Vo Thi Hai Hien *

* Corresponding author (haihienvfu@gmail.com)

Abstract

To develop the bio-safety duck farming is one of the most important directions of reorganization of our agriculture. Recent years, in the trend of integration the developing rate of biosafety duck production is increasing from day to day to meet consumption demands for the region and the whole the country. The government promotes farmers to incorporate bio-safety measures into duck production. This new duck farming system replaces the tradional one and has improved and get advantages for the producers. The results showed that the efficiency brought from bio-safety duck is higher than the tradional; this method of duck production brings farmers a lot of benefits, including extra profit, case study in My Duc district, Ha Noi city. This study describes the situation of producing ducks households under biosafety rearing system in this district, where the duck production developes rapidly, but mainly by free-range, uncontrollable methods. Households should add new techniques, invest in capital to develop efficient and sustainable biosafety model. Besides, the farmers have to been need the offering technical and financial support from the government and relevant agencies.
Keywords: Developing model, duck production, bio-safety, My Duc

Tóm tắt

Phát triển chăn nuôi vịt an toàn sinh học là một trong những hướng quan trọng của tái cơ cấu ngành nông nghiệp nước ta. Trong thời gian vừa qua, với xu thế hội nhập, tốc độ phát triển chăn nuôi vịt an toàn sinh học ngày càng tăng, đáp ứng nhu cầu trong nước và khu vực. Chính phủ đã khuyến khích người dân kết hợp các biện pháp an toàn sinh học vào chăn nuôi vịt. Phương thức chăn nuôi này thay thế phương thức chăn nuôi truyền thống đã cải thiện và mang lại nhiều lợi thế cho người sản xuất. Nghiên cứu này chỉ ra rằng hiệu quả mang lại tự chăn nuôi vịt an toàn sinh học cao hơn so với phương thức truyền thống; phương pháp chăn nuôi này giúp người dân đạt được nhiều lợi ích, giảm chi phí và tăng lợi nhuận, nghiên cứu điểm trên địa bàn huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Nghiên cứu này phản ánh thực trạng phát triển chăn nuôi vịt theo hướng nuôi an toàn sinh học ở Huyện, nơi phát triển vịt nhanh nhưng chủ yếu áp dụng phương pháp tự do, không kiểm soát. Để phát triển mô hình chăn nuôi vịt an toàn sinh học hiệu quả, bền vững thì   các hộ gia đình cần áp dụng những kĩ thuật mới và mạnh dạn đầu tư vốn. Ngoài ra, người chăn nuôi cần được sự hỗ trợ kĩ thuật và tài chính từ chính phủ và các cơ quan liên quan.
Từ khóa: An toàn sinh học, chăn nuôi vịt, Mỹ Đức, phát triển

Article Details

References

Bảng 1 cho thấy sự chuyển dịch về cơ cấu chăn nuôi vịt. Qua 3 năm, hình thức chăn nuôi truyền thống giảm dần; ngược lại, hình thức chăn nuôi vịt theo hướng ATSH có xu hướng tăng do những hiệu quả kinh tế mà hình thức chăn nuôi mới này mang lại trong điều kiện dịch bệnh bùng phát tràn lan như hiện nay.

Bảng 1: Quy mô và cơ cấu đàn vịt 3 xã của các HGĐ điều tra

(*): Phát triển bình quân

Đầu tư cơ sở hạ tầng cho chăn nuôi vịt chủ yếu là chuồng trại (cho vịt ngủ, tránh thời tiết giá rét, sương muối), máng ăn, máng uống, hệ thống rào quây, đường, rào chắn, đèn điện… Các chất thải thì được sử dụng làm thức ăn cho cá nên không cần phải đầu tư hệ thống xử lý chất thải. Việc xây dựng này đều do các hộ tự túc xây dựng. Qua điều tra, 100% các hộ đều đầu tư chuồng trại, máng ăn uống,bên cạnh đầu tư đường điện thắp sáng để quản lý và bóng đèn ủ con giống nhỏ và kích thích sinh sản. Chuồng vịt có chiều ngang 4 m, dài 10 m, ao thả 400 m2. Giai đoạn vịt úm (giai đoạn nhỏ), kết hợp đệm lót với kích thước nhỏ, với một lớp nhựa, trấu và mùn cưa. Trong chuồng, treo 4 bóng đèn, điều chỉnh nhiệt độ tùy theo phản ứng của đàn vịt cho phù hợp. Khi vịt được 7 ngày tuổi, rải men BALASA và trong suốt quá trình nuôi thường xuyên cài đảo, bổ sung men để đệm lót có hiệu quả (Nguyễn Văn Bắc, 2011).

