Le Viet Dung * , Nguyen Phuoc Dang and Vo Cong Thanh

* Corresponding author (lvdung@ctu.edu.vn)

Abstract

Bay Nui area of An Giang province has many delicious native rice varieties that have been preserved and inherited, notably the Nang Nhen rice variety, a traditional aromatic rice variety that has been associated for hundreds of years with the local Khmer people in Bay Nui region. Nang Nhen aromatic rice is not only a famous specialty rice because of its good rice quality and pleasant aroma, but it is only suitable for production in the field of Bay Nui region of Tri Ton and Tinh Bien districts. However, the Nang Nhen variety in the production is degenerating, the restoration of the Nang Nhen rice is carried out to maintain the good quality and yield characteristics of this variety. Three promising strains were selected with short growth duration and good quality, low amylose, with high yielding. In addition to traditional cultivation techniques, researching the planting season and applying supplemented with microbiological organic fertilizers achieves 5.51 tons/ha compared to traditional methods only have 4.59 tons / ha. Caring, harvesting and preserving fragrant Nang Nhen rice varieties in the right process is not only to keep the yield stable but also to maintain the characteristic aroma of the rice for a long time.
Keywords: Cultivation procedure, fragrant rice, Nang Nhen

Tóm tắt

Vùng Bảy Núi tỉnh An Giang có nhiều giống lúa bản địa ngon cơm đã được lưu giữ và truyền thừa, tiêu biểu phải kể đến là lúa Nàng Nhen là giống lúa mùa thơm cổ truyền gắn liền từ hàng trăm nay với người dân Khmer. Giống lúa Nàng Nhen thơm không chỉ là giống lúa đặc sản nổi tiếng bởi phẩm chất gạo ngon và hương thơm đặc trưng dễ chịu mà giống lúa này chỉ thích hợp sản xuất với đất ruộng vùng Bảy Núi, thuộc hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Tuy nhiên, giống Nàng Nhen trong sản xuất đang thoái hóa, công tác phục tráng giống lúa Nàng Nhen được thực hiện nhằm duy trì các đặc tính tốt về chất lượng cũng như có năng suất của giống lúa này. Ba dòng ưu tú đã được tuyển chọn có thời gian sinh trưởng ngắn, phẩm chất tốt, hàm lượng amylose thấp, có tiềm năng năng suất. Bên cạnh các kỹ thuật canh tác truyền thống, việc nghiên cứu thời vụ gieo cấy và ứng dụng kỹ thuật canh tác có bổ sung phân hữu cơ vi sinh giúp gia tăng năng suất đạt 5,51 tấn/ha so với cách canh tác truyền thống chỉ đạt 4,59 tấn/ha. Chăm sóc, thu hoạch và bảo quản đối với giống lúa Nàng Nhen thơm đúng quy trình không những giúp giữ năng suất ổn định mà còn để duy trì mùi thơm đặc trưng của hạt gạo được lâu dài.
Từ khóa: Lúa thơm, Nàng Nhen, Quy trình canh tác

Article Details

References

Hình 1: Các bước canh tác lúa Nàng Nhen thơm vùng Bảy núi Tỉnh An Giang

Thời vụ gieo trồng

Lúa Nàng Nhen thơm thuộc nhóm lúa mùa chịu ảnh hưởng mạnh bởi quang kỳ nên việc bố trí mùa vụ sao cho cây lúa có đủ thời gian sinh trưởng và cảm ứng quang kỳ ngày ngắn để kích thích ra hoa mà không kéo dài thời gian sinh trưởng. Tại vùng Bảy Núi, thời vụ thích hợp cho giống nàng Nhen là vụ mùa. Lúa cấy thì thời gian bắt đầu làm mạ là giữa 7 và thu hoạch vào cuối tháng 12, đây là thời gian cho năng suất và chất lượng lúa tốt nhất. Vào nửa cuối tháng 7, đã vào mùa mưa, mưa bắt đầu thường xuyên và đều nên mạ non không bị ảnh hưởng bởi thời tiết khô hạn tránh thất thoát do chết mạ. Tuy nhiên trong trường hợp mưa lớn kéo dài gây thất thoát cần chuẩn bị mạ để cấy dặm bổ sung.

