Tran Minh Phu * , Nguyen Tam Em , Phung Thi Truc Ha , Nguyen Khanh Nam , Nguyen Quoc Thinh , Do Thi Thanh Huong and Nguyen Thanh Phuong

* Corresponding author (tmphu@ctu.edu.vn)

Abstract

The study on the use of drug, chemicals and probiotic in red tilapia cage culture was done through interview of 86 red tilapia farming households in provinces of An Giang, Tien Giang, Dong Thap and Vinh Long. The results showed that swollen head and eyes and body hemorrhage were common bacterial diseases reported by 81.8 – 100% interviewed farmers. Most farmers did not know the cause of bacterial disease but antibiotics were used to treat bacterial disease whereas disinfectants were used to prevent parasite infection. Most of farmers have not known about the antibiotic susceptibility testing (antibiogram) during using antibiotic treatment. The most common antibiotics were mixture of sulfonamide and trimethoprim, amoxicillin, doxycycline and florfenicol. When farmer sell red tilapia to retailers or local markets, antibiotic residue testing was not done which pose a high risk on human consumption. There is an urgent need to provide  farmers training courses on disease diagnosis, and proper use and handling chemicals in red tilapia aquaculture.
Keywords: Antibiotic, chemical, drug, probiotic, red tilapia

Tóm tắt

Nghiên cứu đánh giá việc sử dụng thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học trong cá điêu hồng nuôi bè được thực hiện thông qua phỏng vấn 86 hộ nuôi ở 4 tỉnh An Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp và Vĩnh Long. Kết quả cho thấy các biểu hiện bệnh thường xuất hiện trên cá điêu hồng là bệnh phù đầu, phù mắt và xuất huyết với 81,8 – 100%. Người nuôi thường không biết nguyên nhân gây bệnh nhưng hầu hết dùng kháng sinh để trị bệnh nhiễm khuẩn và sử dụng các hóa chất để quản lý các biểu hiện nhiễm ký sinh trùng. Hầu hết các hộ nuôi không biết về kháng sinh đồ trong điều trị bệnh cá. Các loại kháng sinh được sử dụng nhiều nhất là sulfonamide kết hợp trimethoprim, amoxicillin, doxycycline  và florfenicol. Cá bán cho các thương lái hay chợ đầu mối thì không cần kiểm tra kháng sinh dẫn đến mối nguy về tồn lưu kháng sinh trong sản phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng nội địa. Kết quả nghiên cứu cho thấy cần thiết phải tổ chức tập huấn cho người nuôi về chẩn đoán bệnh, sử dụng thuốc và hóa chất đúng cách, an toàn.
Từ khóa: cá điêu hồng, chế phẩm sinh học, hóa chất, thuốc, thực trạng

Article Details

References

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 2009. Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản. Ngày truy cập: 18/07/2015. Địa chỉ: http://thuvienphapluat.vn/archive/Thong-tu-15-2009-TT-BNN-danh-muc-thuoc-hoa-chat-khang-sinh-cam-han-che-su-dung-vb86482.aspx.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 2012. Thông tư số 03/2012/TT-BNN ngày 16 tháng 01 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc cập nhật Cypermethrin, Deltamethrin và Enrofloxacin vào danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản. Ngày truy cập: 18/07/2015. Địa chỉ: http://law.omard.gov.vn/Default.aspx?tabid=40&Type&6&str&th%C3%B4ng%20t%C6%B0%2015%202009.

Đặng Thị Hoàng Oanh và Nguyễn Thanh Phương, 2012. Phân lập và xác định đặc điểm của vi khuẩn Streptococcus agalactiae từ cá điêu hồng (Oreochromis sp.) bệnh phù mắt và xuất huyết. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 22c: 203-212.

Dương Nhựt Long, Nguyễn Anh Tuấn, Lam Mỹ Lan, 2014. Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

Evans, J., Klesius, P.H., Shoemmaker, C.A., 2006. Streptococcus in warm-water fish. Aquaculture Health International. 7: 10 – 14.

Nguyễn Quốc Thịnh, Trần Minh Phú, Huỳnh Sô Ni, Sebastien Quennery, Đỗ Thị Thanh Hương, Nguyễn Thanh Phương, Patrick Kestemont và Marie Louise Scippo, 2014. Tình hình sử dụng thuốc hóa chất trong mô hình lúa – cá kết hợp, cá tra ao đất và cá điêu hồng trong lồng bè ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Thủy sản (2): 278 – 283.

Phạm Hồng Quân, Hồ Thu Thủy, Nguyễn Hữu Vũ, Huỳnh Thị Mỹ Lệ, Lê Văn Khoa. 2013. Một số đặc tính sinh học của vi khuẩn Streptococcus spp. gây bệnh xuất huyết ở cá rô phi nuôi tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Phát triển. 11(4): 506-513.

Phu, T.M., Scippo, M-L., Phuong, N.T., Tien, C.T.K., Son, C.H., Dalsgaard, A., 2015a. Withdrawal time for sulfamethoxazole and trimethoprim following treatment of striped catfish (Pangasianodon hypophthalmus) and hybrid red tilapia (Oreochromis mossambicus x Oreochromis niloticus). Aquaculture. 437: 256-262.

Phu, T.M., Phuong, N.T., Scippo, M.L., Dalsgaard, A., 2015b. Quality of antimicrobial products used in striped catfish (Pangasianodon hypophthalmus) aquaculture in Vietnam. PloS one. 10(4), p.e0124267.

RASFF, Rapid Alert System for Food and Feed. 2014. Ngày truy cập: 18/11/2015. Địa chỉ: http://ec.europa.eu/food/food/rapidalert/index_en.

Thong, B.Y., 2010. Update on the management of antibiotic allergy. Allergy. Asthma. Immunol. Res. 2 (2): 77-86.

Tổng cục Thủy sản 2014. Báo cáo tổng kết năm 2014 và triển khai kế hoạch năm 2015. Ngày truy cập: 10/07/2015. Địa chỉ: http://tongcucthuysan.gov.vn/thong-tin-huu-ich/thong-tin-thong-ke/thong-ke-1/tinh-hinh-san-xuat-năm-2014.

VASEP, Association of Seafood Exproters and Producers Viet Nam, 2014. Thông tin thị trường thủy sản. Ngày truy cập: 10/07/2015. Địa chỉ: http://vasep.com.vn/Tin-Tuc/1208_39728/Gia-ca-ro-phi-on-dinh.htm.