Nguyen Phan Khoi *

* Corresponding author (npkhoi@ctu.edu.vn)

Abstract

Copyright in anonymous works is a special case in field of copyright providing protection for works of which author is not identified since its publication. The protection for this kind of works has been noticed in copyright law system through its development. However, in the current law, there are some inadequate provisions in definition of anonymous works such as term of copyright protection for anonymous works, lack of provisions for anonymous works resulting from contracts and the deadline of author's appearance to own copyright. Providing a glance at Vietnam copyright law and The Berne Convention relating to anonymous works, the paper aims to point out some inconsistencies and inadequacies, which should be resolved by some suggested resolutions.
Keywords: Anonymous works, copyrights, pseudonym, publication of work, term of copyright protection

Tóm tắt

Quyền tác giả đối với tác phẩm khuyết danh là một trường hợp đặc biệt trong lĩnh vực quyền tác giả, bảo hộ cho những tác phẩm không xác định được tác giả khi công bố. Việc bảo hộ dành cho các tác phẩm này đã được đề cập đến trong hệ thống pháp luật về quyền tác giả trong suốt các giai đoạn khác nhau của luật. Tuy nhiên, trong các quy định hiện hành vẫn còn tồn tại một số vướng mắc, xuất phát từ việc đưa ra khái niệm về tác phẩm khuyết danh chưa phù hợp, quy định cách tính thời hạn bảo hộ không hợp lí và thiếu sót trong việc ghi nhận thời hạn xuất hiện của tác giả tác phẩm khuyết danh, cũng như chưa ghi nhận các trường hợp tác phẩm khuyết danh theo thỏa thuận. Bài viết này khái quát các quy định liên quan đến tác phẩm khuyết danh theo pháp luật Việt Nam và công ước Berne, từ đó chỉ ra các bất cập của luật. Cuối bài viết là các đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định của luật để giải quyết các bất cập đó.
Từ khóa: Quyền tác giả, tác phẩm khuyết danh, bút danh, công bố tác phẩm, thời hạn bảo hộ quyền tác giả

Article Details

References

Công ước Berne 1886.

Hiệp ước quyền tác giả WIPO (WCT) 1996.

Pháp lệnh Bảo hộ quyền tác giả 1994.

Bộ luật dân sự 1995.

Bộ luật dân sự 2005.

Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bổ sung năm 2009).

Nghị định 61/2002/NĐ-CP của Chính phủ ngày 11 tháng 6 năm 2002 về chế độ nhuận bút.

Nghị định 100/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 21 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật dân sự, Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan.

Nghị định 85/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 20 tháng 9 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật dân sự, Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan.

Thông tư 04-VH/TT ngày 7-1-1987 của Bộ văn hóa hướng dẫn, giải thích Nghị định số 142-HĐBT ngày 14-11-1986 của Hội đồng bộ trưởng quy định quyền tác giả.

Thông tư số 27/2001/TT-BVHTT của Bộ Văn hóa Thông tin ngày 10 tháng 5 năm 2001 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 67/CP ngày 29/11/1996, Nghị dịnh số 60/CP ngày 6/6/1997 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định về quyền tác giả trong Bộ luật dân sự.

Thông tư liên tịch 04/2003/TTLT-BVHTT-BXD của Bộ Văn hóa Thông tin, Bộ Xây dựng ngày 24 tháng 1 năm 2003 của Bộ Văn hoá-Thông tin và Bộ Xây dựng hướng dẫn về quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc.

Thông tư liên tịch số 21/2003/TTLT-BVHTT-BTC của Bộ Văn hóa Thông tin, Bộ Tài chính ngày 01 tháng 7 năm 2013 về việc hướng dẫn việc chi trả chế độ nhuận bút, trích lập và sử dụng quỹ nhuận bút đối với một số loại hình tác phẩm quy định tại Nghị định số 61/2002/NĐ-CP ngày 11/6/2002 của Chính phủ.

Quyết định 17/2004/QĐ-BVHTT của Bộ Văn hóa Thông tin ngày 05 tháng 05 năm 2004 của Bộ Văn hoá-Thông tin về việc ban hành "Quy chế sao chép tác phẩm tạo hình".

Lê Nết (chủ biên), 2014, Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ, Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam.

Luật bản quyền Hoa Kì.

Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), 2005, Cẩm nang sở hữu trí tuệ: chính sách, pháp luật và áp dụng (bản dịch của Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam –NOIP).