Nguyen Thuy Trang * , Truong Thao Nhi and Vo Hong Tu

* Corresponding author (nttrang@ctu.edu.vn)

Abstract

Over five-year implementation of the New Rural Program, the infrastructure and socio-economic conditions of Vietnam in general and Hau Giang province in particular have been improved significantly. However, specific impacts of the program on households’ income was not quantified in previous studies. The study was conducted to estimate such impacts providing policy makers with evidences for cost-benefit analysis of the program. Based on the data from structured interviews of 90 rural households in three communes with different performance levels of New Rural Program, the study showed that the impacts of the New Rural Program on households’ income in Hau Giang province were significant. Through propensity score matching method, the study indicated that incomes of households attending New Rural Program increased by 8,320,000 VND/member/year at the significant level of 5% based on nearest neighboring matching and by 6,570,000 VND/member/year based on radius matching at the significant level of 10%.
Keywords: Households’ income, New Rural Program, propensity score matching

Tóm tắt

Hơn 5 năm triển khai, Chương trình xây dựng Nông thôn mới (NTM) của cả nước nói chung và Hậu Giang nói riêng, nhìn chung điều kiện hạ tầng và kinh tế xã hội có nhiều thay đổi tích cực. Tuy nhiên, tác động cụ thể của Chương trình đến thu nhập nông hộ vẫn chưa được lượng hóa. Do vậy, nghiên cứu được thực hiện nhằm lượng hóa tác động của Chương trình đến thu nhập nông hộ từ đó giúp cho các nhà hoạch định chính sách thực hiện phân tích chi phí - lợi ích của Chương trình. Dựa trên kết quả điều tra 90 hộ của 03 xã có mức độ hoàn thành khác nhau về chương trình NTM, nghiên cứu cho thấy tác động của chương trình NTM đến thu nhập của nông hộ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có ý nghĩa thiết thực. Bằng cách sử dụng phương pháp so sánh điểm xu hướng, kết quả cho thấy sau khi tham gia vào chương trình NTM, thu nhập đã tăng lên 8.320.000đồng/thành viên/năm ở mức ý nghĩa 5% so với trước khi có chương trình bằng phương pháp so sánh cận gần nhất và 6.570.000 đồng/thành viên/năm bằng phương pháp so sánh phạm vi/bán kính ở mức ý nghĩa 10%.
Từ khóa: Chương trình Nông thôn mới, So sánh điểm xu hướng, Thu nhập nông hộ

Article Details

References

Ban chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới thị xã Ngã Bảy, 2015. Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thị xã Ngã Bảy giai đoạn 2011-2015. Ủy ban nhân dân thị xã Ngã Bảy.

Ban chỉ đạo Chương trình MTQG Nông thôn mới tỉnh Hậu Giang, 2015. Báo cáo kết quả thực hiện năm 2014 và kế hoạch năm 2015 Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới tỉnh Hậu Giang. Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang.

Ban chỉ đạo Chương trình MTQG Nông thôn mới huyện Phụng Hiệp, 2015. Báo cáo tổng kết thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015. Ủy ban nhân dân huyện Phụng Hiệp.

Becker, Sascha O, & Ichino, Andrea, 2002. Estimation of average treatment effects based on propensity scores. The stata journal, 2(4): 358-377. Khandker, Shahidur R, Koolwal, Gayatri B, & Samad, Hussain A, 2010. Handbook on impact evaluation: quantitative methods and practices: World Bank Publications.

Nguyễn Duy Cần, Trần Duy Phát, Phạm Văn Trọng Tính, & Trang, Lê Sơn, 2012. Đánh giá và huy động các nguồn lực của cộng đồng trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại xã Vĩnh Viễn, Hậu Giang. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 24b: 199-209.

Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương ngày 05 tháng 08 năm 2008 về Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Khoá X về Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn.

Quyết định 491/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 16 tháng 4 năm 2009 về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.

Quyết định 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 04 tháng 06 năm 2010 về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.

Rosenbaum, Paul R, & Rubin, Donald B., 1983. The central role of the propensity score in observational studies for causal effects. Biometrika, 70(1): 41-55.