Bảng 2 chỉ tiêu diện tích chuồng nuôi bình quân của nhóm hộ chăn nuôi theo hướng ATSH rộng hơn 21.01 m3so với hình thức chăn nuôi truyền thống. Ngoài ra, diện tích sân chơi bình quân theo ATSHlớn hơn 31,01 m3 so với truyền thống, cho thấy rằng các HGĐ nuôi theo ATSH có đầu tư cơ sở vật chất để đảm bảo chất lượng sống cho vật nuôi. Thông qua chỉ tiêu mật độ chăn nuôi, mật độ sân chơi cho vịt ATSH thông thoáng hơn so với chăn nuôi truyền thống.Trong khi đó, diện tích mặt nước bình quân của nhóm hộ chăn nuôi theo hướng ATSH bé hơn so với hình thức chăn nuôi truyền thống. Lý do, trong chăn nuôi vịt thịt theo hướng ATSH, các hộ luôn quản lý thời gian vịt bơi dưới nước một cách hợp lý, hạn chế việc lây lan dịch bệnh theo môi trường nước. Nên diện tích mặt nước chỉ cần vừa đủ để vật nuôi bơi. Ngược lại, trong chăn nuôi truyền thống là cho vịt chạy đồng, tràn lan, bơi không kiểm soát ở ao rộng xung quanh nhà làm gây khó khăn trong việc quản lý, kiểm soát dịch bệnh.

Bảng 2: So sánh quy hoạch về diện tích chăn nuôivịt năm 2016

Cung ứng giống

Các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Mỹ Đức là các hộ chăn nuôi độc lập, tự chủ và không có sự liên kết với nhau. Họ liên kết các yếu tố đầu vào như giống, thức ăn… còn đầu ra là các thương lái trong và ngoài huyện đến thu mua sản phẩm. Các hộ nuôi theo hướng ATSH mua giống chủ yếu ở các trang trại nơi khác (chủ yếu là trang trại giống Phú Xuyên).

Cung ứng thức ăn

Bên cạnh việc cung ứng giống, thức ăn chăn nuôi cũng được các hộ chú trọng. Các hộ điều tra mua thức ăn chăn nuôi từ các đại lý trên địa phương do có nhiều chính sách ưu đãi thuận lợi cho hộ chăn nuôi. Chẳn hạn, các hộ có thể thanh toán tiền khi sản phẩm được tiêu thụ, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình sản xuất.

Cung ứng tài chính

Theo kết quả thống kê từ các phiếu điều tra thu thập được, 7 trên 60 hộ chăn nuôi ATSH có vay vốn tín dụng từ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ bạn bè, người thân và các tổ chức đoàn thể khác (Võ Thị Hải Hiền, 2015).

Nhìn chung, nhu cầu về vốn của các hộ chăn nuôi còn ít. Bên cạnh đó, thủ tục vay vốn hiện nay cho các hộ chăn nuôi còn rườm rà và phức tạp. Chính điều đó là rào cản để các hộ mạnh dạn trong việc vay vốn tín dụng để mở rộng phát triển chăn nuôi.

Cung ứng khoa học kỹ thuật

Ứng dụng khoa học kỹ thuật đã được chú trọng trong chăn nuôi trên địa bàn huyện. Hàng năm, Ủy ban nhân dân Huyện đã hỗ trợ gần 5 tỷ đồng phát triển nông nghiệp, chỉ đạo các ban ngành thực hiện công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật chăn nuôi mới theo an toàn sinh học, những tiến bộ mới đến các hộ chăn nuôi địa phương.

Công tác thú y, phòng chống dịch bệnh có vai trò quan trọng trong phát triển chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi vịt nói riêng. Với tình hình dịch bệnh bùng phát mạnh, Ủy ban nhân dân Huyện đã ban hành một số văn bản về phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn Huyện nhằm đối phó kịp thời để kịp thời ngăn chặn dịch bệnh.

Qua điều tra, năm 2016, 3 xã đã tiến hành thực hiên lịch tiêm phòng theo phòng Khuyến nông Huyện với hàng nghìn liều Vaccineđược đưa tới các xã nhằm phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi.