Hình 2: Lịch thời vụ canh tác giống lúa Nàng Nhen thơm

Chuẩn bị đất - Vệ sinh đồng ruộng

Chuẩn bị đất: khâu làm đất rất quan trọng trong quy trình sản xuất lúa, ruộng được cày sau đó được bừa nhuyễn và trục trạc cho bằng phẳng từ 3-5 lần. Đất trước khi xuống giống phải đảm bảo tơi xốp, bằng phẳng giúp cây lúa phát triển tốt, giảm chi phí bơm nước mà còn tiêu diệt mầm bệnh, hạn chế cỏ dại, lúa cỏ, lúa nền, cũng như diệt các tác nhân gây hại khác, ốc bươu vàng, cua, chuột.

Trongsản xuất lúa Nàng Nhen theo hướng hữu cơ, công tác quan trọng khi làmđất, sau khi cày và bắt đầu bừa đất cho nhuyễn phải bón400 kg/ha phân hữu cơ (phân bò đã hoai) đặc biệt phảikết hợp thêm 200 kg/ha phân hữu cơ vi sinh. Phân hữu cơ vi sinh có thành phầnnhư sau: hữu cơ 18%, Nts 2%, P2O5dt 2%, K2Odt 1%, CaO 0,05%, MgO 0,15%, B 300 ppm, Zn 500 ppm, Cu 300 ppm, độ ẩm 30%. Nấm đối kháng Trichoderma sp 1 x 106 Cfu/ gam, trước cây trục. Việc áp dụng phân hữu cơ và hữu cơ vi sinh là điểm mới so với quy trình truyền thống của người canh tác tại địa phương. Việc bón phân hữu cơ vào đất giúptạo một lớp tơi xốp khá dày trên tầng đất mặt nhờ vậy rễ lúa hấp thụ dưỡng chất tốt hơn trong tầng canh tác 15-20 cm, hạn chế mưa lớn gây rửa trôi phân và các dưỡng chất.Như vậy sử dụng phân hữu cơ vi sinh giúp cung cấp thêm một số nguyên tố vi lượng cho cây cũng như giúp phân giải các chất hữu cơ trong đất nhờ nấm Trichoderma.

Đánh rãnh thoát nước để chủ động trong khâu quản lý nước (thoát nước nếu cần). Nếu đất phèn cần tiến hành rửa phèn tự nhiên nhờ mưa hoặc nếu mưa trễ cần tiến hành bơm nước theo dõi phèn trong nước pH khoảng 4.5 – 5 thì tháo bỏ phèn ra để chuẩn bị sạ đúng lịch thời vụ, cày, trục, san bằng mặt ruộng, đảm bảo giữ nước trên ruộng để ém phèn.

Hình 3: Dùng bò làm đất theo phương pháp truyền thống người nông dân vùng Bảy Núi tỉnh An Giang

Chuẩn bị hạt giống

Chọn và gieo trồng hạt giống tốt là yếu tố quan trọng đầu tiên để có được cây lúa khỏe. Chọn lọc hạt giống và xử lý đúng kỹ thuật từ vụ mùa năm trước. Đối với nông dân không tự sản xuất hạt giống, cần chọn mua hạt giống tại những nơi sản xuất giống có uy tín trong vùng, riêng những nông dân tự sản xuất giống để canh tác cần phải tuân thủ đúng theo quy trình kỹ thuật sản xuất và bảo quản. Hạt giống được chọn phải đảm bảo các tiêu chí: hạt khô, sạch, mẩy chắc, đạt độ thuần, đúng giống, đồng nhất về kích cỡ không bị lẫn hạt giống khác, không lẫn hạt cỏ, tạp chất, không lem lép và không bị dị dạng. Hạt giống Nàng Nhen thơm thuộc nhóm trung bình chiều dài hạt đạt khoảng 5,6-6,0 mm, khối lượng 1.000 hạt khoảng 17-18 g. Hạt không bị côn trùng sâu bệnh phá hoại, không mang mầm bệnh. Tỷ lệ nảy mầm đạt 85% trở lên.

