Tran Thanh Thy * , Nguyen Huu Minh Tien , Le Van Vang and Nguyen Loc Hien

* Corresponding author (ttthy@nomail.com)

Abstract

The cabbage webworm, Hellula undalis Fab. (Lepidoptera: Crambidae), is one of the most serious insect pests on green mustards (Brassicaceae) in the Mekong delta. Towards effective strategies to control H. undalis, semiochemical application was investigated in vegetable fields of Long Ho district, Vinh Long province and experimental site of the Mekong University. Results showed that both essences of lemongrass (Cymbopogon citratus) and garlic (Alliums sativum) had harassing effects on egg laying of moths in field conditions where plastic bags containing 2 ml of lemongrass and/or garlic essences in absorbent cotton were hang up on bamboo sticks in the middle of raised vegetable beds and essences were renewed weekly. The highest efficiency was within the 8m diameter from the hang bags of essences. The lemongrass essence gave the effective harassment of egg laying by 92%, as the same of A. sativum (87%), while only 66% by using pesticides compared to the control field without treatment. These results showed the effectiveness of semiochemicals as C. citratus and A. sativum were highly effective in H. undalis management.
Keywords: Alliums sativum, Cymbopogon citratus, Hellula undalis, integrated pest management, semiochemicals

Tóm tắt

Sâu kéo màng, Hellula undalis Fab. (Lepidoptera: Crambidae) là loài sâu hại rau cải họ Brassicaceae quan trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nhằm tạo thông tin cơ sở cho các nghiên cứu về xây dựng chiến lược quản lý tổng hợp (IPM) hiệu quả, nghiên cứu ứng dụng hóa chất tín hiệu để quản lý ngài H. undalis đã được thực hiện trên các ruộng rau cải thuộc huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long và khu thực nghiệm của Trường Đại học Cửu Long. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tinh dầu sả và tỏi đều quấy rối được sự đẻ trứng của ngài H. undalis trong điều kiện ngoài đồng với vật liệu phóng thích là túi Plastic quay kéo chứa 2 ml tinh dầu được thấm vào bông thấm và được treo lên thanh tre ngay giữa liếp cải, định kỳ hằng tuần thay mới tinh dầu sả và tỏi/lần, khoảng cách cho hiệu quả quấy rối cao nhất cách túi treo theo đường kính là 8 m. Tinh dầu sả cho hiệu quả quản lý việc quấy rối đẻ trứng của ngài H. undalis 92% tương đương về mặt thống kê với dầu tỏi 87%, trong khi đó quản lý bằng thuốc bảo vệ thực vật chỉ được 66% so với ruộng không phòng trị. Kết quả này đã cho thấy hiệu quả của hóa chất tín hiệu, dầu sả và dầu tỏi có hiệu quả cao trong việc quản lý sự gây hại của H. undalis gây hại quan trọng trên rau cải tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Từ khóa: Dầu sả, dầu tỏi, hóa chất tín hiệu, quản lý tổng hợp, sâu kéo màng

Article Details

References

Hình 1: Sơ đồ bố trí của thí nghiệm ngoài đồng

Tiến hành tương tự cho ruộng dầu tỏi.

Bên cạnh thí nghiệm, chúng tôi sẽ chọn 2 ruộng cải xanh với thời gian canh tác tương tự như ruộng quản lý bằng dầu sả và tỏi để sử dụng làm nghiệm thức đối chứng (với 1 ruộng tập quán canh tác phòng trị phun thuốc BVTV theo nông dân làm đối chứng dương và 1 ruộng canh tác theo nông dân nhưng không phun thuốc BVTV làm đối chứng âm). Trên 2 ruộng này chúng ta sẽ ghi nhận số trứng của ngài H. undalis ở các vị trí tương tự như ruộng quản lý bằng dầu sả và tỏi.

