Châu Tài Tảo * , Trần Ngọc Hải Nguyễn Thanh Phương

* Tác giả liên hệ (cttao@ctu.edu.vn)

Abstract

This study aimed to determine the appropriate mineral doses supplementation for the better growth and survival rate of white-leg shrimp larvae and post larvae. The experiment consisted of five treatments i.e. (i) no minerals addition (control); (ii) addition of 20 mL minerals solution/m3; (iii) 40 mL/m3; (iv) 60 mL/m3 and (v) 80 mL/m3. Larvae were cultured in water salinity of 30‰ and thestocking density of 200 larvae/L. Results showed that supplementation of minerals solution at level of 60 mL/m3 revealed the significant better growth (11.99±0.11 mm) compared to other treatments (p<0.05). The highest survival rate was found in treatment supplied minerals solution at level of 60 mL/m3 (52.2±4.0%) and it was significant difference compared to remaining treatments. The lowest survival rate was found in the control treatment (34.6±3.7%). Shocking PL15 by formalin and high salinity water revealed no significant difference in PL quality criteria among treatments (p>0.05). Results suggested that nursing white-leg shrimp with supplementation of mineral solution at level of 60 mL/m3 performed the best growth and survival rate.
Keywords: White leg Shrimp, Litopenaeus vannamei, Mineral, Larval quality

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm tìm ra liều lượng bổ sung chất khoáng thích hợp cho sự tăng trưởng và tỉ lệ sống của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei). Nghiên cứu gồm 5 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, cách bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, các nghiệm thức được bổ sung chất khoáng với các liều lượng là (i) không bổ sung chất khoáng (đối chứng); (ii) bổ sung chất khoáng 20 mL/m3; (iii) 40 mL/m3; (iv) 60 mL/m3 và (v) 80 mL/m3. Nước ương ấu trùng có độ mặn 30‰ và mật độ bố trí là 200 con/L. Kết quả nghiên cứu cho thấy tăng trưởng về chiều dài của Postlarvae 15 ở nghiệm thức bổ sung chất khoáng 60 mL/m3 lớn nhất (11,99±0,11 mm) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Tỷ lệ sống ở giai đoạn Postlarvae 15 của nghiệm thức bổ sung chất khoáng 60 mL/m3 lớn nhất (52,2±4,0%) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại, trong khi chỉ tiêu này đạt thấp nhất ở nghiệm thức không bổ sung chất khoáng (34,6±3,7%). Khi gây sốc Postlarvae 15 bằng formol và độ mặn thì chất lượng tôm ở các nghiệm thức đều tốt và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Kết quả nghiên cứu cho thấy ương ấu trùng tôm thẻ chân trắng bổ sung chất khoáng với liều lượng 60 mL/m3 cho kết quả  tốt nhất về sinh trưởng và tỷ lệ sống.
Từ khóa: Tôm chân trắng, Litopenaeus vannamei, khoáng, chất lượng hậu ấu trùng

Article Details

Tài liệu tham khảo

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2015. Báo cáo tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2015.

Bộ Thủy sản, 2001. Tài liệu hướng dẫn nuôi tôm sú luân canh với trồng lúa, 13 trang.

Boyd, C. E. 1998. Water quality for pond Aquaculture. Deparment of Fisheries and Allied Aquaculture Auburn University, Alabama 36849 USA.

Boyd, C. E. Thunjai, T. and Boonyaratpalin, M. 2002. Dissolved salts in water for inland low-salinity shrimp culture. Global Aquac. Advoc. 5 (3), 40–45

Bùi Hữu Lộc, 2013. Ảnh hưởng của thức ăn khác nhau lên sự thành thục và sinh sản của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei). Luận văn tốt nghiệp cao học. Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ. 87 trang.

Chanratchakool, P., 2003. Problem in Penaeus monodon culture in low salinity areas. Aquacuture Asia VIII, 54-55

Châu Tài Tảo, 2012. So sánh đặc điểm sinh sản các nguồn tôm sú (Penaeus monodon, Fabricius 1798) bố mẹ và thực nghiệm nuôi tôm thành thục trong hệ thống bể tuần hoàn. Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Cần Thơ. 161 Trang.

Châu Tài Tảo, Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2015. Ảnh hưởng của độ kiềm lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei). Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Số 14. Trang 110 – 115.

Davis DA, Lawrence AL., 1997. Minerals. In: D’Abramo LR, Conklin DE, Akiyama DM (eds) Crustacean

Nutrition, Vol. 6, pp. 150-163. World Aquaculture Society, Baton Rouge, Louisiana.

Deshimaru, O, and Yone, Y., 1978. Requirement of frawn for dietary minerals. Nippon susan Gakkaishi, 44: 907-910.

Đào Văn Trí, 2011. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản nhân tạo và công nghệ sản xuất giống tôm he chân trắng (Litopenaeus vannamei, Boone 1931). Luận án tiến sĩ nông nghiệp. Trường Đại học Nha Trang. 123 trang.

Francisco J Magallón Barajas, Rosalía Servín Villegas, Guillermo Portillo Clark & Berenice López Moreno, 2006. Litopenaeus vannamei (Boone) postlarval survival related to age, temperature, pH and ammonium concentration. Aquaculture Research, 2006, 37, 492-499

Martínez-Palacios C., Ross L.G. & Jimenez-Valenzuela L. 1996. The effects of temperature and body weight on the oxygen consumption of Penaeus vannamei, Boone, 1931. Journal of Aquaculture in the Tropics 11, 59-65.

Nguyễn Minh Tú, 2014. Đánh giá hiệu quả sản xuất giống tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) ở Cần Thơ và Bạc Liêu. Luận văn tốt nghiệp đại học. Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ. 11 trang.

Phạm Văn Tình, 2004. Kỹ thuật sản xuất giống tôm sú chất lượng cao. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 75 trang.

Tacon A.J., 1987. The nutrition and feeding of farmed fish and shrimp. 1. The essential nutrients. Training Manual. Food and Agriculture Organization. Brasilia, Brazilpp. 73-84.

Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2003. Kỹ thuật nuôi tôm he chân trắng. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. 108 trang.

Tổng cục Thủy sản, 2013. Báo cáo đánh giá về hiện trạng nghề nuôi tôm nước lợ tại Việt Nam.

Tổng cục Thủy sản, 2014. Báo cáo kết quả nuôi tôm nước lợ 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2014.

Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2009. Nguyên lý và kỹ thuật nuôi tôm sú (Penaeus monodon). Nhà xuất bản Nông nghiệp. 203 trang.

Whetstone, J.M., G. D. Treece, C. L. B and Stokes, A. D. 2002. Opporrunities and Contrains in Marine Shrim Farming. Southern Regional Aquaculture Center (SRAC) publication No. 2600 USDA.