Trần Ngọc Hải * Lê Quốc Việt

* Tác giả liên hệ (tnhai@ctu.edu.vn)

Abstract

Research on the effect of replacing Artemia by formulated feed on growth, survival rate of mud crab larva was done in order to reduce the feed cost. The experiment was randomly setup with 4 treatments: (i) 2 Artificial feed + 6 Artemia; (ii) 3 Artificial feed + 5 Artemia; (iii) 4 Artificial feed + 4 Artemia, and (iv) 5 Artificial feed + 3 Artemia. Each treatment was triplicated. Experimental tanks were 0.5 m3. Stocking density was 300 individuals/L and salinity water was 30‰. After 12 days of rearing, all larvae reached the zoae 4 stage, larvae were transferred to tanks (2m3,1,5m3 water) and survival rate was from 58.0 to 74.7%, but there was no statistically significant difference between treatments (p>0.05). After 21 days, crab conversion rate in all treatments was 100% and the growth rate of the crabs was not significantly different among treatments (p> 0.05). However, the highest survival rate from zoea 1 to crab 1 was found in treatments fed 3 times formulated feed combined with 5 times fed Artemia a day (7.8%) and it was statistically significant difference compared to other treatments (p <0.05). The feed cost to produce 1,000 crab 1 was also lower (65,616 VNĐ) compared to other treatments.
Keywords: Artemia, artificial feed, mud crab, Scylla paramamosain

Tóm tắt

Nghiên cứu ảnh hưởng của việc thay thế Artemia bằng thức ăn tổng hợp đến tăng trưởng, tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển đồng thời góp phần giảm chi phí thức ăn trong sản xuất giống cua biển. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức: (i) cho ăn 2 lần thức ăn nhân tạo (TANT)+6 lần Artemia; (ii) 3 lần TANT+5 lần Artemia; (iii) 4 lần TANT+4 lần Artemia và (iv) 5 lần TANT+3 lần Artemia; mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Bể thí nghiệm có thể tích 0,5 m3, mật độ ấu trùng 300 con/L và nước có độ mặn 30‰. Sau 12 ngày, ấu trùng ở các nghiệm thức đều chuyển sang Zoae 4 hoàn toàn thì tiến hành chuyển sang bể 2 m3­­­ (1,5 m3 nước) và tỷ lệ sống đạt từ 58,0 – 74,7%, nhưng khác biệt không ý nghĩa thống kê (p>0,05). Sau 21 ngày ương, tỷ lệ chuyển cua 1 ở các nghiệm thức là 100% và tốc độ tăng trưởng của cua ở các nghiệm thức sai khác không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tuy nhiên, tỷ lệ sống từ giai đoạn Zoae 1 đến cua 1 thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05), đạt cao nhất ở nghiệm thức sử dụng 3 lần thức ăn nhân tạo kết hợp 5 lần Artemia/ngày (7,8±2,2%) và chi phí thức ăn để sản xuất 1.000 con cua 1 giống cũng thấp nhất (65.616 đồng).
Từ khóa: Artemia, cua biển, Scylla paramamosain, thức ăn nhân tạo

Article Details

Tài liệu tham khảo

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2009. Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. 226 trang.

Chen, H.C and Cheng, J.H., 1985. Studies on the larval rearing of serrated crab, Scylla serrata: I. Combined effects of salinity and temperature on the hatching, survival and growth of zoeae. J. Fish. Soc. Taiwan 12, 70-77 (in Chinese with English abstract).

Heasman, M.P., Fielder, D.R., 1983. Laboralory spawning and mass rearing of the mangrove crab Scylla serrata (Forskao1) from first zoea to first crab stage. Aquaculture 34: 303-316.

Hoàng Đức Đạt, 2004. Kỹ thuật nuôi cua biển. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 87 trang.

Lý Văn Khánh, Võ Nam Sơn, Châu Tài Tảo và Trần Ngọc Hải, 2015. Ảnh hưởng của độ kiềm đến tỷ lệ biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng cua (Scylla paramamosain). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Phần Nông nghiệp, Thủy sản và Công nghệ sinh học. Số 38-2015: 61-65.

Marichamy, R and S. Rapackiam, 1991. Experiment on larvae rearing and seed production of the mud crab (Scylla serrata). In report of seminer on mud crab and trade. Held at surat thani-Thailand. November 5-8, 1991. 135-142pp.

Mary, L. S.., Parado, E and Guadiosa, A. G., 2007. Acute toxicity of nitrite to mud crab Scylla serrata larvae. Aquaculture research 38: 1495-1499pp.

Nguyễn Cơ Thạch, 1998. Bước đầu thử nghiệm nuôi vỗ cua mẹ và ương ấu trùng cua xanh (Scylla paramamosain). Tuyển tập báo cáo sinh vật biển toàn quốc lần thứ I. Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia, trang: 475-485.

Trần Ngọc Hải và Trương Trọng Nghĩa, 2004. Ảnh hưởng của mật độ ương lên sự phát triển của ấu trùng cua biển (Scylla paramamosain) trong mô hình nước xanh. Tạp chí khoa học Đại Học Cần Thơ, Chuyên ngành Thủy sản. 373: 187-192.

Trần Minh Nhứt, Trần An Xuyên và Trần Ngọc Hải, 2010. Ương ấu trùng cua biển (scylla paramamosain) theo hai giai đoạn zoea1 - zoea5 và zoea5 - cua 1 với các mật độ khác nhau và chế độ cho ăn khác nhau - Tạp chí khoa học Trường Đại Học Cần Thơ. Số 14b: 284-294.

Truong Trong Nghia., Mathieu, W., Stijn, V., Quach, T.V and Patrick., 2007. Influence of highly unsaturaed fatty acids in live food on larviculture of mud crab (Scylla paramamosain). Aquaculture, Vol 38: 1512-1528.

Zainoddin, J. 1992. Preliminary studies on rearing the larval of the mud crab (Scylla serrata) in Malaysia. In report of seminer on mud crab and trade., held at surat thani - Thailand, November 5-8, 1991. angel C.A.143-147pp.

Zeng, C and S. Li, 1992. Experimental ecology and development of the mud crab Scylla serrata. Effects of diets on survival and development of larvae. Transaction of Chinese Crustacean Society, 85-94pp.