Nguyen Thi Hong Linh * , Nguyen Minh Luan , Le Vinh Thuc and Le Van Vang

* Corresponding author (nthlinh@nomail.com)

Abstract

Damage situation of the sweet potato tuber moth (Nacoleia sp.) had been studied by farmer interview (with 97 households) and field investigation at Binh Tan district, Vinh Long province from October 2014 to June 2015. The results of the interview showed that most of farmers cultivating sweet potatoes (99.1%) planted Japanese Purple sweet potato variety with its growth duration was from 130 to 150 days. Interview results also showed that the sweet potato tuber moth was the most important target pest on sweet potatoes in Binh Tan district at this moment. There are more than 50% of households do not know about the sweet potato tuber moth. The others said that they did not know clearly the morphological characteristics, times and seasons it damaged. Farmers used averagely 22.8 times of spraying pesticides per sweet potato season for controlling insect pests and diseases, in which insecticides accounted for 15.9 times, fungicides for 4.6 times and herbicides for 2.3 times. In field investigation, the damage of Nacoleia sp. on sweet potato appeared at 58 days after planting and reached the highest rate at 69% at 91 days after planting.
Keywords: Damage situation, Nacoleia sp., sweet potato tuber moth, sweet potato

Tóm tắt

Điều tra tình hình và khảo sát sự gây hại của sâu đục củ khoai lang ở địa bàn huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long được thực hiện từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 6 năm 2015. Kết quả điều tra 97 hộ nông dân cho thấy, nông dân trồng chuyên canh khoai lang chủ yếu với giống khoai tím Nhật với thời gian sinh trưởng từ 130 ≤ 150 ngày. Kết quả phỏng vấn cũng cho thấy, sâu đục củ khoai lang là đối tượng gây hại quan trọng nhất trên khoai lang ở huyện Bình Tân trong thời điểm điều tra. Có hơn 50% trên tổng số hộ được phỏng vấn là không biết về sâu đục củ khoai lang. Số còn lại biết không rõ ràng về đặc điểm hình thái, thời điểm và mùa vụ gây hại của loài sâu này. Nông dân canh tác khoai lang sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trung bình 22,8 lần trên một vụ khoai lang, trong đó thuốc trừ sâu là 15,9 lần, thuốc trừ bệnh là 4,6 lần và thuốc trừ cỏ là 2,3 lần. Qua 13 lần khảo sát sự gây hại của sâu đục củ trung bình có 41,6% củ bị hại trên tổng số củ quan sát. Củ bị hại có tỷ lệ cao nhất là 69% ở thời điểm 91 ngày sau khi trồng.
Từ khóa: Khoai lang, Nacoleia sp., sâu đục củ khoai lang, tình hình gây hại

Article Details

References

Ames, T., N. E. J. M. Smit, A.R. Braun, J. N. O’Sullivan and L. G. Skoglund, 1997. Sweet potato: major pests, diseases and nutritional disorders. International Potato Center (CIP). Lima, Peru,152 pages.

Dương Minh, 1999. Hoa màu. Giáo trình giảng dạy trực tuyến. Trường Đại học Cần Thơ.

Lê Thị Thanh Hiền, Lê Vĩnh Thúc và Nguyễn Bảo Vệ, 2014. Điều tra kỹ thuật canh tác và khảo sát dinh dưỡng Kali, canxi trên khoai lang tại huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Nông nghiệp (2014)(4): 14-23

Nguyễn Minh Luân, 2015. Tình hình gây hại, đặc điểm hình thái, sinh học và hiệu quả của một số chất xua đuổi đối với sâu đục củ khoai lang. Luận văn tốt nghiệp Cao học Ngành Bảo vệ thực vật, Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Thị Hồng Lĩnh, Nguyễn Minh Luân, Nguyễn Ngọc Tuyết, Lê Vĩnh Thúc và Lê Văn Vàng, 2016. Đặc điểm hình thái và sinh học của sâu đục củ khoai lang Nacoleia sp. (Lepidoptera: Crambidae) ở đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Bảo vệ Thực vật (đã được chấp nhận).

Nguyễn Văn Đĩnh, 2005. Nghiên cứu thành phần sâu hại khoai lang và kỹ thuật mới phòng ngừa bọ hà hại khoai lang (Cylas formicarius F.), Tạp chí bảo vệ thực vật, số 5: 3-8.

Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011. Côn trùng gây hại cây trồng. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, 286 trang.

Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Long, 2013. Nhà xuất bản Nguyễn Văn Thảnh tỉnh Vĩnh Long.

Waterhouse, D. F., 1993. The Major Arthropod Pests and Weeds of Agriculture in Southeast Asia: Distribution, Importance and Origin. Brown Prior Anderson, 143 pages.