểm trên tôm nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ 22c: 106 – 118.

Lê Hồng Phước, Lê Hữu Tài và Nguyễn Văn Hảo, 2012. Diễn biến của hội chứng hoại tử gan tụy trong ao nuôi tôm thâm canh ở huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng.

Lê Hữu Tài, Nguyễn Văn Hảo và Lê Hồng Phước, 2012. Một số kết quả chẩn đoán mô bệnh học và phân tích siêu cấu trúc của hội chứng hoại tử gan tụy trên tôm nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Nguyễn Khắc Thoáng, 2013. Định danh và xác định tính nhạy của thuốc kháng sinh của vi khuẩn Vibrio phân lập từ tôm bệnh hoại tử gan tụy ở Sóc Trăng và Trà Vinh. Luận văn tốt nghiệp đại học.

Nguyễn Ngọc Thạch, 2013. Phân lập và xác định tính nhạy đối với thuốc kháng sinh của vi khuẩn Vibrio phân lập từ tôm bệnh hoại tử gan tụy ở Cà Mau. Luận văn tốt nghiệp đại học.

Abhay B. Thakur, R. B. Vaidya and S. A. Suryawanshi, 2003. Pathogenicity and antibiotic susceptibility of Vibrio species isolated from moribund shrimps. Indian Journal of Marine Sicences Vol 32(1), March 2003, pp. 71-75.

Barrow, G. I. and R. K. A. Feltham. 1993. Cowan and Steel‘s manual for the indentification of medical bacteria, 3rd edn. Cambridge Univesity Press, Cambridge. 262.

Flegel, T.W. (2012). Historic emergence, impact and current status of shrimp pathogens in Asia. Journal of Invertebrate Pathology 110:166-173.

Jayasree, L., Janakiram, P and Madhavi, R., 2006. Characterization of Vibrio spp.Associated with Diseased Shrimp from Culture Ponds of Andhra Pradesh (India). Journal of the World Aquaculture Society, Volume 37 Issue 4 Page 523.

Kaneko, T., and Cowell, R.R, 1973. Ecology of Vibrio parahaemolyticus in Chesapeake Bay. J .Bacteriol. 113: 24 – 32.

Kaneko, T., and Cowell, R.R, 1975. Adsorption of Vibrio parahaemolyticus onto chintin and copepods. Appl. Microbiol. 20: 693 – 699.

Lavilla-Pitogo, CR., Leano, EM., Paner, MG., 1998. Mortalities of pond-cultured juvenile shrimp Penaeusmonodon associated with dominance of luminescent vibrios in the rearing environment. Aquaculture 164:337–349.

Lightner, D. V., 1996.Viral diseases.In A Handbook of Pathology and Diagnostic Procedures for Diseases of Penaeid Shrimp ed. McVey, A. pp. 1- 72. Baton Rouge, LA: World Aquaculture Society.

Lightner, D.V., Redman, R. M., Pantoja, C. R., Noble, B. L., Loc, T. (2012). Early mortality syndrome affects shrimp in Asia. Global aquaculture advocate January/February 2012:40.

Loc Tran., N. Linda., R.M. Redman., L.L. Mohney., R.P. Carlos., F. Kevin and D.V. Lightner, 2013. Determination of the infectious nature of the agent of acute hepatopancreatic necrosis syndrome affecting penaeid shrimp. Diseases of aquatic organisms. Vol. 105: 45-55, 2013.

Nash, G. Nithimathachoke, C., Tungmandi, C., Arkarjamorn, A., Prathanpipat, P. andRuamthaveesub, P., 1992. Vibriosis and its control in pond-reared Penaeusmonodonin Thailand. In: M. Shariff, R.P. Subasinghe and J.R. Authur (eds.) Diseases in Asian Aquaculture 1.Fish Health Section, Asian Fisheries Society, Manila, Philippines. pp. 143-155.

Quang Trong Phat, 2013. Identification and antibiotic sensitivity of vibrio bacteria isolated from shrimp with acute hepatopancreatic necrosis syndrome. A thesis submitted in partial fulfillment of the requirements for the degree of Bachelor of science in Aquaculture.

Renata A. Costa, Giselle C. Silva, Jackson R. O. Peixoto, Gustavo H. F. Vieira and Regine H. S. F. Vieira, 2010. Quantification and distribution of Vibrio species in water from an estuary in Ceará-Brazil impacted by shrimp farming. Brazilian journal of Oceanography, 58(3):183-188, 2010.

Walker, P. and Mohan, C. V. (2009). Viral disease emergence in shrimp aquaculture: origins, impact and the effectiveness of health management strategies. Reviews in aquaculture 1: 125-154.

William L.A. and LaRock P.A. 1985. Temporal Occurrence of Vibrio Species and Aeromonas hydrophila in Estuarine Sediments. Applied and environmental microbiology. 50(6): 1490–1495.

Wong HC, Liu SH, Wang TK, Lee CL, Chiou CS, Liu DP, Nishibuchi Mand Lee BK. 2000. Characteristics of Vibrio parahaemolyticus O3:K6 from Asia. Appl. Environ. Microbiol. 66: 3981-3986.