Huỳnh Ngọc Thanh Tâm * , Nguyễn Thị Mộng Tuyền , Nguyễn Thị Minh Trâm , Nguyễn Thị Mai Trinh , Đinh Thị Tuyết Phương Phan Thị Thu Sương

* Tác giả liên hệ (hnttam@ctu.edu.vn)

Abstract

The study was conducted to examine the infection level of pathogenic microorganisms (including aerobic microorganisms, Coliforms, Escherichia coli and Salmonella) in pork from 7 different markets in Ninh Kieu, Can Tho City. Influential factors in the E. coli resistance of garlic (Allium sativum L.) were also examined in this study. The examination of 21 ham samples indicated that 100% samples was contaminated with aerobic organisms, Coliforms and E. coli, whereas Salmonella infected 19.05% of the samples. Comparing to 4 microbiological criteria of Vietnam standard 7046:2009 about the meat safety, all of the samples from 7 markets were unqualified. The resistance of garlic (including garlic ratio, garlic marinating time and E. coli counts) against E. coli, indicated that pork measured in 3% garlic (measured in the total amount of pork) within 20 minutes, the number of E. coli decreased by about 99.85% or 99.86%. However, if E. coli contaminated in pork was more than 105 CFU/g, marinating in 3% garlic within 20 minutes was not effective to decrease E. coli counts in pork to an acceptable level for consumers.
Keywords: Allium sativum L., Escherichia coli, pathogenic microorganisms, pork

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích khảo sát mức độ nhiễm một số vi sinh vật gây bệnh (tổng số vi sinh vật hiếu khí (TSVSVHK), Coliforms, Escherichia coli, Salmonella) có trong thịt heo tại 7 chợ thuộc quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ và các yếu tố ảnh hưởng đến tính kháng E. coli của tỏi (Allium sativum L.). Từ 21 mẫu thịt đùi được thu về và được kiểm tra, kết quả cho thấy có 100% mẫu thịt nhiễm VSVHK, Coliforms, E. coli và có 19,05% mẫu nhiễm Salmonella. Kết quả so sánh với QCVN 7046:2009 cho thấy tất cả các mẫu của 7 chợ đều không đạt yêu cầu về tiêu chuẩn thịt an toàn nếu xét cả 4 tiêu chí vi sinh vật. Bước đầu khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến tính kháng E. coli của tỏi bao gồm tỷ lệ tỏi, thời gian ướp tỏi và mật số E. coli. Kết quả chỉ ra rằng với tỷ lệ tỏi 3% (so với khối lượng thịt) và ướp tỏi trong thời gian 20 phút sẽ làm giảm mật số E. coli từ 99,85% đến 99,86% khi so sánh với nghiệm thức đối chứng (không ướp tỏi). Tuy nhiên, nếu mật số E. coli trong thịt quá (>105 CFU/g) thì việc ướp tỏi ở 3% trong 20 phút không  làm giảm lượng E. coli trong thịt xuống đến mức an toàn đối với người tiêu dùng.
Từ khóa: Allium sativum L., Escherichia coli, thịt heo, vi sinh vật gây bệnh

Article Details

Tài liệu tham khảo

Alorainy, M.S., 2011. Evaluation of antimicrobial activity of garlic (Allium sativum) against E. coli O157:H7. Journal of Agriculture and Veterinary Science, 4: 149-157.

Bộ khoa học và Công nghệ, 2009. Thông tư 16/2009/TT-BKHCN, thông tư hướng dẫn kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, ngày truy cập 13/10/2017.Địa chỉ: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Thong-tu-16-2009-TT-BKHCN-kiem-tra-nha-nuoc-chat-luong-hang-hoa-luu-thong-tren-thi-truong-89476.aspx, 19 trang.

Lê Thanh Mai, NguyễnThị Hiền, Phạm Thu Thủy, NguyễnThanh Hằng và Lê Thị Lan Chi, 2004. Các phương pháp phân tích ngành công nghệ lên men, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. NXB Khoa học và Kỹ thuật, 336 trang.

Lương Đức Phẩm, 2001.Vi sinh vật học và an toàn vệ sinh thực phẩm. NXB Nông nghiệp Hà Nội, 424 trang.

Shelef, L.A., 1983. Antimicrobial effect of spices. Journal of Food Safety, 6(1): 29-44.

TCVN 8400-16:2011, 2011. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8400-16:2011 về bệnh động vật - quy trình chẩn đoán - phần 16: bệnh phù ở lợn do vi khuẩn E. coli, 15 trang.

Trần Linh Thước, 2006. Phương pháp phân tích vi sinh vật trong nước, thực phẩm, mỹphẩm. NXB Giáo dục, 232 trang.

Zaika, L.A. and Kissinger, J.C., 1983. Inhibitory and stimulatory effects of oregano on Lactobacillus plantarum and Pediococcuscerevisiae. Journal of Food Science, 46(4): 1205–1210.