NGUYEN THI HA MI * Võ Quang Minh

* Tác giả liên hệ (nthminomail@ctu.edu.vn)

Abstract

An Giang is one of the provinces with the highest rice production in the Mekong Delta and in the country. Every year, under the impact of floods, climate change and the warming of the earth's crust has significantly affected the situation of rice production in the province. Therefore, assessment the level of vulnerability to rice production under the impact of climate change needs to do to determine the vulnerability area of flooding, saltwater intrusion in the province. Based on Southern Irrigation Planning Institute`s the scenarios of sea level rise and the scenarios of saline intrusion to evaluate the vulnerability area on the current of the agricultural land use in province. Result of the study showed that: vulnerability of flooding, saltwater intrusion are shown on the map with the different levels of vulnerability for each climate change scenario. And vulnerability factors were partially or even a large area obstruct of rice farming in An Giang, the area of 02 rice crops, 03 rice crops in province has been affected differently in various climate change scenarios. These results are very important basis for local to adjust appropriately and timely in land use to deal with climate change.
Keywords: An Giang, climate change, flood, rice production, saline intrusion

Tóm tắt

An Giang là một trong những tỉnh có sản lượng lúa gạo nhiều nhất trong khu vực ĐBSCL và trong cả nước. Hằng năm, chịu sự ảnh hưởng của lũ, biến đổi khí hậu và ấm lên của vỏ trái đất đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất trên địa bàn nói riêng cũng như làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất của An Giang nói chung. Vì thế, đánh giá mức độ tổn thương đến sản xuất lúa dưới tác động của biến đổi khí hậu cần thực hiện để xác định vùng tổn thương về lũ lụt, xâm nhập mặn trong tỉnh. Dựa vào kịch bản nước biển dâng, kịch bản xâm nhập mặn của Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam để đánh giá vùng tổn thương trên hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh. Kết quả cho thấy: sự tổn thương về ngập lũ, xâm nhập mặn được thể hiện trên bản đồ với những mức độ khác nhau về tính tổn thương theo từng kịch bản biến đổi khí hậu. Và từ đó các yếu tố tổn thương đã gây cản trở một phần hoặc cả một vùng lớn trong canh tác lúa tỉnh An Giang, diện tích lúa 02 vụ, 03 vụ của tỉnh bị ảnh hưởng khác nhau ở những kịch bản biến đổi khí hậu khác nhau. Kết quả này là cơ sở quan trọng để tỉnh có những điều chỉnh thích hợp và kịp thời trong sử dụng đất ứng phó với biến đổi khí hậu.
Từ khóa: An Giang, biến đổi khí hậu, lũ lụt, sản xuất lúa, xâm nhập mặn

Article Details

Tài liệu tham khảo

Bouvet, A. et al., 2009. Monitoring of the rice cropping system in the Mekong delta using ENVISAT/ASAR dual polarization data. Geoscience and Remote Sensing, IEEE Transactions on 47(2): 517-526.

Dương Văn Khảm và ctv., 2007. “Sử dụng tư liệu viễn thám đa thời gian để đánh giá biến động chỉ số thực vật lớp phủ và một số phân tích về thời vụ và trạng thái sinh trưởng của cây lúa ở đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long”, Hội nghị khoa học Viện Khí tượng Thủy văn lần thứ 10, tr. 1-9.

Mai Hạnh Nguyên, 2012. Đánh giá tổng quát tác động của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên đất đai và các biện pháp ứng phó. Viện Nghiên cứu Quản lý đất đai.

START Vùng Đông Nam Á và Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu Dragon-Mekong, 2009. Dự đoán về những tác động của biến đổi khí hậu. Chương trình “Nghiên cứu biến đổi khí hậu vùng châu thổ Đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam”.

Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, 2007. Quyết định số 76/2007/QĐ-UBND ngày 21 tháng 11 năm 2007 về ban hành quy định về lịch thời vụ xuống giống lúa trên địa bàn tỉnh An Giang.