Le Van Du * , Pham Quoc Thai , Nguyen Thu Thuy Anh , Truong Hoang Dan and Nguyen Thanh Giao

* Corresponding author (lvdu@ctu.edu.vn)

Abstract

Composition of wild fish in forests such as Acacia Hybrid, Melaleuca Cajuputi and natural Melaleuca Cajuputi influenced by acid sulfate soil (ASS) layer and ages of trees was studied from 09/2018-03/2019 at U Minh Ha National Park, Ca Mau province. Fish samplings were collected through common fishing gears such as trawl, snare, trap, pot, fyke net, pound net, throw net, aerial net in dry and wet seasons. In wet season, 21 fish species belong to 6 taxa, 12 families were found wheareas 25 species belong to 8 taxa, 15 families discovered in dry season. Perciformes taxon was dominant with 11 species in both seasons. The fish weight in wet and dry seasons were 2.28 g and 2.32 g; 2.13 g - 7,652.53 g and 1.52 g - 10,339.85 g, respectively. Fish weight in the deep ASS were higher than those in shallow ASS. The fish including Puntius brevis, Puntius orphoides, Parachela siamensis, Hampala macrolepidota were dominant at the shallow ASS while Anabas testudineus, Trichopsis vittata, Betta taeniata appeared frequently dominant shallow ASS. Fish diversity was clustered in three groups in rainy season and two groups in the dry season. The findings revealed that cultivating types, depth of ASS, and seasons greatly influenced wild fish diversity in the study area.
Keywords: Ca Mau province, deep acid sulfate soil, fish diversity, shallow acid sulfate soil, U Minh Ha National Park

Tóm tắt

Nghiên cứu thành phần loài cá tự nhiên ở mô hình trồng keo lai, tràm trồng và tràm tự nhiên theo tầng phèn và độ tuổi cây rừng được thực hiện từ 09/2018 đến 03/2019 tại vườn Quốc gia U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau. Ngư cụ lưới kéo, lưới giăng, lợp, lờ, lú, vớn, lưới ma trận được sử dụng để bắt cá. Vào mùa mưa, 21 loài cá thuộc 06 bộ, 12 họ được phát hiện, trong khi đó 25 loài cá thuộc 15 họ, 08 bộ được phát hiện vào mùa khô. Bộ cá Vược chiếm ưu thế nhất ở cả hai mùa với 11 loài. Sản lượng cá theo mẫu khảo sát dao động trong mùa mưa và mùa khô lần lượt là 2,28 g và 2,32 g; 2,13 g – 7.652,53 g và 1,52 g – 10.339,85 g. Nhóm cá trắng như cá rằm (Puntius brevis), cá đỏ mang (Puntius orphoides), cá lành canh xiêm (Parachela siamensis), cá ngựa sông (Hampala macrolepidota) phân bố ở vùng đất phèn sâu, trong khi cá rô (Anabas testudineus), cá bãi trầu (Trichopsis vittata), cá lia thia (Betta taeniata) phân bố ở vùng phèn nông. Đa dạng cá được chia thành 03 nhóm cá tương đồng theo vị khảo sát trong mùa mưa và 02 nhóm trong mùa khô. Qua kết quả nghiên cứu, loại mô hình, điều kiện phèn và yếu tố mùa có ảnh hưởng lớn đến đa dạng cá tự nhiên tại khu vực nghiên cứu.
Từ khóa: Đa dạng cá, phèn nông, phèn sâu, tỉnh Cà Mau, Vườn Quốc gia U Minh Hạ

Article Details

References

Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2015. Thông tư số 65 /2015/TT-BTNMT ngày 21/12/2015 về việcban hành QCVN 08-MT:2015/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt.

Dent, D.L and L, Pons, L.J., 1995. A world perspective on acid sulfate soils. Geoderma. 67(3-4): 263-276.

Lê Thị Hồng NgavàTrần Văn Sơn, 2018. Khảo sát chất lượng đất, nước ở các mô hình trồng tràm, trồng keo lai và hệ sinh thái rừng tràm tự nhiên tại U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau. Luận văn đại học. Trường Đại học Cần Thơ. Thành phố Cần Thơ.

Nguyễn Văn Út Bé, Lê Tấn Lợi, Lý Hằng Ni và Hồ Thị Kiều Trân,2017. Đánh giá tính chất nước trong mương kiểu sử dụng đất trồng keo lai và tràm tại U Minh Hạ, Cà Mau. Tạp chí khoa học Trường Đại họcCần Thơ. 01:79-85.

Rainboth, W.J., 1996. Fishes of the Cambodian Mekong, FAO species identification field guide for fishery purpose.

Trung tâm Tài nguyên Nước và Môi trường – CEW, 2017. Báo cáo tổng hợp chuyên đề môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2017.

Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993. Định loại cá nước ngọt vùng đồng bằng sông Cửu Long, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ.