Lê Văn Hòa * , Nguyễn Phúc Hảo Võ Công Thành

* Tác giả liên hệ (lvhoa@ctu.edu.vn)

Abstract

Starting from the need for aromatic rice varieties, high yield, good quality in order to diversify sources of high quality seeds for the Mekong Delta. TP9 rice varieties were bred from the combination of hybrid rice varieties KhaoDawkmali x Amaroo and have short growing period (80-82 days) and quality (protein 7.2%, 17.3% low amylose) was crossed with the same Jasmine rice, yield TP5 (Jasmine-85 x Amaroo). The cross was made in 2009. In F5 generation (F5 plants, seeds F6) lines were selected as aromatic rice, high yield potential, good quality and pure (selected by means of SDS-PAGE protein, check the aromatic 1.7% KOH method and analysis based on the quality of biochemical methods). THL-13-02-09 lines produced the highest potential yield (6.7 tons / ha, for DX), with high protein content (12.8%), low amylose (17, 5%), long graing (8.3 mm, with expression relatively pest resistance and stable aroma.
Keywords: aromatic rice, Jasmine 85

Tóm tắt

Xuất phát từ nhu cầu cần có những giống lúa thơm, năng suất cao, phẩm chất tốt nhằm đa dạng thêm nguồn giống chất lượng cao cho vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Giống lúa TP9 được chọn tạo từ tổ hợp lai KhaoDawkmali x Amaroo có thời gian sinh trưởng ngắn (80-82 ngày) và phẩm chất tốt (protein 7,2%; amylose thấp 17,3%) được lai tạo với giống lúa thơm, năng suất TP5 (Jasmine-85 x Amaroo). Tổ hợp lai đã được thực hiện trong năm 2009. Kết quả đạt đuợc đến thế hệ F5 (cây F5, hạt F6) chọn lọc được 2 dòng lúa thơm, có tiềm năng năng suất cao, phẩm chất tốt và thuần (chọn lọc bằng phương pháp SDS-PAGE protein, kiểm tra tính thơm bằng phương pháp KOH 1,7% và phân tích phẩm chất dựa trên các phương pháp sinh hóa). Trong đó dòng thuần THL-13-02-09 có tiềm năng năng suất cao nhất (6,7 tấn/ha, vụ ĐX), đồng thời cũng có hàm lượng protein cao (12,8%), amylose thấp (17,5%), hạt gạo rất dài (8,3 mm), có biểu hiện chống chịu sâu bệnh khá và có mùi thơm ổn định.
Từ khóa: SDS-PAGE, lúa thơm, Jasmine 85

Article Details

Tài liệu tham khảo

BÙI CHÍ BỬU và NGUYỄN THỊ LANG, 2000. Di truyền phân tử. Những nguyên tắc cơ bản trong chọn giống cây trồng. NXBNông Nghiệp THHCM

BÙI CHÍ BỬU và NGUYỄN THỊ LANG, 2000. Một số vấn đề cần biết về gạo xuất khẩu. Viện lúa đồng bằng song Cửu Long.

CAGAMPANG, G.B. and F.M. RODRIGUEZ, 1980. Method of analysis for screening crops of appropriate qualities. Institute of Pland breeding. University of the Philippin and Los Banos. P8-9.

LÊ DOÃN DIÊN và ctv, 1997. Nghiên cứu chất lượng lúa gạo ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu Khoa học Công nghệ Nông nghiệp (1994-1995). NXB Nông Nghiệp Hà Nội. Trang 75-78

LÊ NGUYỆT ÁNH, 2005. Đánh giá chất lượng gạo thơm tại vùng đồng bằng sông Cửu Long. Luận văn tốt nghiệp. 50 trang

LÊ XUÂN THÁI, 2003. So sánh và đánh giá tính ổn định năng suất và phẩm chất gạo của 8 giống lúa cao sản ở Đồng bằng sông Cửu Long. Luận án Thạc sĩ. Đại Học Cần Thơ, 90 trang

NGUYỄN THỊ MỸ PHƯƠNG, 2006. So sánh năng suất và phẩm chất gạo của 10 giống/dòng lứa thơm vụ Thu Đông năm 2004 tại Huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Luận văn tốt nghiệp. 55 trang.

P.R. JENNING, W.R. COFFMAN VÀ H.E. KAUFFMAN, 1979. Cải tiến giống lúa. Viện Nghiên Cứu Lúa Gạo Quốc Tế, Đại học Cần Thơ. Trang 31-55, Trang 103-110.

QUAN THỊ ÁI LIÊN, 2006. Xác định dấu phân tử protêin tương quan đến mùi thơm bằng kỹ thuật điện di protein SDS-PAGE. Kỷ yếu Hội nghị Nông-Lâm-Ngư toàn quốc lần thứ 3.

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM, 2001. Trang 104-104

TRẦN MINH BẰNG, 2004. Buớc đầu tìm dấu phân tử liên kết tính thơm của tập đoàn giống lúa thơm trường Đại học Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp. Trang 7-10