Một số hóa chất tín hiệu khảo sát, tinh dầu sả; tinh dầu tỏi và E10-15 có hiệu quả quấy rối được sự bắt cặp của ngài đực H. undalis, rất khác biệt ý nghĩa thống kê với nghiệm thức sử dụng ngài cái H. undalis chưa bắt cặp và dung môi n-hexane trong điều kiện nhà lưới và cả ngoài đồng (Bảng 1)

Bảng 1: Ảnh hưởng của một số hóa chất tín hiệu đến sự bắt cặp của ngài H.undalis

Ghi chú: Trong cùng một cột, các trung bình theo sau có chữ cái giống nhau thì không khác biệt qua kiểm định Ducan. (**): khác biệt mức ý nghĩa 1%

Kết quả ở Bảng 1 cho thấy, số lượng ngài đực H. undalis vào bẫy của các nghiệm thức ngài cái + tinh dầu tỏi (0,33 con/bẫy); ngài cái + dầu sả (0,67 con/bẫy); ngài cái + E10-15 (1,00 con/bẫy) là thấp hơn và khác biệt rất có ý nghĩa so với nghiệm thức ngài cái (đối chứng dương, 13,67 con/bẫy) và nghiệm thức ngài cái + n-hexane (13,00 con/bẫy). Điều này cho thấy, tinh dầu tỏi, sả và E10-15 có hiệu quả quấy rối đối với tín hiệu ngài cái thu hút ngài đực với hiệu quả quấy rối lần lượt là 97,62, 95,05 và 92,86% trong điều kiện nhà lưới.

Điều kiện ngoài đồng cho kết quả tương tự, tinh dầu sả, tỏi và E10-15 vẫn có hiệu quả tốt, quấy rối được tín hiệu bắt cặp của ngài đực cao và khác biệt thống kê với nghiệm thức ngài cái + n-hexane, nghiệm thức này không khác biệt thống kê với nghiệm thức không đặt chất quấy rồi (2 ngài cái chưa bắt cặp). Hiệu quả quấy rối ở điều kiện ngoài đồng có giảm so với nhà lưới, tuy nhiên không đáng kể (Bảng 1).

Hiệu quả quấy rối sự đẻ trứng của tinh dầu sả, tỏi và hợp chất E10-15 được trình bày trong Bảng 2. Theo đó, số lượng trứng được đẻ của ngài cái ở các nghiệm thức xử lý tinh dầu tỏi (1,00 trứng), dầu sả (5,00 trứng) và E10-15 (14,33 trứng) là thấp hơn và có ý nghĩa thống kê với 2 nghiệm thức còn lại (số trứng >220). Kết quả này cho thấy rằng tinh dầu tỏi, sả và hợp chất E10-15 có hiệu quả quấy rối được sự đẻ trứng của ngài cái H. undalis với hiệu quả quấy rối tương ứng 99,58, 97,66 và 93,40% trong điều kiện nhà lưới.

Bảng 2: Ảnh hưởng của một số hóa chất tín hiệu đến sự đẻ trứng của ngài H.undalis

Ghi chú: Trong cùng một cột, các trung bình theo sau có chữ cái giống nhau thì không khác biệt qua kiểm định Ducan. (**): khác biệt mức ý nghĩa 1%

(1)Ngoài đồng: Các nghiệm thức khảo sát không sử dụng 3♀ + 3♂

Trong điều kiện ngoài đồng, hiệu quả quấy rối của tinh dầu sả, tỏi và E10-15 vẫn cao, tương ứng 96,83; 96,33 và 97,62% rất khác biệt thống kê với 2 nghiệm thức đối chứng (không đặt chất quấy rối) và chất quấy rối là n-hexane (Bảng 2). Kết quả này một lần nữa cho thấy tinh dầu sả, tỏi và E10-15 có hiệu quả quấy rối tín hiệu bắt cặp của ngày đực và quấy rối được sự đẻ trứng của ngài cái H. undalis trong điều kiện nhà lưới và cả ngoài đồng. Dung môi n-hexane không là chất quấy rối tín hiệu bắt cặp và đẻ trứng của ngài H. undalis.

Mặc dù E10-15 có hiệu quả quấy rối được tín hiệu bắt cặp và đẻ trứng của ngài H. undalis giống nhau về mặt thống kê với tinh dầu sả và tỏi, nhưng việc tổng hợp E10-15 khó khăn và nguyên liệu khan hiếm hơn sả và tỏi. Đề tài tiếp tục chọn tinh dầu sả và tỏi để nghiên cứu và ứng dụng tiếp theo trong việc quản lý sự gây hại của ngài H. undalis.

Đối với tinh dầu sả, kết quả Bảng 3 cho thấy, số trứng của ngài cái H. undalis được đẻ ở các nghiệm thức 1, 2 và 3 tuần sau khi gieo (SKG) cải xanh là không khác biệt thống kê vào các thời điểm khảo sát tuần 1, 2 và 3 sau khi treo túi Plastic dầu sả. Trong khi đó, điều này lại rất khác biệt thống kê vào các thời điểm khảo sát tuần 1, 2 và 3 của nghiệm thức 1 và 2 tuần SKG cải xanh. Theo đó, số trứng ở tuần 1 sau khi treo túi dầu sả vào thời điểm 1 tuần SKG cải xanh là thấp nhất (5,62 trứng/ 2m2 cải), đến tuần 2 số trứng tăng dần (15,75 trứng/ 2m2cải) và đến tuần thứ 3 số trứng càng tăng (28,50 trứng/2m2 cải), rất khác biệt thống kê giữa 3 thời điểm khảo sát này với nhau. Ở nghiệm thức treo túi dầu sả vào thời điểm 2 tuần SKG có số trứng vào tuần 2 là 13,38 trứng/ 2m2 cải, đến tuần 3 số trứng tăng lên 23,25 trứng/2m2 cải, khác biệt thống kê giữa 2 thời điểm khảo sát này. Nghiệm thức treo túi dầu sả vào 3 tuần SKG có số trứng ở tuần 3 vẫn cao (20,25 trứng/ 2m2 cải) so với 2 nghiệm thức trên. Trước thời điểm thí nghiệm (treo túi dầu sả), số trứng của 3 nghiệm thức là giống nhau về mặt thống kê (30,50 – 38,13 trứng/ 2m2 cải). Kết quả này cho thấy, thời gian cho hiệu quả tốt nhất của tinh dầu sả là 1 tuần và treo dầu sả hiệu quả vào thời điểm 1 tuần SKG cải.

Bảng 3: Thời gian hiệu quả của túi Plastic quay kéo dầu sả đến sự đẻ trứng của ngài H.undalis trong điều kiện ngoài đồng

Ghi chú: Trong cùng một hàng, các trung bình theo sau có chữ cái in hoa giống nhau thì không khác biệt qua kiểm định Duncan. Trong cùng một cột, các trung bình giống nhau về mặt thống kê qua kiểm định Duncan. (ns): không khác biệt ý nghĩa thống kê, (**): khác biệt mức ý nghĩa 1%

Đối với tinh dầu tỏi, kết quả Bảng 4 cho thấy, số trứng của ngài cái H. undalis được đẻ ở các nghiệm thức 1, 2 và 3 tuần SKG cải xanh rất khác biệt thống kê vào các thời điểm khảo sát tuần 2 và 3 sau khi treo túi Plastic dầu tỏi và cũng khác biệt thống kê vào các thời điểm khảo sát tuần 1, 2 của nghiệm thức 1 và 2 tuần SKG cải xanh. Theo đó, số trứng ở tuần 1 sau khi treo túi dầu tỏi vào thời điểm 1 tuần SKG là thấp nhất (7,38 trứng/ 2m2 cải), đến tuần 2 số trứng tăng dần (20,00 trứng/ 2m2 cải) và đến tuần thứ 3 số trứng càng tăng (39,00 trứng/2m2 cải), rất khác biệt thống kê giữa 3 thời điểm khảo sát này với nhau. Ở nghiệm thức treo túi dầu tỏi vào thời điểm 2 tuần SKG có số trứng vào tuần 2 là 10,88 trứng/ 2m2 cải, đến tuần 3 số trứng tăng lên 17,13 trứng/2m2 cải, khác biệt thống kê giữa 2 thời điểm khảo sát này. Nghiệm thức treo túi dầu tỏi vào 3 tuần SKG có số trứng ở tuần 3 vẫn cao (22,50 trứng/ 2m2 cải) so với 2 nghiệm thức trên. Trước thời điểm thí nghiệm (treo túi dầu tỏi), số trứng của 3 nghiệm thức có khác nhau về mặt thống kê, nghiệm thức 2 tuần SKG có số trứng cao nhất (41,00 trứng/ 2m2 cải). Kết quả này cho thấy, thời gian cho hiệu quả tốt nhất của tinh dầu tỏi cũng là 1 tuần và treo dầu tỏi hiệu quả tốt nhất vào thời điểm 1 tuần SKG cải.