Bảng 3: So sánh tình hình thực hiện phương án phòng chống dịch bệnh

Bảng 3 cho thấy dù chăn nuôi vịt theo hình thức nào, các hộ điều tra đều tiến hành khử trùng chuồng trại bằng vôi bột, tiêm vacxin cho vịt theo quy định. Tuy nhiên, các hộ chăn nuôi theo hướng ATSH sử dụng thuốc sát trùng cao hơn 62,44% so với hộ chăn nuôi truyền thống, nhưng lại giảm sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc trịbệnh cho đàn vịt. Điều đó cho thấy rằng chăn nuôi vịt theo hướng ATSH giúp vịt tăng sức đề kháng, ít ốm bệnh và dịch bệnh hơn.

So sánh đối tượng tiêu thụ của hộ chăn nuôi vịt theo hướng ATSH và hộ nuôi truyền thống cho thấy đối tượng tiêu thụ chủ yếu của các hộ của cả hai hình thức là các thương lái địa phương chiếm lần lượt là 67,33% và 35,36%. Đối tượng thứ hai được lựa chọn với sản phẩm từ chăn nuôi hướng ATSH là các thương lái địa phương khác, còn đối với chăn nuôi truyền thống lại là tự tiêu thụ. Vì các hộ chăn nuôi truyền thống là các hộ nhỏ, lẻ, quy mô hộ gia đình, nên hình thức mang sản phẩm của mình làm ra được ra chợ bán được phổ biến.

Chi phí chăn nuôi vịt theo hướng ATSH tại các hộ điều tra

Chi phí thức ăn ở 2 hình thức chăn nuôi theo hướng ATSH và chăn nuôi truyền thống có sự chênh lệch nhau do chênh lệch về thời gian nuôi đến khi xuất bán (Bảng 4). Vịt nuôi theo hướng ATSH thường được xuất thịt ở 56 - 58 ngày tuổi, trong khi đó, vịtnuôi thông thường từ 60 - 62 ngày tuổi mới được xuất thịt, một số hộ kết hợp chăn thả đồng có thể phải kéo dài từ 68 - 70 ngày tuổi mới được xuất thịt. Vì thế, lượng thức ăn cho vịt thịt nuôi theo hình thức ATSH thường thấp hơn so với nuôi theo hình thức thôngthường. Tính trên tổng chi phí/con cho thấy chi phí thức ăn theo mô hình chăn nuôi ATSH ít hơn so với chăn nuôi truyền thống là 3.200 đồng/con.

Bảng 4: So sánh chi phí chăn nuôi trong 2 phương thức chăn nuôi vịt năm 2016

Trong chăn nuôi vịt, chi phí thú y thường bao gồm các chi phí về vacxin, thuốc phòng và chữa bệnh chovịt. Chăn nuôi vịt theo hướng truyền thống không coi trọng vấn đề phòng chống dịch bệnh nên vịt nuôi hay bị bệnh, nên các hộ chăn nuôi phải sử dụng thuốc chữa bệnh cho gia cầm nuôi. Do vậy, chi phí thú y chăn nuôi vịt truyền thống cao hơn hình thức theo ATSH là 500 đồng/con. Tuy nhiên, nuôi theo ATSH tuân thủ các tiêu chuẩn về ánh sáng, úm, ủ ấm cho vật nuôi, nên chi phí điện cao hơn 1.100 đồng/con so với chăn nuôi truyền thống. Mặc dù vây, tổng chi phí tính trên một con vịt nuôi theo hình thức ATSH thấp hơn so với nuôi theo truyền thống là 1.740 đồng/con (Bảng 4). Trong đó, chi phí về thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất với khoảng 76%, tiếp đến là chi phí về con giống chiếm 14% và còn lại là chi phí thú y, chi phí điện và các khoản chi phí khác.

Bảng 4 cho thấy chi phí thức ăn ở 2 hình thức chăn nuôi theo hướng ATSH và chăn nuôi truyền thống có sự chênh lệch nhau do chênh lệch về thời gian nuôi đến khi xuất bán. Vì thế, lượng thức ăn cho vịt thịt nuôi theo hình thức ATSH thường thấp hơn so với nuôi theo hình thức thôngthường.

Trong quá trình vịt được nuôi úm, chi phí thức ăn ở cả hai hình thức tương đối ngang bằng nhau, nhưngkhi vịt hơn 20 ngày tuổithì có sự khác biệt rõ rệt ở cả hai hình thức, vì vậy, chi phí thức ăn theo đó có sự thay đổi.

