Nguyễn Thị Ngọc Anh * , Dương Thị Thanh Mai Trần Ngọc Hải

* Tác giả liên hệ (ntnanh@ctu.edu.vn)

Abstract

Investigation was carried out to assess the effects of different densities and cultivation methods on growth and quality of sea grape (Caulerpa lentillifera J. Agardh, 1837) cultivated in tanks. A two-factor experiment was set up with two initial densities (0,5 kg/m2 and 1 kg/m2) in combination with two cultivation methods (bottom and tray hanging culture). Sea grape was cultivated in the 250-L tank covered with sandy substrate in the tank bottom, at salinity of 30 ppt and fishmeal used as nutrient source. After 30 days of cultivation, there was no significant interaction (p>0.05) between density and cultivation method for the growth rates, proportion of edible frond/thallus and proportion of commercial fronds of sea grape. The growth rate and yield of edible frond were significantly higher (p<0,05) in the bottom culture than in hanging cultivation method for both densities, of which the bottom culture with density of 0.5 kg/m2 gave the production of commercial frond was not significant difference compared to the 1 kg/m2 density treatment. Furthermore, proximate composition (moisture, protein, lipid and ash) of experimental sea grapes was neither affected by initial density nor cultivation method. The heavy metals (Hg, Pb, As and Cd) were not detected in all sea grape samples. These results indicated that the initial density of 0,5 kg/m2 combined with bottom method could be suitable conditions for cultivating sea grape in tank.
Keywords: Caulerpa lentillifera, cultivation methods, density, growth

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của mật độ và phương thức nuôi trồng đến sự tăng trưởng và chất lượng rong nho (Caulerpa lentillifera) ở điều kiện trong bể. Thí nghiệm được bố trí hai nhân tố gồm hai mật độ rong nho ban đầu (0,5 kg/m2 và 1 kg/m2) kết hợp với hai phương thức nuôi trồng (trồng tiếp đáy và trồng treo trên vỉ lưới), mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Rong nho được trồng trong bể nhựa 250 L, nền đáy cát ở độ mặn 30‰, bột cá được sử dụng làm nguồn dinh dưỡng. Sau 30 ngày nuôi trồng, không có ảnh hưởng tương tác (p>0,05) giữa mật độ và phương thức nuôi trồng đối với tốc độ tăng trưởng, tỉ lệ thân đứng trên toàn tản và tỉ lệ thân đứng đạt kích thước thương phẩm. Tốc độ tăng trưởng và năng suất thân đứng của rong nho ở nghiệm thức trồng tiếp đáy cao hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với hai nghiệm thức trồng treo trên vỉ lưới ở cả hai mật độ nuôi. Ở nghiệm thức nuôi đáy với mật độ 0,5 kg/m2 cho năng suất thân đứng đạt kích thước thương phẩm không khác biệt thống kê so với mật độ 1 kg/m2. Thêm vào đó, thành phần hóa học (độ ẩm, protein, lipid và tro) của rong nho không bị ảnh hưởng bởi điều kiện nuôi trồng và không phát hiện kim loại nặng (Hg, Pb, As và Cd) trong các mẫu rong nho thí nghiệm. Kết quả thí nghiệm này cho thấy nuôi trồng rong nho trong bể với mật độ ban đầu 0,5 kg/m2 và áp dụng phương pháp trồng tiếp đáy được xem là thích hợp.
Từ khóa: Caulerpa lentillifera, phương thức nuôi, Mật độ, tăng trưởng

Article Details

Tài liệu tham khảo

AOAC. 2000. Official Methods of Analysis. Assocciation of Official Analytical Chemists Arlington. 159 p.

Đỗ Kim Tâm. 2015. Sổ tay Kỹ thuật trồng rong nho (Caulerpa lentillifera). Trung Tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Ninh Thuận, 8 trang.

FAO. 2003. A guide to the seaweed industry. Fisheries Technical paper 441, 95 pp.

Huang, J.H. 2012. Effects of concentrations of nitrogen and phosphorus and different culture methods on the growth of Caulerpa lentillifera. Journal of Fujian Fisheries 34 (5), 416 – 419. (in Chinese with English abstract).

Nguyễn Hữu Đại, Nguyễn Xuân Hòa, Nguyễn Xuân Vỵ, Phạm Hữu Trí, Nguyễn Thị Lĩnh, 2006. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đối với sự phát triển của rong Nho biển (Caulerpa lentillifera). Tuyển tập nghiên cứu biển XV, 146 – 155.

Nguyễn Hữu Đại, Nguyễn Xuân Vỵ, Nguyễn Xuân Hòa, Phạm Hữu Trí, 2009. Di nhập và trồng rong Nho biển (Caulerpa lentillifera) ở Khánh Hòa. Báo cáo khoa học về sinh thái và tài nguyên sinh vật. Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ ba. Hà Nội, 22/10/2009, 942– 949.

Nguyễn Thị Ngọc Anh, Đoàn Hồng Vân, Nguyễn Anh Thư, Đoàn Quốc Khoa, Trần Ngọc Hải. 2016. Đánh giá khả năng sử dụng bột cá làm nguồn dinh dưỡng trồng rong nho (Caulerpa lentillifera) trong bể. Tạp chí Nông nghiệp Phát triển Nông thôn 19, 102 – 111.

Nguyễn Thị Ngọc Anh, Đoàn Hồng Vân, Nguyễn Anh Thư, Nguyễn Bé Mi và Trần Ngọc Hải, 2015. Thử nghiệm trồng rong nho (Caulerpa lentillifera) trong bể với các dạng rong giống và nền đáy khác nhau. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ 42b, 101–110.

Nguyen Van Tang, Ueng, J.P. and Tsai, G.J. 2011. Proximate composition, total phenolic content, and antioxidant activity of sea grape (Caulerpa lentillifera). Journal of Food Science 76, C950 – C958.

Nguyễn Xuân Hòa, Nguyễn Nhật Như Thủy và Nguyễn Trung Hiếu, 2013. Quy trình kỹ thuật trồng rong nho trong bể nhân tạo phù hợp với điều kiện ở đảo Trường Sa. Tạp chí Khoa học Công nghệ và Môi trường Khánh Hòa 6, 24 – 25.

Paul, N.A., Neveux, N., Magnusson, M. and de Nys, R. 2014. Comparative production and nutritional value of “sea grapes”- the tropical green seaweeds Caulerpa lentillifera and C. racemosa. Journal of Applied Phycology 26 (4), 1833 – 1844.

Rabia, M.D.S. 2016. Cultivation of Caulerpa lentillifera using tray and sowing methods in brackish water pond. Environmental Sciences 4 (1), 23 – 29.

Ratana-arporn, P. and Chirapart, A. 2006. Nutritional evaluation of tropical green seaweeds Caulerpa lentillifera and Ulva reticulata. Kasetsart Journal (Nat. Sci.) 40 (Suppl.), 75 – 83.

Shokita, S., Kakazu, K., Tomori, A. and Toma, T. (Eds.). 1991. Mariculture of seaweeds (p. 31-90). In: Aquaculture in tropical area. Midori shobo Co., Ltd. Japan.