Bảng 4: Thời gian hiệu quả của túi Plastic quay kéo dầu tỏi đến sự đẻ trứng của ngài H.undalis trong điều kiện ngoài đồng

Ghi chú: Trong cùng một cột, các trung bình theo sau có cùng chữ cái in thường và trong cùng một hàng các trung bình có cùng chữ cái in hoa giống nhau thì không khác biệt qua kiểm định Ducan. (*): Khác biệt mức ý nghĩa 5%; (**): Khác biệt mức ý nghĩa 1%

Trọng lượng bốc thoát hơi nước, trọng lượng túi Plastic quay kéo dầu sả chứa 2 ml tinh dầu và bông thấm trước khi thí nghiệm là 2,86 mg, trong đó của dầu tỏi nặng hơn (2,90 mg), trọng lượng trung bình sau mỗi tuần treo túi ngoài đồng là 2,39 mg đối với dầu sả và 2,65 mg cho dầu tỏi. Điều này cho thấy, lượng bốc thoát của tinh dầu sả là 0,47 mg và 0,25 mg đối với dầu tỏi (Bảng 5).

Bảng 5: Trọng lượng (mg) bốc thoát hơi nước của túi dầu sả và tỏi

Sau 3 tuần thí nghiệm cho thấy, 8 khoảng cách khảo sát để đánh giá ảnh hưởng của dầu sả đến việc quấy rối đẻ trứng của ngài cái H. undalis cho kết quả là rất khác biệt ý nghĩa thống kê. Khoảng cách trên 6 m và dưới 6 m cách túi treo dầu sả có số trứng cao nhất từ tuần 1 đến tuần 3, tương ứng 9,00; 14,33; 6,33 trứng/2m2 cải cho khoảng cách trên 6 m và 7,67; 12,67; 6,67 trứng/2m cải cho khoảng cách dưới 6 m, rất khác biệt thống kê với các khoảng cách còn lại (< 5,00 trứng/2m2 cải). Kết quả này cho thấy, túi Plastic quay kéo chứa 2 ml tinh dầu sả mỗi tuần thay mới một lần có hiệu quả quấy rối sự đẻ trứng của ngài cái H. undalis ở các khoảng cách trái 2 m, phải 2 m, trên 2 m, trên 4 m, dưới 2 m, dưới 4 m và chưa có khả năng quấy rối ở khoảng cách trên 6 m và dưới 6 m so với vị trí treo dầu sả. Số trứng được ngài cái H. undalis đẻ nhiều vào tuần 2, tương đương 15 - 20 NSKG cải và đây là giai đoạn ưa thích của ngài cái tìm cây ký chủ để đẻ. Thời điểm trước thí nghiệm, số trứng khảo sát của 8 khoảng cách là giống nhau về mặt thống kê, số trứng dao động 0,67 - 5,00 trứng/2m2 cải (Bảng 6).

