Do Thi Ha Tho *

* Corresponding author (dththo@ctu.edu.vn)

Abstract

Education in traditional feudal society in Vietnam combines two forms: folk education and government-state education from the fact that a survey of documents of village regulation Chinese characters in 17th - 18th centuries of Vietnam shows that education is very focused in the village. The village was given a lot of favor and created all conditions for all children to study and achieve. Those achievers are not only honored by the villagers in the place of office but also considered a source of glory for the family and the homeland. The article's research results provide a comprehensive view of the learning promotion activities of Vietnamese villages at an eventful period in the country's history, having trained the famous Confucian masters and save history books. These study promotion activities help contemporary people to have a basis for “study the past and thinking the present” the village's position, role, and educational methods for the “education and training of people” in the 4.0 era.

Keywords: Folk education, study promotion, study promotion activities, the 17th - 18th centuries, village regulation

Tóm tắt

Việc giáo dục trong xã hội phong kiến truyền thống Việt Nam kết hợp hai hình thức: Giáo dục dân gian và giáo dục nhà nước. Thực tế khảo sát tư liệu hương ước chữ Hán thế kỷ XVII - XVIII của Việt Nam cho thấy, nền giáo dục rất được chú trọng ở cấp làng xã. Làng xã dành nhiều ưu ái và tạo mọi điều kiện để tất cả con em trong làng có thể học hành và đạt thành tựu. Người đỗ đạt không những được dân làng dựng bia vinh danh thiết trí ở nơi văn chỉ mà còn được coi là nguồn nguyên khí làm rạng danh cho cả dòng họ và quê hương. Kết quả nghiên cứu của bài viết cung cấp một cách nhìn toàn diện về hoạt động khuyến học của làng xã Việt Nam vào giai đoạn đầy biến cố trong lịch sử nước nhà, đã đào tạo nên những bậc túc Nho lưu danh cùng sử sách. Những hoạt động khuyến học này giúp người đương đại có cơ sở để “nghiệm cổ suy kim” về vị trí, vai trò của làng xã đối với công cuộc “thụ nhân” thời đại 4.0.

Từ khóa: Giáo dục làng xã, hoạt động khuyến học, hương ước, khuyến học, thế kỷ XVII - XVIII

Article Details

References

Nhí, N.T (chủ biên). (2010). Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội: Tuyển tập hương ước tục lệ. Nhà xuất bản Hà Nội.

Thuân, Đ.K (chủ biên). (2006). Tục lệ cổ truyền làng xã Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.

Thơ, Đ.T.H. (2021). Nghiên cứu văn bản hương ước Choson thế kỷ XVII - XVIII và so sánh với văn bản hương ước Việt Nam cùng thời kỳ. Nhà xuất bản Văn học.

Tiết, L.Đ. (1998). Về hương ước lệ làng. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Hà Nội.

Viễn, Đ.V. (2018). Khuyến học ở làng xã Ninh Bình qua hương ước cổ. Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, 408, 25 - 27.

Đồng Thủy xã tục lệ (Hà Nam), Vĩnh Thịnh thứ 1 (1705), AF.a10/33.

Hậu Trạch xã tục lệ (Sơn Tây), Quang Trung thứ 2 (1789), AF. a6/25

Nguyên Xá xã tục lệ (Thái Bình), Cảnh Hưng thứ 16 (1755), AF. a5/51.

Phất Lộc xã tục lệ (Thái Bình), Bảo Thái thứ 7 (1726), AF. a5/14.