Luu Huu Manh * , Tran Xuan Dao , Bui Thi Le Minh and Nguyen Nhut Xuan Dung

* Corresponding author (lhmanh@ctu.edu.vn)

Abstract

The fresh chicken and duck meat quality were assessed on 93 samples, of which 66 meat samples were taken from a slaughterhouse and selling stalls in the markets, 12 samples were taken from floor of slaughterhouse and cutting boards in selling stalls markets, 15 water samples were from slaughter house and selling markets. The assessment of meat quality was based on the National Technical specifications for fresh meat (TCVN 7046: 2009) and included five microbiological criteria, namely total aerobic bacteria, Coliforms, Escherichia coli, Staphylococcus aureus and Salmonella spp. The results showed that fresh chicken and duck meat samples were contaminated with bacteria at rates of 100% of total aerobic bacteria and Coliforms, 80% of Escherichia coli, 13.3% of Staphylococcus aureus, and 36.65% of Salmonella spp.  Chicken and duck meat samples taken from markets had contamination rates of aerobic bacteria, Coliforms, Escherichia coli, Staphylococcus aureus and Salmonella spp. ranging from 100%, 100%, 80.6%,  13.9% and 41.7%,  respectively. The amount of bacteria in the studied samples exceeded those specified in the national technical regulations for fresh meat, indicating high contamination levels. Furthermore, the results of the present study on the bacterial contamination levels in water supplies, floor of slaughter house and meat cutting tables proposed an urgent need to control more strictly the sanitary conditions in the slaughterhouses and chicken and duck meat in retail markets.
Keywords: Poultry slaughterhouse, chicken duck meat, market stall, bacterial contamination, Ben Tre

Tóm tắt

Chất lượng vệ sinh thịt gia cầm tươi tại thành phố Bến Tre được đánh giá dựa trên phân tích các chỉ  tiêu nhiễm vi khuẩn của 93 mẫu, trong đó có  66 mẫu thịt tại cơ sở giết mổ gia cầm A và sạp  bán lẻ thịt gia cầm ở hai chợ, 12 mẫu phết sàn giết mổ, sàn sạp ở chợ, 15 mẫu nước sử dụng trong lò mổ và ở sạp thịt được khảo sát. Các chỉ tiêu vi sinh được khảo sát  bao gồm tổng số vi khuẩn hiếu khí, Coliforms, Escherichia coli, Staphylococcus aureus và Salmonella spp bằng phương pháp nuôi cấy thường qui và được đánh giá theo TCVN 7046:2009 về thịt tươi. Kết quả thu được cho thấy, mẫu thịt gia cầm tươi tại lò mổ bị nhiễm tổng số vi khuẩn hiếu khí, Coliforms, E. coli, S. aureus và Salmonella spp. lần lượt là 100%, 100%, 80,%, 13,3%, và 36,65%; trong khi đó mẫu thịt gia cầm tại chợ bán lẻ nhiễm các loại vi khuẩn trên lần lượt là 100%, 100%, 80,6%, 13,9%, 41,7%. Số lượng vi khuẩn vấy nhiễm cao hơn mức độ cho phép theo tiêu chuẩn TCVN 7046:2009 về thịt tươi. Khảo sát mức độ vấy nhiễm vi khuẩn ở nguồn nước sử dụng, sàn giết mổ  ở lò mổ và sàn sạp, nước sử dụng ở sạp bán lẻ cho thấy điều kiện vệ sinh kém, do đó việc soát chặt chẽ hơn nữa các điều kiện vệ sinh môi trường ở lò giết mổ và chợ bán thịt gia cầm là điều cần thiết.
Từ khóa: Cơ sở giết mổ gia cầm, thịt gia cầm, sạp thịt gia cầm, vấy nhiễm vi khuẩn, Bến Tre

Article Details

References

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2009), Thông tư số 66/2009/TT - BNNPTNT ngày 13/10/2009 Về việc ban hành “Qui chuẩn kỹ thuật Quốc gia về kỹ thuật lấy và bảo quản mẫu thịt tươi từ các cơ sở giết mổ và kinh doanh thịt để kiểm tra vi sinh vật” (QCVN 01 - 04: 2009/BNNPTNT).

Đỗ Ngọc Thúy, Cù Hữu Phú, Văn Thị Hường, Đào Thị Hảo, Nguyễn Xuân Huyên và Nguyễn Bạch Huệ (2006), “Đánh giá tình hình nhiễm một số loại vi khuẩn gây bệnh trong thịt tươi trên địa bàn Hà Nội”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú Y, Tập XIII (3), tr.48 - 54.

Nguyễn Thị Chúc (2009), “Sự lưu hành của vi khuẩn Salmonella trên gia cầm tại một số lò mổ, các chợ thuộc tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang và thành phố Cần Thơ”, Luận án thạc sĩ khoa học Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ.

Trần Đáng (2007), Ngộ độc thực phẩm nguyên nhân và cách phòng tránh, NXB Hà Nội.

Trần Thị Hạnh, Lưu Huỳnh Hương, Võ Thị Bích Thủy (2002), “Tình trạng nhiễm E.coli và Salmonella trong thực phẩm có nguồn gốc động vật trên địa bàn thành phố Hà Nội và kết quả phân lập vi khuẩn”, Báo cáo khoa học CNTY, NXB Nông nghiệp.

Trần Thị Hạnh, Nguyễn Tiến Thành, Ngô Văn Bắc, Trương Thị Hương Giang, Trương Thị Quý Dương (2009), “Tỷ lệ nhiễm Salmonella spp. Tại cơ sở giết mổ lợn công nghiệp và thủ công”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú Y, Tập XVI (2), tr.52.

Trần Thị Hạnh, Lưu Huỳnh Hương, Trương Thị Quí Dương, Nguyễn Tiến Thành, Ngô Chung Thủy, Trương Thị Hương Giang (2011), “Kết quả nghiên cứu tỷ lệ nhiễm Salmonella ở gà thịt giết mổ theo 2 hình thức công nghiệp và thủ công”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú Y, Tập XVIII (3), tr.17 - 23.

Lưu Huỳnh Hương, Trần Thị Hạnh, Fries Reinhard, Pawin Padungtod (2006), “Kết quả định tuýp các chủng Salmonella phân lập từ thịt gà trên địa bàn Hà Nội”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú Y, Tập XIII (1), tr.50 - 53.

Lương Đức Phẩm (2002), Vi sinh vật học và an toàn vệ sinh thực phẩm, NXB Nông nghiệp.

Nguyễn Thu Tâm (2008), “Tình hình nhiễm vi khuẩn Salmonella typhymurium trên thịt và trứng gà, vịt tại các chợ và siêu thị thuộc quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ”, Luận án thạc sĩ khoa học Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ.

http://www.baomoi.com/nam-2015-ca-nuoc-xay-ra-171-vu-ngo-doc-thuc-pham/c/18454983.epi