Bảng 6: Ảnh hưởng của túi Plastic quay kéo dầu sả đến sự đẻ trứng của ngài H.undalis trong điều kiện ngoài đồng

Ghi chú: Trong cùng một cột, các trung bình theo sau có cùng chữ cái giống nhau thì không khác biệt qua kiểm định Ducan. Số liệu được chuyển đổi sang Log(X+1) trước khi phân tích thống kê. (*): Khác biệt mức ý nghĩa 5%; (**): Khác biệt mức ý nghĩa 1%; (ns): Không khác biệt

Kết quả tương tự như tinh dầu sả, sau 3 tuần thí nghiệm 8 khoảng cách khảo sát để đánh giá ảnh hưởng của dầu tỏi đến việc quấy rối đẻ trứng của ngài cái H. undalis cho kết quả là rất khác biệt ý nghĩa thống kê. Khoảng cách trên 6 m và dưới 6 m có số trứng cao nhất từ tuần 1 đến tuần 3, tương ứng 10,67; 15,00; 6,67 trứng/2m2 cải cho khoảng cách trên 6 m và 10,67; 13,67; 7,00 trứng/2m2 cải cho khoảng cách dưới 6 m, rất khác biệt thống kê với các khoảng cách còn lại (<6,00 trứng/ 2m2 cải). Kết quả này cho thấy, túi Plastic quay kéo chứa 2 ml tinh dầu tỏi mỗi tuần thay mới một lần có hiệu quả quấy rối sự đẻ trứng của ngài cái H. undalis ở các khoảng cách trái 2 m, phải 2 m, trên 2 m, trên 4 m, dưới 2 m, dưới 4 m, chưa có khả năng quấy rối ở khoảng cách trên 6 m và dưới 6 m so với các vị trí nói trên. Số trứng được ngài cái H. undalis đẻ nhiều vào tuần 2, tương đương 15 - 20 NSKG cải và đây là giai đoạn ưa thích của ngài cái tìm cây ký chủ để đẻ. Thời điểm trước thí nghiệm, số trứng khảo sát của 8 khoảng cách là giống nhau về mặt thống kê, số trứng dao động 2,00 - 4,67 trứng/2m2 cải (Bảng 7).

Số trứng của ngài cái H. undalis trên ruộng canh tác theo nông hộ (quản lý H. undalis bằng thuốc BVTV)

Sau 3 tuần khảo sát trên ruộng canh tác của nông hộ trong suốt vụ cải (4 tuần), nông hộ phun thuốc trừ sâu và bọ nhảy gây hại là 6 lần, phun một số loại thuốc như Selecron 500EC, Đại bàng đỏ 700EC, Rockest 555EC, Karate 2.5EC, Cyperan 10EC, Reasgant 3.6EC, Reasgant 5EC, Acimetin 1.8EC, Rholam super 50SG, Math 50EC, Regent 800WG, Atapron 5SC. Như vậy, nông hộ canh tác cải phun thuốc trung bình hơn 1 lần/tuần trên nhóm rau ăn lá và đến thời điểm thu hoạch thì phun thêm thuốc dưỡng lá. Các khoảng cách khảo sát khác biệt không có ý nghĩa thống kê, dao động từ 1,50 - 133,50 trứng/2m2 cải vì nông dân phun thuốc đều lên các liếp. Mặc dù nông dân phun thuốc phòng trị H. undalis nhưng số trứng vẫn xuất hiện trên ruộng vì nông dân phun thuốc bảo vệ khi thấy ấu trùng H. undalis xuất hiện. Trong 3 tuần khảo sát thì tuần thứ 2 là có số trứng cao nhất và thấp nhất là tuần thứ 3. Vì tuần thứ 2 là giai đoạn phát triển của cây cải (15 - 20 ngày tuổi) nên ngài cái ưa thích đẻ trứng; còn tuần thứ 3 là giai đoạn cây cải lớn gần thu hoạch nên ngài cái không thích đẻ trứng (Bảng 8).

