Lê Tấn Lợi * , Phạm Ra Băng Lý Trung Nguyên

* Tác giả liên hệ (ltloi@ctu.edu.vn)

Abstract

The objective of study was to evaluate the quality of honey harvested on the Acacia hybrid and Melaleuca cajuputi forest. Plots were designed for three sites and on each site, three different age levels was selected with three replications. The data were collected in both dry and wet seasons. The results showed that there was no significant difference among the three sites, except the Melaleuca cajuputi honey had light yellow and special taste of the Melaleuca cajuputi flower while the Acacia hybrid honey was of darker. In the dry season, the water content, saccharose sugar, and vitamin C in honey were not different among the three sites, but the content of HMF and solid insoluble at Acacia hybrid zone were higher than those of the Melaleuca cajuputi x Acacia hybrid zone and Melaleuca cajuputi zone. However, vitamin B1 and pH in the Acacia hybrid zone were lower than those in the Melaleuca cajuputi zone. In the rainy season, the content of pH, HMF, vitamin B1 and vitamin C in honey among the three zones were not significantly different. The water content and levels of free acid of the Acacia hybrid honey were lower than those of the Melaleuca cajuputi, but content of reducing sugar and solids insoluble were higher. Most of the indicators of honey quality in dry seasons were better than those of rainy seasons. In both seasons, the water content and levels of solid insoluble in water did not match the regulatory standards.
Keywords: Acacia hybrid trees, Melaleuca cajuputi trees, honey quality, U Minh Ha forest

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu nhằm so sánh, đánh giá chất lượng mật ong trên cây Keo lai và cây tràm. Lô thí nghiệm được bố trí trên 3 khu vực tương ứng với 3 cấp tuổi và được lặp lại 3 lần. Các mẫu được phân tích trong cả mùa mưa và mùa nắng. Đánh giá cảm quan cho thấy không khác biệt về màu sắc mật ong giữa ba khu vực, ngoại trừ mật ong tràm có màu vàng sáng và mùi vị đặc trưng hơn mật ong Keo lai, trong khi mật ong Keo lai có màu vàng tối hơn. Trong mùa nắng, hàm lượng nước, đường saccharose, vitamin C giữa ba khu vực không khác biệt nhưng hàm lượng HMF và chất rắn không tan trong nước của mật ong ở khu vực Keo lai cao hơn khu vực trung gian (Tràm x Keo lai) và tràm. Tuy nhiên, hàm lượng vitamin B1 và pH của mật ong Keo lai thấp hơn tràm. Trong mùa mưa, độ pH, HMF, vitamin B1 và vitamin C giữa ba khu vực không khác nhau. Mật ong Keo lai có hàm lượng nước và acid tự do thấp hơn tràm, ngược lại, hàm lượng đường khử và chất rắn không tan trong nước cao hơn. Đa số chỉ tiêu chất lượng mật ong mùa nắng tốt hơn mùa mưa. Tuy nhiên, trong cả hai mùa thì hàm lượng nước và chất rắn không tan trong nước đều không đạt tiêu chuẩn.
Từ khóa: cây Keo Lai, cây Tràm, chất lượng mật ong, rừng U Minh Hạ

Article Details

Tài liệu tham khảo

Đặng Hanh Khôi, 1984. Sơ chế và bảo quản sản phẩm của ong. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội. 104 trang.

Killion C.E, 1975. Producing various from of comb honey, In: E. Crane (Editors). Honey, a comprehensive survey. Heinemann. London. Chapter 11, pp 307.

Nguyễn Việt Trung, 2015. Đánh giá ảnh hưởng của việc trồng Keo lai đến tính chất đất và và thảm thực vật dưới tán rừng U Minh Hạ, Cà Mau. Luận văn tốt nghiệp Cao học ngành Quản lý đất đai. Trường Đại học Cần Thơ. Cần Thơ.

Nguyễn Việt Trung, 2015. Đánh giá ảnh hưởng của việc trồng Keo lai đến tính chất đất và thảm thực vật dưới tán rừng U Minh Hạ, Cà Mau. Luận văn tốt nghiệp Cao học ngành Quản lý đất đai. Trường Đại học Cần Thơ. Cần Thơ.

Tạ Thành Cấu, 1987. Các chất khai thác từ ong mật. Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh.