Nguyễn Lê Hoàng Yến * Nguyễn Bảo Trung

* Tác giả liên hệ (blhyen@nomail.com)

Abstract

This study aimed to evaluate the effects of Promin in Macrobrachium rosenbergii larva rearing according to the close water system. The experiment was arranged in random with completed designs include 3 treatments. Three replicate each with 2 factors: doses of Promin (extracted from earthworm???) was supplied into the food (0, 1, 2, 3 ml / kg of feed) and cycles for larvae feed supplemented with Promin (no feeding, feeding every day, every another day (one day interval), two day interval). The experimental results that, using Promin has contributed to make the stability and improve better for the environmental parameters. TAN and N-NO2- decreased and they were lower than the control treatment, N-NO3-levels increased but remained in the suitable range for the development of larvae. The larval molting occurs simultaneously when supplemented Promin 3ml/kg per day, which improve the average survival of larvae in this experiment was and to be highest (90 ± 0,48%), significant difference (p <0,05) compared to control treatment (55,9 ± 3,7%) and declining the development Vibrio sp. Thus, using Promin extracted from earthworm for larval food at the rate of 3ml/kg per day has contributed to improve the survival rate of larvae and increase efficiency in prawn hatchery.
Keywords: Macrobrachium rosenbergii, Promin, larva rearing, close water system

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của dịch trùn quế Promin trong ương ấu trùng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) theo qui trình nước trong kín. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần với 2 nhân tố: liều lượng dịch trùn bổ sung vào thức ăn (0, 1, 2, 3 ml/kg thức ăn) và chu kì cho ấu trùng ăn thức ăn có bổ sung dịch trùn (không cho ăn, mỗi ngày, cách 1 ngày, cách 2 ngày). Kết quả thí nghiệm cho thấy, dịch trùn quế khi được sử dụng đã góp phần làm cho các yếu tố môi trường ổn định và tốt hơn. Hàm lượng TAN và N-NO2- có khuynh hướng giảm và thấp hơn so với nghiệm thức đối chứng, hàm lượng N-NO3- tăng nhưng vẫn nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của ấu trùng. Sự lột xác của ấu trùng diễn ra đồng loạt hơn khi được sử dụng thức ăn có bổ sung dịch trùn quế Promin với liều lượng 3ml/kg thức ăn mỗi ngày, góp phần nâng cao tỷ lệ sống trung bình của ấu trùng ở nghiệm thức này là cao nhất (90,0 ± 0,48%), khác biệt rất có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức đối chứng (55,9 ± 3,7%) và hạn chế sự phát triển mật số vi khuẩn Vibrio sp. Như vậy, việc sử dụng thức ăn có bổ sung dịch trùn quế Promin với liều lượng 3 ml/kg thức ăn mỗi ngày đã góp phần nâng cao tỉ lệ sống ấu trùng và gia tăng hiệu quả trong sản xuất giống tôm càng xanh.
Từ khóa: Tôm càng xanh, Promin, ương Ấu trùng, qui trình nước trong kín

Article Details

Tài liệu tham khảo

Boyd, C.E and S. Zimmermann. 2000. Grow-out systems-water quality and soil management. In: New, M.B and W.C. Valenti (Eds). Freshwater prawn culture: the farming of Macrobrachium rosenbergii. Blackwell Science. P: 221-238.

Nguyễn Văn Minh, Dương Nhật Linh, Đan Duy Pháp, Lai Phong Mỹ Lệ, Lại Thị Minh Lê, Nguyễn Thị Hồng Phương, Phạm Hùng Vân, Nguyễn Văn Bảy, 2010. Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của dịch chiết trùn quế (Perionyx excavatus) đối với một số vi khuẩn gây bệnh cho động vật thủy sản. Hội nghị công nghệ sinh học thủy sản toàn quốc (Thành phố Hồ Chí Minh) 02/12/2010.

Nguyễn Văn Minh, Dương Nhật Linh, Đan Duy Pháp, Lai Phong Mỹ Lệ, Lại Thị Minh Lê, Nguyễn Thị Hồng Phương, Phạm Hùng Vân, Nguyễn Văn Bảy, 2010. Phân lập và sàng lọc một số vi khuẩn tiềm năng làm probiotic trong nuôi trồng thủy sản từ trùn quế (perionyx excavatus). Hội nghị công nghệ sinh học thủy sản toàn quốc (Thành phố Hồ Chí Minh) 02/12/2010.

Nguyễn Văn Minh, Dương Nhật Linh, Dư Ngọc Tuân, Nguyễn Văn Bảy, 2010. Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức tỷ lệ trùn quế (Perionyx excavatus) bổ sung vào khẩu phần ăn đến sự tăng trưởng và khả năng kháng bệnh trên tôm sú (Penaeus monodon) nuôi thương phẩm. Hội nghị công nghệ sinh học thủy sản toàn quốc (Thành phố Hồ Chí Minh) 02/12/2010.

Phan Thị Bích Trâm, Phạm Thị Quỳnh Trâm, Dương Thị Hương Giang, Hà Thanh Toàn, 2009. Nghiên cứu sử dụng bột đạm từ trùn quế (perionyx excavatus) làm thức ăn cho hậu ấu trùng tôm sú (Penaeus monodon). Tạp chí Khoa học 2009:11 9-17. Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ.

Valenti, W.C, and W.H. Daniels, (2000). Recirculation Hatchery systems and management. In New, M.B. and W.C. Valenti (Eds.), Freshwater Prawn Culture: The Farming of Macrobrachium rosenbergii. Blackwell Science. pp. 69-90.