Bảng 7: Ảnh hưởng của túi Plastic quay kéo dầu tỏi đến sự đẻ trứng của ngài H.undalis trong điều kiện ngoài đồng

Ghi chú: Trong cùng một cột, các trung bình theo sau có cùng chữ cái giống nhau thì không khác biệt qua kiểm định Ducan. Số liệu được chuyển đổi sang Log(X+1) trước khi phân tích thống kê. (*): Khác biệt mức ý nghĩa 5%; (**): Khác biệt mức ý nghĩa 1%; (ns): không khác biệt

Bảng 8: Số lượng trứng của ngài H. undalis trên ruộng canh tác theo nông hộ (phòng trị H. undalis bằng thuốc hóa học) ở điều kiện ngoài đồng

Ghi chú: (ns): khác biệt không có ý nghĩa qua kiểm định Ducan. Số liệu của tuần 3 được chuyển đổi sang Log(X+1) trước khi phân tích thống kê

Số trứng của ngài cái H. undalis trên ruộng canh tác theo nông hộ và không phun thuốc thuốc BVTV

Sau 3 tuần khảo sát trên ruộng không phun thuốc BVTV, các khoảng cách khác biệt không có ý nghĩa thống kê vì không phun thuốc phòng trị nên H. undalis có nhiều lựa chọn để tấn công gây hại như nhau trên ruộng cải, mật số H. undalis quá cao do đó đã làm chết cải, mất năng suất hoàn toàn mặc dù hàng tuần số trứng đều được ghi nhận và cắt lá cải mang ra khỏi ruộng thí nghiệm. Số lượng trứng giảm dần từ tuần 1 đến tuần 3 vì ngài cái ưa thích đẻ trứng ở giai đoạn cây non và giảm dần khi cây cải lớn gần thu hoạch. Trong đó, khoảng cách dưới 2 m có tổng số trứng cao nhất (329,67 trứng/2m2) và thấp nhất là cách trái 2m (198,33 trứng/2m2) (Bảng 9).

Bảng 9: Số lượng trứng của ngài H. undalis trên ruộng không phòng trị H. undalis (không phun thuốc BVTV) ở điều kiện ngoài đồng

Ghi chú: (ns): khác biệt không có ý nghĩa qua kiểm định Ducan

Kết quả Bảng 10 cho thấy, trong 8 khoảng cách khảo sát số trứng của 4 ruộng thí nghiệm thì ruộng quản lý bằng tinh dầu sả và tỏi cho hiệu quả cao, khác biệt thống kê với ruộng canh tác theo nông hộ và ruộng không phun thuốc BVTV. Theo đó, hiệu quả quản lý trung bình của tinh dầu sả, tỏi và ruộng canh tác theo nông hộ tương ứng là 92,39%; 87,56% và 66,52% so với ruộng không phun thuốc BVTV. Kết quả này đã cho thấy hiệu quả của hóa chất tín hiệu, tinh dầu sả và tinh dầu tỏi có hiệu quả cao trong việc quản lý sự gây hại của H. undalis gây hại quan trọng trên rau cải.

Bảng 10: Hiệu quả của các ruộng thí nghiệm đến sự đẻ trứng của ngài H. undalis ở điều kiện ngoài đồng

Ghi chú: Trong cùng một cột, các trung bình theo sau có cùng chữ cái giống nhau thì không khác biệt qua kiểm định Ducan. Số liệu được chuyển đổi sang arcsin (sqrt(x)) trước khi phân tích thống kê. (**): Khác biệt mức ý nghĩa 1%