Quy trình làm mạ

Ngâm ủ hạt giống

Công việc đầu tiên là thử tỷ lệ nảy mầm trước khi ngâm ủ. Khi hạt đạt tỷ lệ nảy mầm

Ngâm hạt giống: trước khi ngâm giống, nếu có điều kiện có thể phơi giống lại 1 nắng nhẹ. Ngâm lúa vào nước hoặc nước muối 15% (15 kg muối + 100 lít nước /100 kg giống /10 phút) để loại bỏ hạt lép lững và xả lại bằng nước sạch. Sau đó ngâm giống trong nước ấm khoảng 54oC (ba sôi hai lạnh). Đối với hạt giống mới thu hoạch cần phải xử lý miên trạng với acid nitric 0,2% ngâm giống trong 24 giờ rồingâm hạt giống trong môi trường nước sạch 24-36 giờ, sau đó rửa sạch mùi chua, chất nhờn của hạt lúa trước khi đem ủtrong các bao khoảng 24 giờ cho hạt nứt nanh đều là được và đem sạ trên nền mạ. Mạ có thể làm trực tiếp trên đất ruộng hoặc làm trên nền đất.

Làm mạ

Làm trực tiếp trên đất ruộng

Diện tích gieo mạ bằng khoảng 1/15 - 1/20 diện tích ruộng cấy.với lượng giống cần thiết cho 1.000 m2diện tích mạ là 7 - 10 kg. Đất gieo mạ là đất màu mỡ, phòng chống được các điều kiện bất thuận lợi. Tốt nhất là trên nền đất mà vụ trước không cấy lúa, nền đất phải bằng phẳng, tơi xốp, có rãnh thoát nước, để giữ lượng nước vừa phải xâm xấp mặt ruộng. Trước khi nhổ mạ 3 - 5 ngày cần bón 3-4 kg Urê cho mỗi 1.000 m 2 để dễ nhổ mạ và cây lúa mau ra rễ. Để đảm bảo độ thuần của mạ cần kiểm tra ruộng mạ để khử các cây mạ khác dạng, bằng cách quan sát màu sắc gốc mạ. Bên cạnh đó trong quá trình phát triển mạ phải được chăm sóc cẩn thận như bón phân, phòng trừ sâu bệnh để đảm bảo không thiếu mạ khi cấy.

+ Làm trên nền đất sân

Vật liệu để làm nền mạ gồmmụn xơ dừa, tro trấu, bùn aovới tỷ lệ phối trộn 1:1:1nhằmđảm bảo giữ được độ ẩm cho mạ phát triển.

Chuẩn bị sân mạ: trải cao su trên nền cần làm mạ (diện tích mạ 5m2đủ để cấy 1.000 m2), trộn đêu tất cả hổn hợp đã chuẩn bị ở trên, sau đó dùng thước nhôm cán phẳng bề mặt giá thể đã cho vào lô trước đó (sao cho độ dày của giá thể khoảng 3cm).

* Chú ý:

Phải giữ đủ nước để mạ phát triển tốt trong suốt quá trình làm mạ.

Trong thời tiết nắng hạn hay mưa nhiều nên che chắn lô mạ nhằm giảm hạn chế thoát hơi nước do nắng và mưa rơi trực tiếp lên lô mạ làm trôi hạt giống hay tình trạng úng nước thường gặp trong kỹ thuật làm mạ sân. Sau 6-7 ngày làm mạ,.có thể pha loãng lượng nhỏ phân Urê(20 g Urêcho 5 lít nước) tưới đều trên lô mạ để bổ sung dinh dưỡng cho lô mạ lần 1. Khi tuổi mạ được 14 ngày tiếp tục bổ sung dinh dưỡng cho lô mạ như lần 1. Đến khi mạ được 21 ngày sau khi gieo (mạ phát triển tốt có từ 4-4,5 lá) thì tiến hành nhổ mạ bó lại để vận chuyển đến ruộng.

