Lê Hồng Việt * , Phạm Thanh Vũ , Châu Minh Khôi , Hồ Minh Phúc Trần Văn Dũng

* Tác giả liên hệ (lhviet@nomail.com)

Abstract

Acid sulphate soil is a problem for agriculture. In particular, the impact of saltwater intrusion makes farming difficult, directly affecting the lives of farmers and sustainable economic development. This study was carried out in the low-lying areas located in the west of Hau Giang province to assess the adaptive potential of land use types for the acid, salt intrusion in dry season. The research collected soil and water samples for analyzing indicators of acidity and salinity. The results showed that acid sulphate soils in the study area mainly occur in shallow layer (0-50 cm); intruded saline water varied in salinity content and had different duration. The maximum salinity intrusion duration recorded was 3 months. Using the methods for land evaluation according to the FAO (1976) indicated that the study area could be divided into 5 areas with adaptive capacity from medium to low due to the effects of salt water and acidity. This study contribution was to support local authorities in identifying suitable cropping patterns to produce more efficiently, highly adapting to saltwater intrusion conditions.
Keywords: Acid suphate soils, salinity soils, land evaluation, salinity intrusion

Tóm tắt

Đất phèn có trở ngại lớn đối với canh tác nông nghiệp. Đặc biệt, tác động của xâm nhập mặn càng làm cho việc canh tác gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nông hộ và phát triển kinh tế bền vững. Nghiên cứu thực hiện tại vùng trũng phía Tây tỉnh Hậu Giang nhằm đánh giá tiềm năng thích nghi đất đai đối với các mô hình canh tác cho vùng chịu phèn, mặn mùa khô. Nghiên cứu đã thu mẫu đất, nước cho việc phân tích các chỉ tiêu phèn và mặn. Kết quả cho thấy, đất phèn trong vùng nghiên cứu chủ yếu xuất hiện ở tầng nông (0 - 50 cm); xâm nhiễm mặn của nước thay đổi tùy năm với độ mặn và thời gian mặn khác nhau, thời gian mặn dài nhất là 3 tháng. Kết quả đánh giá đất đai về mặt tự nhiên theo quy trình của FAO (1976) cho thấy khu vực nghiên cứu chia thành 5 vùng thích nghi và hầu hết thích nghi từ trung bình đến thấp do tác động của nước mặn và phèn. Kết quả nghiên cứu góp phần hỗ trợ chính quyền địa phương trong việc xác định mô hình canh tác phù hợp, đạt hiệu quả kinh tế trong điều kiện xâm nhập mặn.
Từ khóa: Đất mặn, đất phèn, đánh giá đất đai, xâm nhập mặn

Article Details

Tài liệu tham khảo

FAO, 1976. A Frameworkmfor land evaluation. Soil Bulletin 32, Rome, Italy.

Lê Quang Trí, 2010. Giáo trình đánh giá đất đai (Land Evaluation), Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. Cần Thơ. 163 trang.

Nguyễn Thị Song Bình, 2012. Hiệu quả kinh tế xã hội của các mô hình canh tác có triển vọng trên vùng đất phèn. Đề tài khoa học và công nghệ cấp trường. Đại học Cần Thơ.

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hậu Giang, 2013. Báo cáo điều chỉnh quy hoạch ngành Nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2006 - 2020.

UBND huyện Long Mỹ, 2012. Thống kê đất đai 2012.