Mai Văn Nam * Nguyễn Quốc Nghi

* Tác giả liên hệ (mvnam@ctu.edu.vn)

Abstract

The study was conducted to assess the financial performance of salt workers who have been producing salt in the coastal areas of the Mekong Delta. Research data were collected from 375 salt workers by direct interviews in Ben Tre, Tra Vinh, Soc Trang and Bac Lieu provinces. The financial performance indicators and multivariate linear regression analysis were used in the study. The research results showed that (1) There was less financial performance from the traditional model of salt production where the majority was “profit on of one's own work”; (2) Profit of salt workers was affected by several factors such as production area, education level, labor cost and access to credit. In particular, labor cost was the factor that has a negative correlation with returns of salt production. Some recommendations were proposed to improve the efficiency of investment in the coastal for salt workers in the Mekong Delta.
Keywords: Financial performance, Mekong Delta, salt, salt woker

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả tài chính của diêm dân sản xuất muối ở vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Số liệu của nghiên cứu được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp 375 diêm dân ở 4 tỉnh: Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng và Bạc Liêu. Các chỉ số tài chính và phân tích hồi qui tuyến tính đa biến được sử dụng trong nghiên cứu, kết quả phân tích cho thấy: (1) Mô hình sản xuất muối của diêm dân đạt hiệu quả tài chính không cao, phần lớn diêm dân sản xuất muối theo phương thức “lấy công làm lời”; (2) Lợi nhuận của diêm dân bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: diện tích sản xuất, trình độ học vấn, chi phí lao động và khả năng tiếp cận tín dụng. Trong đó, chi phí lao động là yếu tố có sự tương quan nghịch với lợi nhuận sản xuất của diêm dân. Một số khuyến nghị đã được đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư cho diêm dân ở vùng ven biển ĐBSCL.
Từ khóa: hiệu quả tài chính, diêm dân, muối, đồng bằng Sông Cửu Long

Article Details

Tài liệu tham khảo

Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. NXB. Hồng Đức.

Huffman, W.E, 1977. Allocative efficiency: The role of human capital. Quarterly Journal of Economics, Vol. 91, pp. 59-79.

Mai Văn Nam, 2008. Giáo trình kinh tế lượng. NXB. Thống kê.

Yang, D.T., 2004. Education and allocative efficiency: household income growth during rural reforms in China. Journal of Development Economics, Vol. 74, pp.137– 162.