* Tuổi mạ khi cấy: đối với mạ trên đất ruộng thường được nhổ cấy vào 35-40 ngày tuổi, riêng mạ sân phải được nhổ cấy vào 21 ngày tuổi. Mạ sau khi nhổ thường được cột lại thành bó để nơi mát 1-2 ngày mới cấy.

Mật độ cấy

Sau khi đất được trục tơi và bằng phẳng trước đó 10-15 ngày và mạ đã được nhổ trước 1-2 ngày thì tiến hành cấy mạ ra ruộng với mỗi bụi là hai ba tép, bước cấy là 25 x 25 cm hoặc 25 x 30 cm tùy vào tính chất của mỗi lô đất tốt hay xấu và khả năng giữ nước trên ruộng.

Chăm sóc và quản lý ruộng

* Quản lý nước tưới: Cần đảm bảo chế độ nước trong ruộng một cách hợp lý. Trong trường hợp gặp mưa lớn kéo dài cần rút nước ra sớm để tránh ngập ở giai đoạn cây con nên duy trì mức nước < 5 cm. Khi cây lúa vào giai đoạn đâm chồi đẻ nhánh phải giữ mực nước ruộng trên 20 cm nhất là ở cuối giai đoạn đẻ nhánh để hạn chế nhánh vô hiệu. Duy trì mực nước 5-10 cm vào thời kỳ làm đòng đến chín sữa. Chất lượng gạo lúa Nàng Nhen là đặc trưng ngon cơm của giống, do đó khi canh tác cần chú ý lúc lúa chín sửa thì cho rút nước cho đến khi thu hoạch vừa thuận tiện khi thu hoạch nhưng nhất là đảm bảo giữ được chất lượng của gạo về sau. cần đặc biệt lưu ý công tác quản lý trong suốt mùa vụ. Đặc biệt do canh tác lúa Nàng Nhen trong mùa mưa nên việc điều tiết nước trên ruộng phải được kiểm tra thường xuyên: cung cấp đủ nước nếu bị hạn cục bộ (hạn Bà Chằng) hoặc chủ động thoát nước trong trường hợp mưa dầm kéo dài.

* Quản lý sâu bệnh: Giai đoạn mạ đến làm đòng thường xuyên thăm đồng kiểm tra sâu bệnh để phát hiện và phòng trị kịp thời. Lúa Nàng Nhen thường bị sâu phao tấn công ở giai đoạn 5 - 20 ngày sau gieo, rầy nâu và sâu đục thân thường tấn công vào tháng 10 - 11 lúc lúa đẻ nhánh tối đa và làm đòng. Có thể dùng các chế phẩm sinh học để phòng trừ sâu bệnh như chế phẩm sinh học từ nấm xanh và nấm trắng. Bệnh lúa cỏ và bệnh vàng lùn phát triển vào giai đoạn sau khi cấy. Cần chú ý đề phòng và chữa trị kịp thời.

Ruộng lúa cần được khử lẫn trong suốt quá trình sinh trưởng của cây lúa để đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng ổn định bằng cách: làm sạch cỏ dại, nhổ bỏ các cây bị sâu bệnh, nhổ bỏ cây khác giống. Đối với đối tượng gây hại là ốc bươu vàng cần giữ nước trong ruộng thả bả mồi để diệt ốc trước khi gieo sạ, hạn chế bơm nước ra vào để tránh ốc theo dòng nước vào ruộng. Diệt trừ trứng ốc xuất hiện trên ruộng.

* Bón phân: ngoài việc bón phân hữu cơ và phân hữu cơ vi sinh khi làm đất như mô tả ở trên, có thể kết hợp một ít phân vô cơ bằng các bón thúc cho lúa vào 15 và 55 ngày sau khi cấy, cụ thể như sau.

