Trương Hoàng Minh * , Trần Trọng Tân Trần Hoàng Tuấn

* Tác giả liên hệ (thminh@ctu.edu.vn)

Abstract

This study was carried out by direct interview 30 traditional rotation shrimp-rice farmers (TS) and 30 improved rotation shrimp-rice farmers (IS) in An Minh and An Bien districts, Kien Giang province. In addition, on farm trials were also conducted in 3 TS farms and 3 IS farms from January to May 2012. The survey results shown that average culture area and percentage of surrounding ditch in TS and IS were 2.72 ha/farm; 30.6% and 1.4 ha/farm; 26.4%, respectively. Water depth in IS and TS were 1.5 m and 1.23 m. Stocking density and survival rate in IS (6.7 ind./m2; 53.5%) were significantly higher (p<0.05) than ones in TS (2.18 ind./m2; 32.5%). Shrimp harvest size and yield of IS (32.5 g/ind.; 1,217 kg/ha/crop) higher than ones in TS (30.4 g/ind.; 232 kg/ha/crop). Profit of TS (VND 18.9 million/ha/crop) was lower 3.4 times than ones in IS. Cost benefit ratio of TS was higher than ones in IS. The trial results shown stocking density, shrimp harvest size and yield were significantly different between two farming systems, i.e. 2.5 ind./m2; 32.8 g/ind.; 267 kg/ha/crop in TS and 6.5 ind./m2; 32.8 g/ind.; 1,164 kg/ha/crop in IS. Profit of IS was higher than ones fromTS. In addition, influent factors in the yield and profit of two farming systems were also analyzed in this study.
Keywords: Shrimp-rice, Penaeus monodon, traditional farm, improved farm, technical and cost-benefit analysis

Tóm tắt

Nghiên cứu này đã được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp 30 hộ nuôi tôm-lúa luân canh truyền thống (TT) và 30 hộ nuôi tôm-lúa luân canh cải tiến (CT) ở huyện An Minh và An Biên, tỉnh Kiên Giang (KG). Ngoài ra, thực nghiệm cũng đã được thực hiện tại 3 ruộng nuôi tôm truyền thống (TN-TT) và 3 ruộng nuôi tôm cải tiến (TN-CT) từ tháng 01-05/2012. (1) Kết quả điều tra cho thấy, diện tích nuôi và tỉ lệ mương bao của mô hình TT và CT tương ứng là 2,72 ha/mô hình; 30,6% và 1,4 ha/mô hình; 26,4%. Độ sâu mực nước ở mô hình CT là 1,5 m và TT là 1,23 m. Mật độ và tỉ lệ sống tôm ở CT (6,7 con/m2; 53,5%) cao hơn so với TT (2,18 con/m2; 32,5%) (p<0,05). Kích cỡ thu hoạch và năng suất tôm ở mô hình CT (32,5 g/con; 1.217 kg/ha/vụ) cao hơn đáng kể so với mô hình TT (30,4 g/con; 232 kg/ha/vụ). Lợi nhuận ở mô hình TT (18,9 tr.đồng/ha/vụ) thấp hơn 3,4 lần so với mô hình CT. Tỉ suất lợi nhuận của mô hình TT cao hơn mô hình CT. (2) Kết quả thực nghiệm cho thấy, mật độ, kích cỡ tôm thu hoạch và năng suất của 2 mô hình khác biệt đáng kể lần lượt là: 2,5 con/m2; 32,8 g/con; 267 kg/ha/vụ (TN-TT) và 6,5 con/m2; 32,8 g/con; 1.164 kg/ha/vụ (TN-CT). Lợi nhuận ở TN-CT cao hơn so với TN-TT. Ngoài ra, các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của 2 mô hình cũng được
phân tích trong nghiên cứu này.
Từ khóa: Tôm sú-lúa, Penaeus monodon, truyền thống, cải tiến, kỹ thuật và phân tích chi phí-lợi Ích

Article Details

Tài liệu tham khảo

Barg V.C., 1992. Guidelines for the Promotion of Environmental Management of Coastal Aquaculture Development. FAO Fisheries Technical Paper No. 328. FAO, Rome.

Bộ NN & PTNT, 2009. Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.

Boyd, C.E., 2010. Water temperature in aquaculture. Global aquaculture advocate.

Lê Cảnh Dũng, 2012. Tác động của trồng lúa đến nuôi tôm từ các chỉ số kinh tế trong hệ thống lúa-tôm vùng ven biển đồng bằng sông cửu Long. Tạp chí Khoa học-Trường Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Sỹ Minh, 2012. Đánh giá hiệu quả sản xuất của các mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng thâm canh ở Kiên Giang. Luận văn cao học, Ngành Nuôi trồng Thủy sản, Khoa Thủy sản- Trường Đại học Cần Thơ.

Phòng NN & PTNT huyện An Minh, 2010. Báo cáo tổng kết sản xuất Nông-Lâm-Ngư nghiệp.

Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang, 2010. Kết quả Nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2006-2010.

Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Kiên Giang, 2009. Báo cáo: Kết quả thực hiện mô hình nuôi tôm sú (Penaeus monodon) QCCT (Tôm- lúa luân canh) năm 2009.

Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2009. Nguyên lý và kỹ thuật nuôi tôm sú (Penaeus monodon). NXB Nông nghiệp.

Truong Hoang Minh, Christopher J. Jackson, Tran Thi Tuyet Hoa, Le Bao Ngoc, Nigel Preston and Nguyen Thanh Phuong, 2003. Growth and survival of Penaeus monodon in relation to the physical conditions in rice–shrimp ponds in the Mekong Delta. Rice-Shrimp farming in the Mekong Delta: Biophysial and socioeconomic issues. ACAR Technicual Report 52e, 27-34.

Viện Nghiên cứu NTTS II, 2011. Số liệu thống kê qua các năm.

Võ Văn Bé, 2007. Điều tra hiệu quả nuôi tôm sú (Penaeus monodon) rải vụ ở tỉnh Sóc Trăng. Luận văn cao học- Trường Đại học Cần Thơ.Trang 79.