Kết quả đánh giá hiệu quả quấy rối của tinh dầu sả, tỏi và hợp chất E10-15 trong các điều kiện nhà lưới và ngoài đồng cho thấy cả 3 hóa chất tín hiệu này đều cho hiệu quả quấy rối sự bắt cặp là tương đối cao, tương ứng 95,05; 97,62; 92,86% trong điều kiện nhà lưới và 92,16; 91,29; 87,89% trong điều kiện ngoài đồng. Và sự quấy rối đẻ trứng là rất cao, tương ứng 97,66; 99,58; 93,40% trong điều kiện nhà lưới và 96,83; 96,33; 97,62% trong điều kiện ngoài đồng. Kết quả báo cáo của Nguyễn Minh Luân (2015), (E)-10-pentadecenal, tinh dầu sả và tinh dầu tỏi đã cho hiệu quả quấy rối bắt cặp và đẻ trứng đối với ngài sâu đục củ khoai lang Nacoleia sp. Một số thử nghiệm của Lâm Minh Đăng và ctv. (2012), Châu Nguyễn Quốc Khánh và ctv. (2014) cho thấy các hợp chất E10-15: Ald, E10-16:OH và E10-16:OAc khi được thêm vào đã ức chế sự hấp dẫn của mồi Pheromone giới tính tổng hợp đối với thành trùng đực Conogethes punctiferalis, nồng độ E10-15: Ald 1,0 mg/tuýp là thích hợp cho việc quấy rối bắt cặp đối với sâu đục trái C. punctiferalis.

Kết quả xác định thời gian cho hiệu quả của tinh dầu sả và tỏi cho thấy thời gian cho hiệu quả quấy rối sự đẻ trứng của H. undalis tốt nhất là 1 tuần sau khi treo túi Plastic quay kéo chứa 2 ml tinh dầu sả hay tỏi và treo túi vào thời điểm 1 tuần sau khi gieo cải. Trọng lượng mất đi của tinh dầu sả cao hơn dầu tỏi sau mỗi tuần thí nghiệm điều kiện ngoài đồng.

Kết quả xác định khoảng cách treo tinh dầu sả và tỏi trong việc quấy rối sự đẻ trứng của H. undalis cho thấy trong các khoảng cách cách trái 2 m, phải 2 m, trên 2 m, trên 4 m, dưới 2 m, dưới 4 m cả tinh dầu sả và tỏi đều cho hiệu quả quấy rối cao, trong khi đó khoảng cách cách trên 6 m và cách dưới 6 m so với túi treo dầu sả hay tỏi thì cho hiệu quả quấy rối thấp, khác biệt thống kê với các khoảng cách nói trên.

Kết quả đánh giá hiệu quả quản lý sự gây hại của H. undalis bằng tinh dầu sả và tỏi so với quản lý bằng thuốc BVTV và không phun thuốc BVTV cho thấy, việc quản lý bằng tinh dầu sả cho hiệu quả quản lý đạt cao (92,39%), dầu tỏi (87,56%), trong khi đó quản lý bằng thuốc BVTV chỉ đạt 66,52% so với ruộng không phun thuốc BVTV. Kết quả này đã chỉ ra rằng việc sử dụng tinh dầu sả hay tỏi hoàn toàn thay thế được thuốc BVTV để quản lý sự gây hại của H. undalis gây hại quan trọng trên rau cải tại ĐBSCL.

Các hóa chất tín hiệu, tinh dầu sả, tỏi và hợp chất E10-15 đều cho hiệu quả quấy rối sự bắt cặp của ngài H. undalis là tương đối cao (> 87%) và quấy rối sự đẻ trứng là rất cao (> 93%) trong cả điều kiện nhà lưới và ngoài đồng. Thời gian cho hiệu quả quấy rối sự đẻ trứng tốt nhất của tinh dầu sả và tỏi là 1 tuần sau khi treo túi Plastic quay kéo chứa 2 ml tinh dầu sả hay tỏi và treo túi vào thời điểm 1 tuần sau khi gieo cải. Trọng lượng mất đi của tinh dầu sả cao hơn dầu tỏi sau mỗi tuần thí nghiệm điều kiện ngoài đồng.

Khoảng cách treo túi tinh dầu sả và tỏi cho hiệu quả tốt nhất trong việc quấy rối sự đẻ trứng ở các vị trí cách trái 2 m, phải 2 m, trên 2 m, trên 4 m, dưới 2 m và dưới 4 m so với túi treo tinh dầu sả và tỏi đều cho hiệu quả quấy rối cao. Hiệu quả quản lý sự gây hại của H. undalis bằng tinh dầu sả đạt cao (92,39%), dầu tỏi (87,56%), trong khi đó việc quản lý bằng thuốc BVTV chỉ đạt 66,52% so với ruộng không phun thuốc BVTV. Kết quả này đã chỉ ra rằng sử dụng tinh dầu sả hay tỏi hoàn toàn thay thế được thuốc BVTV để quản lý ngài H. undalis gây hại quan trọng trên rau cải tại ĐBSCL.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Abbott C.B., 1925. The ecology of tetranychid mites and their natural control.