Bón thúc:

+ Lần 1: 15 ngày sau khi cấy: 50 kg NPK (20 - 20 - 15)/ ha

+ Lần 2: 55 ngày sau khi cấy: 50 kg NPK (20 - 20 - 15)/ ha

Quản lý cỏ dại: cần xử lý cỏ dại trong quá trình làm đất bằng cách vùi sâu trong đất khi cày bừa đất. Phun thuốc trừ cỏ trước khi gieo sạ nếu không quản lý nước kiểm soát cỏ hiệu quả hoặc ở những chân ruộng nhiều cát không thể giữ nước tốt. Khi lúa lớn cần làm cỏ bằng tay nếu có cỏ xuất hiện.

Thu hoạch và bảo quản

Thu hoạch thủ công chủ yếu bằng liềm các loại và đập tuốt lúa bằng máy thủ công nhỏ chủ yếu ở các hộ gia đình có quy mô sản xuất nhỏ hoạch những ruộng lúa có địa hình khó khăn khi gặt máy. Nơi đập lúa phải được lót bạc sạch sẽ tránh rác sạn và lẫn giống khác

Thu hoạch cơ giới bằng máy gặt đập liên hợp chủ yếu trên các ruộng lúa có địa hình bằng phẳng dễ dàng cho máy hoạt động hoặc ở những cánh đồng canh tác quy mô lớn. Lúa được đưa trực tiếp vào bao sạch không được lẫn giống khác.

Lưu ý khi lúa ở giai đoạn chín thường bị thiệt hại do chim và chuột nên cần thu hoạch sớm khi lúa chín đạt từ 85% số hạt trên bông trở lên để tránh thất thoát về năng suất.

Phơi sấy khô để hạt có hàm lượng nước < 13% để mầm bệnh không phát triển và hoạt động. Có thể phơi trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời độ dày từ 3-7 cm thường xuyên đảo đều tránh cường độ ánh sáng quá mạnh. Hạt có thể sấy với nhiệt độ khoảng từ 40-45oC thời gian sấy tùy vào độ ẩm hạt khi thu hoạch cũng như khối lượng hạt.

Cất trữ và bảo quản: Sau khi lúa phơi khô cần bảo quản trong bao yếm khí đối với lúa giống và đặt trong kho chuyên dụng. Kho cần phải được khử trùng dọn sạch trước khi cất trữ. Ở các hộ gia đình có thể bảo quản trong bồ, thùng để nơi khô ráo thoáng mát. Thường xuyên kiểm tra ẩm móc, mọt và chuột. Nếu bị dịch hại và ẩm móc cần xử lý ngay. Đối với lúa dùng lương thực chỉ chà gạo và bảo quản không quá 3 tháng sau thu hoạch vì mùi thơm sẽ giảm đi sau thời gian này. Tính thơm là một trong những tính trạng quan trọng liên quan đến chất lượng gạo và là đặc tính tạo nên danh tiếng của gạo Nàng Nhen. Vì vậy vấn đề bảo quản khá quan trọng và cần được chuẩn bị tốt.

Vấn đề bao bì mẫu mã và thị trường: vấn đề sau thu hoạch, xây dựng thương hiệu cũng cần được nghiên cứu và cải thiện liên tục đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng.

Ba dòng lúa Nàng Nhen được tuyển chọn từ việc phục tráng giống Nàng Nhen trong sản xuất có thời gian sinh trưởng 127-133 ngày, hàm lượng protein ≥ 5%, hàm lượng amylose thấp < 20%, độ bền gel cấp 3, nhiệt trở hồ cấp 4 và năng suất 2,5 – 3,0 tấn/ha, thơm (cấp 1).

Từ kỹ thuật canh tác truyền thống kết hợp với các thực nghiệm tại địa phương để xây dựng kỹ thuật canh tác tại Tịnh Biên cho thấy lúa Nàng Nhen được cấy vào tháng 7 là thích hợp nhất, sử dụng 200 kg/ha phân hữu cơ vi sinh kết hợp với 100 kg/ha phân bón vô cơ 20-20-15 để bón thúc vào 15 và 55 ngày sau khi cấy cho hiệu quả cao về năng suất đồng thời giữ được phẩm chất của hạt gạo Nàng Nhen truyền thống với hiệu quả kinh tế cao.

