Le Ngoc Hoa *

* Corresponding author (lnhoa@ctu.edu.vn)

Abstract

To write a describing essay satisfying the standard of a full-constituted entity, primary students must have many necessary skills: defining requirements of title, observing to look for ideals, make outline, writing paragraphs, linking paragraphs each other... Gathering and arranging ideals are important skills and not easy for most of children. If primary children do not know how to make outline for a describing essay, they will create a messy essay, lack of duplicate. At the present, in teaching at primary level, mind map is used as a useful tool to gather and deploy ideas effectively in writing process. This paper described the experiment which aimed to train grade-five students of Vietnamese ? American school (Can Tho city) to using mind map in building the ideas of descriptive essay. The methods such as experiment teaching, observing class, quantitative and qualitative analysis were used to collect primary students? learning products. The experiment initially demonstrated that mind map is an effective look helping students study well descriptive essay. Besides, if being guided logically, primary children not only develop skills of collecting and deploying ideals but also develop their associated and imaginative ability.
Keywords: Mind map in teaching at primary level, descriptive essay, making outline for descriptive essays, gathering and deploying ideals

Tóm tắt

Để viết được một bài văn miêu tả hoàn chỉnh, học sinh (HS) cần có rất nhiều kĩ năng cần thiết: xác định các yêu cầu của tiêu đề, quan sát để tìm ý tưởng, phác thảo, viết đoạn văn, liên kết đoạn với nhau? Thu thập và sắp xếp ý tưởng là những kỹ năng quan trọng và không dễ dàng đối với hầu hết HS. Nếu không biết cách lập dàn ý, bài văn của các em sẽ trở nên lộn xộn, thiếu ý, lặp ý? Hiện nay, ở trường tiểu học, sơ đồ tư duy (SĐTD) được sử dụng như một công cụ dùng để tập hợp và triển khai ý một cách hiệu quả. Bài nghiên cứu này mô tả lại quá trình thực nghiệm sư phạm với mục tiêu rèn luyện cho HS lớp 5 ? trường Phổ thông Việt Mỹ - Cần Thơ kĩ năng sử dụng SĐTD trong lập dàn ý cho bài văn thuộc thể loại miêu tả. Quá trình thực nghiệm sử dụng các phương pháp như dạy thực nghiệm trên HS; quan sát lớp học; phương pháp phân tích định tính và định lượng. Thực nghiệm bước đầu đã chứng minh: HS sử dụng SĐTD trong tìm ý và lập dàn ý khi làm văn miêu tả không chỉ tạo tiền đề tốt cho khâu viết bài mà khả năng liên tưởng, tưởng tượng của các em cũng được rèn luyện và phát triển. 
Từ khóa: Sơ đồ tư duy trong dạy học Ở tiểu học, thể loại văn miêu tả, lập dàn Ý cho bài văn miêu tả, thu thập và triển khai Ý trong viết văn miêu tả

Article Details

References

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 (tập 1 và 2), Nxb GD.

Edward de Bono (2005), Dạy trẻ phương pháp tư duy, Nxb Văn hóa Thông tin.

Tony & Barry Buzan, Lê Huy Lâm biên dịch (2008), The mind map book - Sơ đồ tư duy, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

Tony Buzan (2007), Sơ đồ tư duy trong công việc, NXB Lao động - Xã hội.

Trần Đình Châu, Sử dụng sơ đồ tư duy - một biện pháp hiệu quả hỗ trợ học sinh học tập môn Toán, Tạp chí Giáo dục, kì 2 - Tháng 9/2009.

Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy (2009), Sử dụng sơ đồ tư duy góp phần tích cực hoá hoạt động học tập của HS, Tạp chí Khoa học giáo dục.

Phan Trọng Ngọ (chủ biên), Nguyễn Đức Hưởng (2003), Các lý thuyết phát triển tâm lý người, Nxb Đại học Sư phạm.

Phan Trọng Ngọ (chủ biên), Dương Diệu Hoa, Nguyễn Thị Mùi (2000), Tâm lý học hoạt động và khả năng vận dụng vào lĩnh vực dạy học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

Nguyễn Huy Tú (1996), Tâm lý học sáng tạo, Nxb ĐHSP.