Tran Trung Tinh * , Chau Thi Tim , Pham Minh Duc , Hua Thai Nhan , Le Van Khoa , Tran Thanh Dien , Dao Vu Nguyen and Nguyen Van Tan

* Corresponding author (tttinh@ctu.edu.vn)

Abstract

The purpose of this study was to examine the research capacity of Can Tho University’s lecturers. The current status of research capacity of lecturers (n=198) was assessed based on basic criteria through questionnaires regarding the aspects of (1)awareness of lecturers on the role and importance of research activities; (2)motivation to perform scientific research; (3)self-evaluation on conducting scientific research capacity of lecturers; and (4)advantages and disadvantages of performing research activities. The results showed that lecturers have a proper awareness of the role and importance of doing research. The main motivations for lecturers to join scientific research were to improve their professional qualifications (93.4%) and support teaching (76.8%). In general, self-assessment of lecturers on their research capacity was mainly at fairly good level (41.1%), good (31.6%) and very good (5.2%). However, there were also some responses with poor level (3.11%). Support resources (administrative office and laboratories) are considered as main key factors affecting scientific research activities of lecturers. There is a need of policy to encourage the motivation and creating research environment. These are considered as potential solutions for improving research capacity and effectiveness of scientific research quality of lecturers and the University.
Keywords: Can Tho University’s lecturer, research capacity, scientific research activities, solution for improving research capacity

Tóm tắt

Năng lực nghiên cứu khoa học (NCKH) của giảng viên/nhà nghiên cứu (GV) đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ sở giáo dục đại học. Trong nghiên cứu này, thực trạng về năng lực NCKH của GV (n=198) được đánh giá dựa trên các tiêu chí cơ bản thông qua bảng câu hỏi khảo sát với các nội dung cơ bản gồm 1) nhận thức của GV về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động NCKH, 2) động cơ tham gia NCKH, 3) tự đánh giá năng lực NCKH của bản thân và những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động NCKH của GV. Kết quả khảo sát, phân tích cho thấy hầu hết GV có nhận thức đúng đắn về vai trò hoạt động NCKH của GV. Động cơ chính để GV tham gia NCKH là để nâng cao trình độ chuyên môn (93,4%) và phục vụ giảng dạy (76,8%). Nhìn chung, tỷ lệ GV tự đánh giá chung về năng lực nghiên cứu của mình chủ yếu ở mức khá chiếm 41,1%, mức tốt và rất tốt chiếm tỷ lệ tương ứng là 31,6% và 5,2%. Tuy nhiên cũng còn một số GV tự đánh giá ở mức kém (3,11%). Các yếu tố về nguồn kinh phí và nguồn lực hỗ trợ có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đến hoạt động NCKH của GV. Chính sách khuyến khích tạo môi trường và động lực nghiên cứu được xem là giải pháp tiềm năng góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động NCKH của GV và của Nhà trường.
Từ khóa: Giảng viên Trường Đại học Cần Thơ, năng lực nghiên cứu khoa học, hoạt động nghiên cứu khoa học, giải pháp nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học

Article Details

References

Đảng Cộng sản Việt Nam, 2013. Nghị Quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội Nghị Trung ương 8 Khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

Hans-Dieter, D., 2013. Research evaluation at the University of Zurich. European summer school for scientometrics. University of Zurich.

Huỳnh Trường Huy, Lương Trần Thanh Thảo và Nguyễn Đức Vinh, 2015. Phân tích năng suất nghiên cứu khoa học của giảng viên nữ tại Trường Đại học Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 36: 81-91.

Huỳnh Trường Huy, 2014. Năng suất nghiên cứu khoa học: xây dựng các giả thuyết đối với trường hợp của Trường Đại học Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 32: 25-35.

Meek, V.L., and van der Lee, J., 2005. Performance indicators for assessing and Benchmarking research capacities in University. APEID, Unesco Bangkok Occasional Paper series paper No. 2.

Pardo, C.G., Florendo,P.E., and Bañez, S.E.S., 2018. Institutional research capability and performance of the university of Northern Philippines. International Journal of Scientific & Engineering Research, 9(10): 453-465.

Penfield, T., Baker, M.J., Scoble, R., and Wykes, M.C., 2014. Assessment, evaluations, and definitions of research impact: A review. Research Evaluation, 23(1): 21 - 32.

Wichian, S.N., Wongwanich, S., and Bowarnkitiwong, S., 2009. Factors Affecting Research Productivity of Faculty Members in Government Universities: Lisrel and Neural Network Analyses. Kasetsart Journal, 12(39): 67 - 78.