Võ Hồng Tú * Nguyễn Thùy Trang

* Tác giả liên hệ (vhtu@ctu.edu.vn)

Abstract

Gender equality is one out of the important goals that many countries over the world have been pursuing for last years, in which includes Vietnam. Although this aspect?s importance was recognized, the real state and implementing performance of gender equality are still facing difficulties, especially in rural areas where Khmer people are living in. However, still lack of research relating to this area has been conducted. These are the reasons why the research was implemented to provide answers to three following objectives: (1) investigating the status of gender equality in aspects of economic, social, health, education,? (2) investigating the status of task allocation according to three gender roles and (3) suggesting solutions for better situation of gender equality. PRA (KIP and focus group discussion) and household survey have been applied to collect data. Study results show that the gender equality?s situation is quite good, women contribute about 58% of total household? income, women approach better in education opportunities than men, both men and women participate in resource management. Regarding to activity allocation, women spend 1.5 hours more than men.
Keywords: Gender equality, gender roles, production role and reproduction role

Tóm tắt

Bình đẳng giới (BĐG) là một trong những mục tiêu quan trọng mà các nước trên thế giới đã và đang đeo đuổi trong thời gian qua, kể cả Việt Nam. Mặc dù vấn đề này đã được nhận ra là rất quan trọng nhưng tình hình BĐG và thực thi BĐG vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt là khu vực nông thôn có đồng bào dân tộc Khmer. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn rất ít nghiên cứu về lĩnh vực này. Đó chính là những lý do nghiên cứu được thực hiện với ba mục tiêu cụ thể sau: (1) tìm hiểu thực trạng BĐG trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, y tế, giáo dục,?; (2) thực trạng phân công lao động trong gia đình theo ba vai trò giới và (3) các giải pháp thúc đẩy BĐG. Phương pháp PRA (KIP và thảo luận nhóm) và điều tra hộ đã được sử dụng để thu thập số liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy thực trạng BĐG là tương đối tốt, phụ nữ đóng góp khoảng 58% tổng thu nhập, tiếp cận giáo dục của phụ nữ có khuynh hướng cao hơn nam, tiếp cận và kiểm soát nguồn lực có sự tham gia của cả hai giới. Về phân công lao động cho thấy tổng thời gian làm việc trong ngày của nữ nhiều hơn khoảng 1.5 giờ so với nam giới.
Từ khóa: Bình đẳng giới, vai trò giới, vai trò sản xuất và vai trò tái sản xuất

Article Details

Tài liệu tham khảo

Ban thường vụ huyện ủy Mỹ Tú, 2012. Báo cáo sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Ủy ban Nhân dân huyện Mỹ Tú.

Nguyễn Thùy Trang, 2009. Thực trạng BĐG và vai trò của phụ nữ tại xã Phong Thạnh Đông A. Tiểu luận Môn học Hoạt động Thực tiễn, Viện NC PTĐBSCL

Tạp chí Cộng sản Điện tử (2011). Nâng cao tỷ lệ nữ trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Xay-dung-nha-nuoc-phap-quyen/2011/12017/Nang-cao-ty-le-nu-trong-Quoc-hoi-va-Hoi-dong-nhan.aspx, ngày truy cập: 21/11/2012

Trần Hoàng Anh, 2010. Phân tích vai trò của phụ nữ trong nông nghiệp và nông thôn ở huyện Phong Điền Thành phố Cần Thơ. Luận văn đại học. Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL. Trường Đại học Cần Thơ.

Trần Thị Quế, 2008. Những khái niệm cơ bản về giới và vấn đề giới ở Việt Nam. Trung tâm Nghiên cứu giới, Môi trường và Phát triển bền vững.

Trần Văn Thanh, 2011. “Vì sự tiến bộ của phụ nữ” năm 2011 và phương hướng nhiệm vụ năm 2012. Ban vì sự tiến bộ phụ nữ, UBND huyện Mỹ Tú.

Văn phòng UBND tỉnh Sóc Trăng, 2011. Báo cáo kinh tế - xã hội năm 2011 và định hướng năm 2012. UBND tỉnh Sóc Trăng.

Văn phòng UBND tỉnh Kiên Giang, 2011. Báo cáo kinh tế xã hội năm 2011 và định hướng năm 2012. UBND tỉnh Kiên Giang.