Tuy nhiên, để có vùng nguyên liệu ổn định thì cần phải có nghiên cứu, khảo sát để quy hoạch cụ thể khu vực trồng lúa Nàng Nhen một các phụ hợp nhất, đặc biệt phải chú ý dến hệ thống tưới và tiêu nước hiệu quả cũng như nâng cao nhận thức sử dụng phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh trong bà con nông dân cũng như việc xây dựng thương hiệu và thị trường.

LỜI CẢM TẠ

Nghiên cứu được thực hiện dưới sự hỗ trợ kinh phí của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang cho đề tài “Phục tráng và xây dựng quy trình canh tác theo hướng hữu cơ giống lúa đặc sản Nàng Nhen thơm vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2006. Tiêu chuẩn ngành 10TCN 602:2006 về Hữu cơ - Tiêu chuẩn về sản xuất nông nghiệp hữu cơ và chế biến. Địa chỉ: https://vanbanphapluat.co/10tcn-602-2006-huu-co-tieu-chuan-ve-san-xuat-nong-nghiep-huu-co-va-che-bien.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2011. Quy phạm khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống lúa. Tiêu chuẩn ngành 558-2002.

Đinh Văn Lữ, 1978. Giáo trình cây lúa. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 128trang.

Đoàn Ngọc Yến, 2018. Khảo nghiệm sản xuất 4 giống/dòng lúa Nàng Nhen tại xã An Hảo huyện Tịnh Biên Tỉnh An Giang vụ mùa 2017. Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Khoa học Cây trồng. Khoa Nông Nghiệp trường Đại học Cần Thơ.

Khatun S., Flowers T.J.,. 1995. The estimation of pollen viability in rice. J.Exp.Bot. 146:151-154.

Lê Việt Dũng, Nguyễn Phước Đằng và Võ Công Thành. 2020.Phục tráng giống lúa đặc sản Nàng Nhen thơm vùng Bảy Núi tỉnh An Giang, Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, 56 (4B): 79-88.

Nguyễn Đăng Nghĩa, Nguyễn Thị Hồng Minh và Phạm Phương Thảo. 2016. Xu hướng phát triển Nông Nghiệp hữu cơ và sản xuất nông sản sạch tại Việt Nam. Báo cáo khoa học, Sở Khoa học Thành phố Hồ Chí Minh. 36 trang.

Nguyễn Thị Thu Thủy, Trần Viết Thắng, Phan Thị Lâm, Trần Đăng Hoà,Trương Thị Hồng Hải, 2015. Khảo sát một số đặc điểm nông sinh học của tập đoàn dòng giống lúa mang gen kháng bệnh đạo ôn nhập nội tại Thừa Thiên Huế. Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, 1859 - 4581.

Nguyễn Trường Khoa, 2012. Đánh giá bổ sung các đặc tính nông họccủa các giống lúa miền Nam. Viện di truyền Nông nghiệp Từ Liêm Hà Nội. 22 trang.

Quan Thị Ái Liên và Võ Công Thành, 2007. Xác định dấu phân tử protein tương quan đến mùi thơm của các dòng, giống lúa thơm-tính toán di truyền của dấu phân tử protein này bằng kỹ thuật điện di protein SDS-PAGE. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Công nghệ tuổi trẻ các trường Đại học và Cao đẳng khối Nông-lâm-ngư toàn quốc lần thứ ba, tr. 537-544.

Trương Thị Ngọc Sương, 1991. Trắc nghiệm năng suất hậu kì 36giống/dòng lúa cải tiến ngắn ngày tại nông trại khu II – Đại học Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp đại học.

Yoshida, S., 1981. Fundamentals of Rice Crop Science. The InternationalRice Research Institute. Philippines. 279 pp.