Duong Tien Thach * and Phan Thi Dieu

* Corresponding author (duongtienthach@qnu.edu.vn)

Abstract

Coastal region has extremely harsh conditions for living. Plants changed the morphological and anatomical features for adapting to this particular environment. The plants, which live in coastal region of Nhon Ly, Quy Nhon city, Binh Dinh province, have adaptive traits with strong winds, high lighting intensity and drought conditions. The study was carried out on the morphological and anatomical features of 5 plant species of undershrub and grass in Magnoliopsida. The methods used include morphological comparison, microsurgery, double staining, microscope measurement and microscope photograph of leaf, stem and root. The results showed that the leaf palisade tissue developed (92.70% of leaf thickness), leaf upper epidermis is covered by thick hair layer or thick cuticle (4.55% of leaf thickness) which helped plant adapt to bright sunlight and high temperature; the short stem or growing close to the ground, the secondary xylem developed in stem (up to 59.21% of the stem radius) and in root (up to 78.34% of the root radius); xylem and phloem fibers much located in stem for adapting to strong winds; the high numbers of root xylem (183.17 ± 6.15 vessels/mm2 ) for adapting to drought.
Keywords: Adaptive, anatomical, coastal rock plant, high temperature, morphological, Nhon Ly

Tóm tắt

Núi đá ven biển là môi trường sống vô cùng khắc nghiệt đối với sinh vật.Các loài thực vật ở đây có nhiều biến đổi về hình thái và giải phẫu để thích nghi. Thực vật núi đá ven biển khu vực xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đã có những đặc điểm biến đổi thích nghi với các điều kiện bất lợi như: tác động cơ học mạnh của gió biển, cường độ chiếu sáng mạnh và hạn hán. Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu đặc điểm hình thái, giải phẫu của 5 loài thực vật gồm thân bụi nhỏ và thân cỏ thuộc lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) bằng phương pháp hình thái so sánh, vi phẫu, nhuộm kép, đo mẫu trên kính hiển vi, chụp ảnh hiển vi lá, thân và rễ cây. Kết quả nghiên cứu cho thấy các loài thực vật ở khu vực nghiên cứu có mô giậu ở lá phát triển mạnh, chiếm tới 92,70% độ dày lá; biểu bì lá được bao phủ bởi lớp lông dày hoặc có lớp cutin bảo vệ nhằm thích nghi với ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao, tầng cutin trên và dưới chiếm đến 4,55% độ dày lá; cây có chiều cao thấp hoặc nằm trườn sát mặt đất, gỗ thứ cấp ở thân (cao nhất chiếm 59,21% bán kính thân) và ở rễ (cao nhất chiếm 78,34% bán kính rễ) phát triển; sợi gỗ và sợi libe phân bố nhiều trong thân giúp cây thích nghi với gió biển thổi mạnh; rễ có số lượng mạch gỗ khá lớn (cao nhất là 183,17 ± 6,15 mạch/mm2) nhằm thích nghi với hạn hán.
Từ khóa: Giải phẫu, hình thái, nhiệt độ cao, Nhơn Lý, thích nghi, thực vật núi đá ven biển

Article Details

References

de Langre, E., 2008. Effects ofWind onPlants. Annual Review of Fluid Mechanics.40(1):141-168.

Evert, R. F., 2006. Esau's Plant Anatomy, accessed on11 March 2018.Third Edition. Wiley Online Library, 601 pages. Available from http://onlinelibrary.wiley.com/book/10.1002/0470047380.

Hoàng Thị Sản và Hoàng Thị Bé, 2001. Phân loại học thực vật. Xuất bản lần thứ hai. Nxb Giáo dục. Hà Nội, 276 trang.

Hoàng Thị Sản và Nguyễn Tề Chỉnh, 1982. Thực hành hình thái giải phẫu thực vật. Nxb Giáo dục. Hà Nội.

Hoàng Thị Sản, Phan Nguyên Hồng và Nguyễn Tề Chỉnh, 1980. Hình thái và giải phẫu thực vật. Nhà xuất bản Giáo dục. Hà Nội, 191 trang.

Kaul, R.B., 1977. The role ofthe multiple epidermis in foliar succulence ofPeperomia(Piperaceae). Botanical Gazette. 138(2): 213 – 218.

Klein, R.M. and Klein, D.T., 1979. Phương pháp nghiên cứu thực vật – tập 1 (Người dịch: Nguyễn Tiến Bân, Nguyễn Như Khanh). Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. Hà Nội, 347 trang.

Lê Văn Đức, 2007. Nghiên cứu các đặc điểm thích nghi của một sốloài thực vật điển hình ở vùng đất cát nội đồng huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế. Luận văn thạc sĩ. Đại Học Sư phạm Huế, Huế, Thừa Thiên Huế.

Nguyễn Bá, 2005. Hình thái học thực vật, Xuất bản lần thứ ba. NXB Giáo dục. Hà Nội, 351 trang.

Nguyễn Khoa Lân, 1997. Giải phẫu hình thái thích nghi thực vật. NXB Giáo dục. Thừa Thiên – Huế, 104 trang.

Nguyễn Như Khanh và Cao Phi Bằng, 2008. Sinh lý học thực vật. NXB Giáo dục. Hà Nội, 367 trang.

Nguyễn Thị Thu Ngân, 2014. Nghiên cứu đặc điểm thích nghi của một số thực vật ở vùng đất cát ven biển Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Luận văn thạc sĩ. Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.

Nguyễn Tiến Bân (chủ biên), 2003-2005. Danh lụccác loài thực vật Việt Nam. NXB Nông nghiệp. Hà Nội.

Phạm Hoàng Hộ, 1999. Cây cỏ Việt Nam, quyển I, II,III. NXB Trẻ. Tp. Hồ Chí Minh.

Saibaba, A.M. and Rao, S.R.S., 1990. Leaf venation studies inIndian Sida(Malvaceae). Contributions toBotany. 14(2): 215 – 222.

Trần Kiên và Phan Nguyên Hồng, 1990. Sinh thái học đại cương. NXB Giáo dục. Hà Nội, 248 trang.

Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định và Sở Khoa học và Công nghệ, 2005.Xây dựng kế hoạch hành động đa dạng sinh học tỉnh Bình Định đến 2010. Hà Nội.

Venkatesh, S., Reddy, Y. S. R., Ramesh, M., Swamy, M. M., Mahadevan, N. and Suresh, B., 2008. Pharmacognostical studies onDodonaea viscosa leaves. African Journal of Pharmacy and Pharmacology. 2(4): 083-088.

Watt, M. S., Moore, J.R. and McKinlay, B., 2005.The influence of wind on branch characteristics ofPinus radiata. Trees. 19(1): 58 – 65.