Thu nhập từ chăn nuôi vịt theo hướng ATSH tại các hộ điều tra

Giá bán bình quân vịt thịt trên thị trường năm 2015 là 29.000 đồng/kg, năm 2016 giá vịt lại giảm xuống. Đỉnh điểm, tháng 10 năm 2016, giá vịt bình quân do thương lái thu mua còn 26.000 đồng. Có thể thấy rằng, giá bán sản phẩm từ vịt năm 2016, 2015 đã giảm mạnh so với năm 2014. Năm 2014, có thời điểm giá vịt thịt lên tới 40.000 đồng/kg. Nguyên nhân là do biến động thị trường, thị trường tiêu thụ vịt rất chậm nên giá vịt giảm mạnh. Mặt khác, khách hàng tiêu thụ sản phẩm chưa đa dạng, chủ yếu chỉ là người giết mổ và thương lái địa phương hoặc các tỉnh khác. Kết quả khảo sát cho thấy rằng, hình thức tiêu thụ sản phẩm của mô hình chăn nuôi truyền thống bán trực tiếp tại nhà tỷ lệ chỉ đạt 28,95% còn lại bán tại chợ và nơi khác. Trong khi đó, mô hình chăn nuôi theo hướng ATSH tỷ lệ bán tại nhà đạt 76,25%.

Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi vịt theo hướng an toàn sinh học tại các hộ điều tra

Tỷ lệ nuôi sống

Bảng 5 cho thấy tỷ lệ nuôi sống vịt đến khi xuất chuồng theo hướng ATSH đạt 97,43%, cao hơn so với cách nuôi truyền thống (89,03%). Chăn nuôi vịt theo hướng ATSH đảm bảo chặt chẽ các quy định từ thức ăn nước uống cho tới vệ sinh, phòng trừ dịch bệnh, nên tỷ lệ sống của vịt cao.

Bảng 5: Tỷ lệ nuôi sống trong chăn nuôi vịt tại các hộ điều tra năm 2016

Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi vịt theo hướng an toàn sinh học tại các hộ điều tra

Bảng 6: So sánh kết quả chăn nuôi vịt của các hộ điều tra năm 2016

(b): Kế thừa số liệu từ bảng 4; (a) = (b)/ trọng lượng xuất chuồng.

Bảng 6 cho thấy trọng lượng xuất chuồng của vịt nuôi theo hướng ATSH nặng hơn so với chăn nuôi truyền thống là 0,2 kg/con. Trong khi đó, chi phí trung bình để chăn nuôi vịt tới khi xuất bán theo hướng ATSH là 22.029 đồng/kg thấp hơn 1.865 đồng/kg so với chăn nuôi truyền thốnglà 23.894 đồng/kg. Với giá bán trung bình là 26.000 đồng/kg, chăn nuôi vịt theo hướng ATSH thu được lãi cao hơn so với chăn nuôi truyền thống, chênh lệch lãi là 6.950 đồng/con. Có thể thấy, với chênh lệch lãi mang lại từ phương thức chăn nuôi mới với tỷ lệ sống cao, chăn nuôi vịt theo hướng ATSH đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với chăn nuôi truyền thống ở các hộ điều tra trên địa bàn nghiên cứu.

Thông qua kết quả phân tích trên, để góp phần phát triển chăn nuôi vịt theo hướng ATSH ở Huyện, cần áp dụng các giải pháp mang tính đồng bộ, từ khâu chuẩn bị đầu vào đến thị trường đầu ra, cụ thể như sau:

Quy hoạch phát triển chăn nuôi vịt theo hướng ATSH nhằm đề xuất xây dựng quy hoạch diện tích vùng chăn nuôi riêng biệt; quy hoạch lại hệ thống cơ sở hạ tầng đảm bảo chất lượng, đầu tư thêm thiết bị vật tư; phát triển chăn nuôi vịt ATSH theo hướng trang trại, các khu chăn nuôi trọng điểm theo đúng quy trình ATSH; phát triển mô hình nuôi kết hợp vịt- cá theo hướng ATSH đạt hiệu quả cao.

Chuyển giao và ứng dụng khoa học kĩ thuật cần tăng cường thúc đẩy mạnh; phòng khuyến nông Huyện cần tăng cường tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật gắn liền tham quan và xây dựng mô hìnhđiểm, tham quan các mô hình địa phương khác nhằm giúp người dân củng cố, nắm sâu kiến thức, học hỏi trao đổi kinh nghiệm và tự tin hơn trong chăn nuôi vịt theo hướngATSH; các cán bộ khuyến nông cần khuyến khích hộ dân tham gia các lớp tập huấn, tham gia nhóm hộ chăn nuôi để trao đổi kĩ thuật, kinh nghiệm cho các thành viên. Hợp tác xã chăn nuôi nên được thành lập ở những nơi có điều kiện để tập hợp tất cả các hộ chăn nuôi vào một tổ chức hỗ trợ nhau cùng phát triển, phát huy thế mạnh của cộng đồng

Công tác thú y và quản lý dịch bệnhbao gồm các công việc: Kiểm tra, rà soát vệ sinh, môi trường trại nuôi và xung quanh, quản lý dịch bệnh chặt chẽ, ngăn chặn bùng phát; tiêm phòng vacxin đầy đủ, kết hợp lựa chọn con giống đầu vào; nâng cao trình độ cho các cán bộ thú y, phát triển dịch vụ thú y.

