Phan Thi Thuong Huyen * , Nguyen Thi Thuy , Bui Huy Tung and Tran Thi Hien

* Corresponding author (ptthuyen@nomail.com)

Abstract

This study was to evaluate the effects of feed on growth and survival rate of scallop (Comptopallium radula Linnaeus, 1758) in planktonic larval stage, then to find algae replacement diet or artificial feed together algae to be more actively in feeding management in the hatchery. Veliger lavae were reared for 10 days to Umbo stage, with three different feed treatments (1):100% algae mixture of Pavlova sp., Chromonas sp. and Dicrateria sp. with ratio 1:1:1; (2): 50% algae mixture of Pavlova sp., Chromonas sp., Dicrateria sp. with ratio 1:1:1 + 50% artificial feed (Frippack, Lansy, dry algae Spirulina with ratio 1:1:1), and (3): 100% artificial feed (Frippack, Lansy, dry algae Spirulina with ratio 1:1:1). The results showed that the larvae in treatment 2 had the greatest shell height (189.3 µm) and shell length (192.3 µm). Day growth rate of length and height in treatment 2 are the highest but there was no significant difference with treatment 1. Larvae in treatment 1 had the highest survival rate, followed by treatment 2, whereas, treatment 3 had the lowest growth and survival rate and had significant difference with treatment 1 and treatment 2. Therefore, veliger larvae can be fed with fresh algae mixture or combined artificial feed at 50% to get good growth and survival rate.
Keywords: Comptopallium radula, feed, growth, scallop, survival rate

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của thức ăn khác nhau lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của điệp seo giai đoạn trôi nổi, tìm ra thức ăn thay thế tảo hoặc bổ sung thức ăn tổng hợp vào khẩu phần tảo nhằm chủ động hơn trong việc cho ăn. Ấu trùng chữ D được nuôi 10 ngày đến giai đoạn đỉnh vỏ, được cho ăn với 3 nghiệm thức thức ăn (NT1:100% tảo đơn bào Pavlova sp.+ Chromonas sp. + Dicrateria sp. với tỷ lệ 1:1:1; NT2: 50% tảo đơn bào Pavlova sp.+ Chromonas sp. + Dicrateria sp. với tỷ lệ 1:1:1 + 50% thức ăn tổng hợp (Frippack, Lansy, tảo khô Spirulina với tỷ lệ 1:1:1); NT3: 100% thức ăn tổng hợp (Frippack, Lansy, tảo khô Spirulina với tỷ lệ 1:1:1). Kết quả chỉ ra rằng ấu trùng ở NT2 đạt cao nhất về chiều dài (192,3 µm) và chiều cao (189,3 µm), tốc độ sinh trưởng trung bình của ấu trùng cao nhất nhưng không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P>0,05) so với NT1. Tỷ lệ sống của ấu trùng cao nhất ở NT1 (33,1%), tiếp theo là ở NT2 (29,8%). Sinh trưởng và tỷ lệ sống thấp nhất ở NT3 và có sự khác biệt ý nghĩa với hai nghiệm thức còn lại (P<0,05). Vậy ương ấu trùng ở NT1 và NT2 cho kết quả tốt về sinh trưởng và tỷ lệ sống, có thể bổ sung thêm thức ăn tổng hợp thay thế một phần tảo đơn bào trong quá trình ương.
Từ khóa: Ấu trùng, Comptopallium radula, điệp seo, ấu trùng, sinh trưởng, thức ăn, tỷ lệ sống

Article Details

References

Bastien, A., 2006. Why live microalgae are better than non-living substitutes for aquaculture feeding?.Université du Québec à Rimouski - Institut des sciences de la mer 310, allée des Ursulines, Rimouski, QC G5L 3A1, Canada.

Coutteau, P. and Sorgeloos, P., 1992. The use of algal substitutes and the requirement for live algae in the hatchery and nursery rearing of bivalve molluscs: an international survey. Jounal of Shellfish Research, 11(2): 467-476.

FAO, Food and Agriculture Organization, 1991. Training manual 9, May 1991, Training manual on breeding and culture of scallop and sea cucumber in China, accessed on 1 May 2018. Available from: http://www.fao.org/docrep/field/003/AB729E/AB729E01.htm.

Laing, I. and Verdugo, C.G., 1991. Nutritional value of spray-dried Tetraselmis suecica for juvenile bivalves. Aquaculture ,92: 207-218.

Trần Trung Thành, 2017. Kết quả khoa học công nghệ đề tài “Xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo và thử nghiệm nuôi thương phẩm móng tay dài Solen vagina Linnaeus, 1758 tại Khánh Hòa”, Nha Trang: 48-53.

Ngô Thị Thu Thảo và Nguyễn Kiều Diễm, 2014. Ảnh hưởng của các loại thức ăn bổ sung đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng hàu Crassostrea sp. Tạp chí khoa học trường đại học Cần Thơ. 1: 236-244.

Ngô Anh Tuấn, 2005. “Đặc điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm sản xuất giống nhân tạo điệp seo Comptopallium radula Linnaeus, 1758”. Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Trường Đại học Nha Trang. Thành phố Nha Trang.