Châu Nguyễn Quốc Khánh, Đinh Thị Chi và Lê Văn Vàng, 2014. Thành phần hóa học của pheromone sinh dục ngài cái sâu đục trái (Conogethes punctiferalis Guenee, Lepidoptera: Pyralidae) tại vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hội nghị Côn trùng học toàn quốc lần thứ 8. Nhà xuất bản Nông nghiệp-Hà Nội, 61-75.

Gibb, A. R., Jamieson, L. E., Suckling, D. M., Ramankutty, P., Stevens, P. S., 2005. Sex pheromone of the citrus flower moth, Prays nephelomima: Pheromone identification, field trapping trials, and phenology. J. Chem. Ecol. 31 (7): 1- 23.

Hồ Thị Thu Giang, 2005. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của sâu đục nõn cải Hellula undalis Fabricius (Lepidoptera: Pyralidae). Báo cáo Khoa học Hội nghị Côn trùng học Toàn quốc lần 5, Hà Nội, 11-12/4/2005, trang 57- 61.

Lâm Minh Đăng, Châu Nguyễn Quốc Khánh, Nguyễn Tiến Anh và Lê Văn Vàng, 2012. Tổng hợp (E)-10-hexadecenal và (Z)- 10-hexadecenal, thành phần pheromone giới tính của ngài Conogethes punctiferalis bằng con đường tổng hợp chọn lọc. tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ISSN 1859-4581, 168-173.

Nguyễn Minh Luân, 2015. Tình hình gây hại, đặc điểm hình thái, sinh học và hiệu quả của một số chất xua đuổi đối với sâu đục củ khoai lang. Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ, Đại học Cần Thơ.

Pinheriro, P.F., V.T. Queiroz, V. M. Rondelli, A. V. Costa, T. de P. Marcelino and D. Pratissoli, 2013. Insecticidal activity of citronella grass essential oil on Frankliniella schultzei and Myzus persicae. Agricult. Sc., 37 (2), 1413-7054.

Sivapragasam, A., T.H. Chua, 1997. Preference for sites within plant by larvae of the cabbage webworm, Hellula undalis (Fab.) (Lep., Pyralidae). J. Appl. Ent. 121: 361-365.

Srinivasan R., 2008. Integrated Pest Management for eggplant fruit and shoot borer (Leucinodes orbonalis Guenee) in south and Southeast Asia: past, present and future. Journal of Biopesticides 1(2): 105-112.

Tạ Thị Huỳnh Đào và Nguyễn Văn Huỳnh, 2008. Đặc điểm sinh học, khả năng gây hại và phản ứng đối với một số thuốc trừ sâu của sâu kéo màng Hellula undalis Fabricius hại cải ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ, 9: 77-83.

Tripathi, A. K., S. Upadhyay, M. Bhuiyan and B. R. Bhattacharya, 2009. A reviw on prospects of essential oil as biopesticide in insect-pest management. Academic, 1(5), 052-063.

Trần Đăng Hòa, Nguyễn Minh Hiếu, Nguyễn Cẩm Loan, 2013. Hiệu lực của một số thuốc trừ sâu sinh học và thảo mộc đối với một số loài sâu hại rau cải xanh tại Quảng Bình. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 23/2013: 27-32.

Veenakumari, K., P. Mohanraj, H.R. Ranagnath, 1995, Additional records of insect pests of vegetables in the Andaman Islands (India). J. Ent. Res. 19(3): 277-279.

Waterhouse, P. H., K.R. Norris, 1989. Hellula species. Biological Control: Pacific Prospects-Supplement 1. ACIAR Monograph 12: pp. 77-81.