Đào Ngọc Cảnh * Huỳnh Văn Đà

* Tác giả liên hệ (dncanh@ctu.edu.vn)

Abstract

Training by credit-based system is a progressive modality of training in the world. The essence of this modality training is enhancing activeness and self-motivated of students. This study presents the nature of training by credit-based system, advantages and disadvantages of this system, contemporary situation and solution to raise self-motivated of students. The research data was collected from 500 students in regular majors of Cantho University. In addition, we refer some opinions and research data of specialists and lectures in some other universities. The result showed that the imperative problem of training by credit-based system was how to raise self-motivated of students. This is one of the important solutions to increase quality of training by credit-based system.
Keywords: credit-based education, self-motivated of students, study plan

Tóm tắt

Đào tạo theo học chế tín chỉ là một phương thức đào tạo tiên tiến trên thế giới. Bản chất của phương thức đào tạo này là phát huy tính tích cực, chủ động của sinh viên (SV). Bài nghiên cứu này đề cập đến thực chất của đào tạo theo học chế tín chỉ, những ưu điểm và hạn chế của nó, thực trạng và giải pháp nâng cao tính chủ động của sinh viên. Các số liệu nghiên cứu được thu thập từ 500 sinh viên các ngành đào tạo chính quy của Trường Đại học Cần Thơ. Ngoài ra, chúng tôi cũng tham khảo ý kiến và kết quả nghiên cứu của các chuyên gia và giảng viên ở một số trường đại học khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy vấn đề cấp thiết đặt ra trong đào tạo theo học chế tín chỉ là phải tăng cường tính chủ động của sinh viên trong mọi khâu của quá trình đào tạo. Đây là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo theo học chế  tín chỉ.
Từ khóa: tín chỉ, đào tạo theo tín chỉ, tính chủ động của sinh viên, kế hoạch học tập

Article Details

Tài liệu tham khảo

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống TC (Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Đào Ngọc Cảnh (2010), Một số vấn đề đang đặt ra qua thực tế giảng dạy theo hệ thống TC ở Trường Đại học Cần Thơ, Kỷ yếu hội thảo khoa học toàn quốc “Đổi mới phương pháp giảng dạy đại học theo TC”, Chuyên san của Tạp chí đại học Sài Gòn.

Elis Mazuz & Phạm Thị Ly (2006), Mục tiêu sư phạm của hệ thống đào tạo theo TC Mỹ và những gợi ý cho cải cách cho giáo dục Việt Nam, (đăng trên trang web http://lypham.net/joomla /index).

Lâm Quang Thiệp (2010), Về phương pháp dạy, học và đánh giá kết quả học tập trong hệ thống TC, Kỷ yếu Hội thảo khoa học toàn quốc “Đổi mới phương pháp giảng dạy đại học theo hệ thống TC”, Chuyên san của Tạp chí đại học Sài Gòn.

Thanh Tùng (2011), Đào tạo TC và dạy và học kiểu... đối phó, (đăng trên trang web http://ctat8.vn/News/66/514/dao-tao-tin-chi-day-va-hoc-kieu-doi-pho.aspx).

Trần Thanh Ái (2010), Đào tạo theo hệ thống TC- Các nguyên lý, thực trạng và giải pháp, Kỷ yếu Hội thảo khoa học toàn quốc “Đổi mới phương pháp giảng dạy đại học theo hệ thống TC”, Chuyên san của Tạp chí đại học Sài Gòn.

Trexler C.J. (2008), Hệ thống TC tại các trường đại học Hoa Kỳ : Lịch sử phát triển, Định nghĩa và cơ chế hoạt động, trong Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 11/2008 (đăng lại trên trang web http://ceea.ier.edu.vn/toa-dam-hoi-thao/).

Trường Đại học Cần Thơ (2010), Sổ tay giảng viên (Tài liệu hướng dẫn giảng viên thực hiện học chế TC), NXB Đại học Cần Thơ.