Mối liên kết trong chăn nuôicần được chú trọng mở rộng, giữa các hộ chăn nuôi với các doanh nghiệp, tổ chức cung cấp nguyên liệu đầu vào cũng như đầu ra trên địa bàn Huyện. Hình thành nên chuỗi giá trị từ sản xuất cho đến tiêu dùng. Bên cạnh đó, giảm một số thủ tục rườm rà trong khâu vay tín dụng của các chủ hộ, nhằm đảo bảo lợi ích tối đa cho các hộ chăn nuôi.

Thị trường tiêu thụ nên xác định thị trường mục tiêu, khoanh vùng trọng điểm. Lãnh đạo, ban ngành Huyện kết hợp với phòng khuyến nông cầnxây dựng các kênh thông tin nhằm giúp người chăn nuôi tiếp cận kịp thời với thịtrường. Đồng thời, các trang website, bản tin về tình hình chăn nuôi, tình hình dịch bệnh, giá cả thị trường, thông tin thị trường,... Tận dụng tốt hệ thống phát thanh hiện có tại các xã, cập nhật và thông tin kịp thời nhằm giúp người chăn nuôi tiếp cận với thị trường. Đồng thời, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chăn nuôi ATSH cho người dân địa phương.

Một trong những thực trạng đang diễn ra trong việc tiêu thụ những sản phẩm chăn nuôi sạch trên địa bàn Huyện là chưa xây dựng được “thương hiệu” vịt ATSH; do đó các nhà quản lý cần vào cuộc và khẳng định được thương hiệu vịt “sạch” bằng các phương thức khác nhau để đến được với người tiêu dùng.

Tận dụng lợi thế về địa hình nhiều ao hồ mà những năm gần đây, nhiều hộ gia đình trên địa bàn Huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội đã tiến hành và phát triển chăn nuôi vịt. Trong đó có nhiều hộ nuôi với quy mô lớn, trên 1.000 con. Nhờ chăn nuôi vịt mà những hộ dân trong Huyện từ chỗ khó khăn đã vươn lên phát triển kinh tế, mang lại thu nhập cao.

Nhưngđa số người chăn nuôi chủ yếu là nuôi vịt chạy đồng, thả lan, tận dụng nguồn thức ăn từ đồng ruộng, vẫn còn mang tính chất tự phát, chăn nuôi theo hướng lấy công làm lãi hoặc tận dụng những sản phẩm phụ như chất thải để phục vụ trong trồng trọt, gây khó khăn trong việc kiểm soát dịch bệnh trên đàn gia cầm. Chính vì vậy, mô hình chăn nuôi vịt theo hướng ATSH được các hộ chăn nuôi quan tâm và chú trọng. Kết quả cho thấy rằng hiệu quả kinh tế của HGĐ chăn nuôi theo hướng ATSH đạt hiệu quả kinh tế cao, đồng thời kiểm soát dịch bệnh. Tuy nhiên, trong bối cảnh nhiều khó khăn và thách thức trong chăn nuôi vịt ATSH, để phát triển chăn nuôi vịt theo hướng ATSH một hệ thống giải pháp đồng bộ, từ đầu vào cho tới thị trường đầu ra là cần thiết để quá trình chăn nuôi và tiêu thụ hợp lý và hiệu quả hơn, đặc biệt chú trọng đến thị trường đầu ra cho các hộ để khẳng định thương hiệu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Võ Thị Hải Hiền, 2015. Giải pháp phát triển chăn nuôi vịt theo hướng an toàn sinh học trên địa bàn huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Luận văn cao học. Trường đại học Lâm Nghiệp. Thành phố Hà Nội.

Nguyễn Văn Bắc, 2011. Tài liệu tập huấn - tuyên truyền về chăn nuôi vịt an toàn sinh học. Dự án phát triển chăn nuôi thủy cầm an toàn sinh học. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn.

Thủ tướng chính phủ, 2008. Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg, ngày ban hành 16/01/2008 Về việc Phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020, HàNội.