Huỳnh Thị Ngọc Huyền * , Nguyễn Như Trí Vũ Cẩm Lương

* Tác giả liên hệ (hnhuyents@gmail.com)

Abstract

The study was done through interviewing 110 nursing households and 38 trading households of hybrid catfish seed in Tien Giang province from February to October 2017 to assess the effectiveness such activities. The results of the survey of hybrids catfish seed nursing showed that the households groups with average nursing pond area 1,000-2,000 m2/pond (group I) and 2,001-3,000 m2/pond (group II) have higher productivity and profitability than the average nursing pond area 3,001-6,000 m2/pond (group III). The average nursing yields of the groups I, II, III were 939.0; 901.5 and 779.2 kg/1,000 m2/crop, respectively; the average profit of the three groups were 9.30; 8.93 and 6.79 million VND/1,000 m2/crop, respectively. Analyzing factors affecting yield showed that survival rates had the most significant effect on yield, while the average survival rate was gradually decreased in three groups I, II and III (28.3%, 25.5% and 21.7%, respectively). This suggests that appropriate management of nursing pond area is an important initial factor for the development of effective nursing practice. The results of the survey of hybrid catfish seed trading showed that the average profit of group A (retail) was 16.72 million VND/household/month, lower than group B (wholesale and retail) was 51.16 million VND/household/month, but the rate of profit of group A (20.89%) was higher than group B (7.66%). This shows that in order to achieve a large scale of business and profit, hybrid catfish seed traders need a large capital cost and accept a reasonable profit margin to develop the market. Title: Assessment the effectiveness of hydrid catfish seed (Clarias macrocephalus x C. gariepinus) nursing and trading in Tien Giang province.
Keywords: Hybrid catfish, nursing, Tien Giang, trading

Tóm tắt

Nghiên cứu đã tiến hành điều tra 110 hộ ương và 38 cơ sở kinh doanh cá trê lai giống trên địa bàn tỉnh Tiền Giang từ tháng 02/2017 đến tháng 10/2017 nhằm đánh giá hiệu quả của các hoạt động trên. Kết quả khảo sát hoạt động ương cá trê lai giống cho thấy, nhóm hộ có diện tích trung bình ao ương 1.000-2.000 m2/ao (nhóm I) và 2.001-3.000 m2/ao (nhóm II) có năng suất và lợi nhuận cao hơn nhóm diện tích trung bình ao ương 3.001-6.000 m2/ao (nhóm III) với khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (p<0,05). Trong đó, năng suất ương trung bình của nhóm I, II, III lần lượt là 939,0; 901,5 và 779,2 kg/1.000 m2/vụ, lợi nhuận trung bình của ba nhóm lần lượt là 9,30; 8,93 và 6,79 triệu đồng/1.000 m2/vụ. Việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất ương cho thấy tỉ lệ sống có ảnh hưởng quan trọng nhất đến năng suất ương, đồng thời tỉ lệ sống trung bình cũng giảm dần ở ba nhóm diện tích ao ương I, II và III lần lượt là 28,3%, 25,5% và 21,7%. Điều này cho thấy việc quản lí diện tích ao ương phù hợp là yếu tố quan trọng ban đầu để phát triển nghề ương hiệu quả. Kết quả khảo sát hoạt động kinh doanh cá trê lai giống cho thấy lợi nhuận trung bình của nhóm A (chuyên bán lẻ) đạt 16,72 triệu đồng/hộ/tháng, thấp hơn so với nhóm B (bán sỉ và lẻ) là 51,16 triệu đồng/hộ/tháng, nhưng tỉ suất lợi nhuận của nhóm A (20,89%) lại cao hơn nhóm B (7,66%). Điều này cho thấy để đạt được quy mô kinh doanh và lợi nhuận tuyệt đối lớn, các cơ sở kinh doanh cá giống cần có chi phí vốn lớn và chấp nhận tỉ suất lợi nhuận hợp lí để phát triển thị trường.
Từ khóa: Cá trê lai, kinh doanh, Tiền Giang, ương

Article Details

Tài liệu tham khảo

Bạch Thị Quỳnh Mai, 2004. Kỹ thuật nuôi cá trê lai. Nhà xuất bản Nông Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh, 44 trang.

Dương Nhựt Long, Nguyễn Anh Tuấn và Lam Mỹ Lan, 2014. Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. Thành phố Cần Thơ, 211 trang.

Dương Thúy Yên và Nguyễn Văn Cầu, 2016. Những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả tài chính của mô hình nuôi cá trê lai ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Phần B: Nông nghiệp, Thủy sản và Công nghệ sinh học. 46 (2016): 95-102.

Đặng Thị Quyên Trinh, 2016. Phân tích hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển nghề sản xuất cá giống rô phi tại huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh.

FAO, 2015. Fisheries and aquaculture statistics 2015. Source:http://www.aquafisheriesexpo.com/vietnam/en-us/news-updates/vietnam-aquaculture-overview. Access date 20th, Feb, 2017.

Ngô Trọng Lư, 2007. Nuôi trồng một số thủy hải sản có giá trị kinh tế. Nguồn:Nguyễn Việt Thắng, Nguyễn Thị Hồng Minh, Nguyễn Trọng Bình, Nguyễn Xuân Lý và Đỗ Văn Khương (chủ biên). Bách khoa thủy sản. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội, trang 370-371.

Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009. Cơ sở khoa học và kĩ thuật sản xuất cá giống. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội. Hà Nội, 110 trang.

Trần Phạm Trung, 2017. Hiện trạng sản xuất cá tra bột và ương cá tra giống (Pangasianodon hypophthalmus, Sauvage 1878) tại tỉnh An Giang. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh.

Võ Nam Sơn và Nguyễn Thanh Phương, 2016. Thống kê đa biến ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. Thành phố Cần Thơ, 132 trang.

Võ Thị Thanh Lộc, 2010. Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học và viết đề cương nghiên cứu. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. Thành phố Cần Thơ, 96 trang.